Hôm nay,  

Cô Đơn

20/10/200700:00:00(Xem: 8854)

Nuôi mèo cần cẩn thận.

Từ Khóa: Zootherapy

Hầu như mọi người đều nhìn nhận rằng việc nuôi nấng một vài con thú trong nhà chẳng hạn như chó hoặc mèo thường giúp cho không khí gia đình bớt tẻ nhạt và có vẻ trở nên được ấm cúng hơn.

Sự hiện diện của thú vật bên cạnh những người bệnh có thể giúp cho họ bình phục mau chóng hơn. Dùng thú vật để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe được gọi là thú vật trị liệu (zootherapy).

Phương pháp nầy là một trong nhiều ngành của lãnh vực y khoa song hành (médecine parallèle, médecine alternative) và ngày nay thường được thấy đem áp dụng tại một số bệnh viện và trung tâm nuôi dưỡng người già tại Canada.

Thú vật có thể giúp ích gì cho sức khỏe chúng ta"

  Chó, mèo, chim, két và cá cảnh đều có thể ví như những xúc tác giúp chúng ta bớt căng thẳng tinh thần, giảm stress, tạo thư giãn và bớt cảm thấy cô đơn. Những ích lợi vừa kể đều rất quan trọng đối với tất cả mọi người và nhất là đối với các người lớn tuổi sống đơn chiếc.

Việc nuôi nấng và săn sóc thú vật sẽ tạo cho chúng ta có một tinh thần trách nhiệm, giúp chúng ta thêm tự tin và yêu đời hơn. Thú vật rất hữu ích đối với các người bị bệnh tâm thần, chẳng hạn như bệnh lú lẫn Alzheimer ở người già và bệnh tự kỷ (autism) ở trẻ em. Đây là một loại bệnh tâm thần rất quan trọng. Lúc nào các em cũng khép kín trong thế giới riêng biệt của mình. Bệnh thường xuất hiện vào lúc các em được 2-3 tuổi và làm cho các em có hành vi, ngôn ngữ và sự đáp ứng với người xung quanh rất bất thường. Thú vật được ví như sợi dây liên lạc giúp cho cha mẹ có thể trao đổi với đứa con bất hạnh nầy. Sự hiện diện của thú vật sẽ kích thích bệnh nhân và lần lần giúp các em có những phản ứng thích hợp hơn đối với ngoại cảnh.

Đối với nhiều người, chỉ cần việc ôm ấp vuốt ve con vật, chó hoặc mèo (loại 4 cẳng) cũng đủ làm giãn nở động mạch, giảm áp huyết, tạo thư giãn và sảng khoái rồi.

Loài vật được sử dụng nhiều nhất là chó kế đến là mèo. Ai cũng biết là các người khiếm thị thường sử dụng chó để hướng dẫn mình trong việc di chuyển trên đường phố.

Đối với một số bệnh nhân bại liệt, nằm một chỗ, đôi khi họ thường nhờ một loài khỉ capucin nhỏ con nhưng rất khôn ngoan và được huấn luyện đặc biệt để giúp họ trong sinh hoạt hằng ngày. Con vật có thể mở hay tắt điện, mở tủ, đưa lọ thuốc hay chai nước hoặc giúp bệnh nhân thực hiện các động tác đơn giản khác, v.v…

Cũng có một số người không nên gần gũi với thú vật

Đây là trường hợp những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật như bệnh sida hoặc một vài loại bệnh khác. Những người bị dị ứng với chó hoặc mèo và những người bị bệnh tâm thần quá nặng thì cũng không nên tiếp xúc với thú vật. Lý do chính là để phòng ngừa một số bệnh có thể lây nhiễm từ thú vật sang cho người.

Nên cẩn thận và đề phòng

Một số bệnh tật của thú vật có thể lây truyền sang cho người.

*-Vi khuẩn Salmonella, Campylobacter  và  E. coli hiện diện trong phân súc vật có thể nhiễm vào thức ăn thức uống và gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.

*-Ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong phân mèo và Toxocara canis trong phân chó cũng là mối đe doạ cho sức khoẻ của chúng ta.

*-Móng mèo rất bẩn có thể chứa vi khuẩn Bordetella.  Nếu bị mèo quào, vết thương sẽ bị làm độc, hạch sưng phù và có thể gây sốt nóng.

Thú có mạnh khoẻ mới giúp ta khoẻ mạnh

Thú vật cần phải được thú y sĩ khám kỹ trước khi đem về nuôi. Cần nên biết rõ nguồn gốc con vật.

Chó và mèo cần phải được chủng ngừa dại, cho xổ lãi, trị bò chét cũng như mèo cần nên được cắt móng. Nuôi nấng thú vật một cách vệ sinh. Dọn dẹp, hốt sạch phân, tẩy uế và chùi rửa thường xuyên nơi nhốt thú.

Để tránh lây nhiễm vào thức ăn của chúng ta, cần hạn chế bớt việc để  chó mèo lảng vảng trong nhà bếp. Cuối cùng là phải rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với con vật.

Kết luận

Ý niệm thú vật trị liệu còn rất mới mẻ đối với nhiều người. Tùy hoàn cảnh và tùy theo điều kiện sinh hoạt của mỗi người mà chúng ta có thể chọn con vật thích hợp để nuôi cho có bạn, bớt đi sự cô đơn!

Thật vậy, cũng có người nói rằng nuôi chó có lợi vì nó sẽ không bao giờ làm phiền ta và phản ta hết. Lâu ngày, tình cảm giữa người và vật trở nên rất sâu đậm. Có thương thì phải có khổ nếu chẳng may con vật chết đi. Đây là một trở ngại cần phải quan tâm đến và đó cũng là lẽ thường tình trong cuộc sống mà thôi. 

Còn nếu không tiện nuôi chó hoặc mèo thì bạn thử nuôi vài ba con chim hoàng yến để thỉnh thoảng nghe nó hót líu lo cho vui tai và cho quên bớt đi nỗi phiền muộn. 

Bạn cũng có thể sắm một hồ cá cảnh ngũ sắc, nhìn ngắm chúng lội qua lội lại cũng thư giãn lắm. 

Theo các thầy phong thủy, sự kiện nuôi vài loại thú vật, hoặc trồng vài chậu cây xanh trong nhà cũng rất tốt cho sinh khí của căn nhà.

Đối với các bác hoặc các anh chị khá trọng tuổi, việc nuôi thú vật rất hữu ích và cần thiết để giúp họ giảm bớt đi phần nào sự cô đơn trống vắng trong cuộc sống sau khi người phối ngẫu đã ra đi cũng như giúp xoa dịu bớt không khí tẻ nhạt buồn chán dù rằng con cháu tuy ở rất gần nhưng đôi lúc lại cảm thấy chúng rất là xa./.

Montreal, October 19, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.