Hôm nay,  

Hội Chứng Trống Ổ

3/15/200800:00:00(View: 8369)

Khi con rời nhà, ba mẹ vào “hội chứng trống ổ.”

Keywords: Syndrome de nid vide, Empty nest syndrome

Phần đông trong chúng ta, thuộc thế hệ baby boomer nay đã bước vào ngưỡng cửa của lớp tuổi 60 rồi. Đây cũng là giai đoạn mà con cái chúng ta đã học hành xong xuôi, có vợ có chồng và bắt đầu tách rời khỏi tổ ấm gia đình để đi xây dựng cuộc đời sống riêng của chúng.

Tất cả các bậc cha mẹ Việt Nam sống ở xứ người đều đã ý thức được rằng một ngày nào đó trong tương lai, mấy đứa con của mình trước sau gì chúng cũng sẽ…đi ra ở riêng hết.  Biết vậy, nhưng đến lúc con cái mình gom góp đồ đạc và xách valise ra khỏi nhà, cha mẹ nào mà không khỏi chạnh lòng buồn man mác và cảm thấy nhà cửa sao trống vắng lạ thường.

Cuộc sống của họ bắt đầu thay đổi hoàn toàn… Sự thay đổi đột ngột này đã tạo nơi họ một cái shock khá mãnh liệt nhất là ở phía người mẹ.

Khoa học gọi đây là hội chứng trống ổ.

Tại sao gọi là hội chứng trống ổ"

Đây là trạng thái tâm lý mà cha mẹ cảm nhận khi con cái mình dọn ra khỏi gia đình để đi ở riêng vì bất cứ một lý do nào. Đi học xa, đi làm xa, có bồ bịch, lập gia đình hay chỉ vì muốn ở riêng để được độc lập tự do, v.v…

Ảnh hưởng của hiện tượng trống ổ thường gây tác động rất mạnh ở phía người mẹ.

Ngoài ra, giai đoạn nầy lại trùng vào thời gian mãn kinh của người mẹ với những biến đổi tâm sinh lý bất thường khiến người mẹ càng dễ bị rơi vào trạng thái suy nhược tinh thần.

Trong tâm trí của phần lớn cha mẹ, con cái mình dù nay đã hơn 25-27 tuổi rồi nhưng nó cũng vẫn còn là…một đứa bé đối với mình.

Nỗi khổ tâm lớn nhất của cha mẹ đến từ ý tưởng vĩnh viễn mất mát đứa con mà không có gì có thể hàn gắn hay thay thế lại được.

Các nhà tâm lý học cho rằng hội chứng trống ổ mà cha mẹ đang gặp phải, bắt nguồn từ cảm giác mất bổn phận làm cha làm mẹ (parenting) mà ra, chớ thật ra không phải là sự kiện mất đứa con.

Cuộc sống vẫn tiếp tục

Sự thay đổi là một hiện tượng không thể nào tránh khỏi được hết.

Chúng ta có hai sự lựa chọn, hoặc là chống lại bất kỳ một sự thay đổi nào và sống với tâm trạng buồn bực níu kéo lại quá khứ, hoặc là chúng ta phải chấp nhận sự đổi thay và cố gắng tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới của hiện tại.

Sự ra đi của mấy đứa con đã làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh, cách sinh hoạt và thói quen của gia đình từ hơn hai mươi năm qua.

Ảnh hưởng của hội chứng trống ổ có thể rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Không có ai giống ai hết!

Trước kia, trọng tâm chính của sinh hoạt trong gia đình là con cái.

Nay, chúng đã đi khỏi rồi thì gia đình không còn cái trọng tâm nữa. Sự buồn chán tạo điều kiện và cơ hội để ông ngó bà hoặc bà ngó ông và tìm những điều không vừa ý, tánh hư tật xấu của nhau mà hành tỏi dằn vặt lẫn nhau. Vì trong thời gian con cái còn ở chung thì ít khi thấy hiện tượng này xảy ra, vì bị che lấp để khỏi làm phiền hà đến con cái.

Đây là điểm tiêu cực cần nên tránh.  

Ngược lại phần đông cha mẹ sau một thời gian khi tâm thần đã bớt giao động, họ trở nên thực tế hơn.

Giai đoạn trống ổ là dịp để cha mẹ ngồi lại với nhau bên chén trà và hoạch định chương trình và thời gian để tận hưởng tình vợ chồng mà hình như từ lâu đã bị gát qua một bên để lo cho con cho cái.

Một thời gian sau khi đã bắt đầu quen sống với tâm trạng trống ổ, chúng ta nên tái tổ chức lại mối quan hệ với con cái trong điều kiện mới khi chúng đã thật sự trở nên những người trưởng thành rồi.

Lợi dụng thời gian trống ổ:

*- Mạnh dạn chấp nhận hoàn cảnh trống ổ, chớ nên ngồi đó mà rầu rĩ, mà than sao mình vô phước quá vậy.

*- Liên lạc thường xuyên và định kỳ bằng email hoặc bằng phone với các con. Nên lập một lịch trình gọi phone cho hợp lý và không để con cái nghĩ là cha mẹ muốn làm áp lực hoặc muốn bắt buộc con cái phải thường xuyên gọi thăm mình.

*- Tổ chức lại cuộc sống hằng ngày theo thứ tự ưu tiên và nên tôn trọng sở thích của nhau.

*- Dùng thời gian rảnh rỗi để vun đắp lại tình vợ chồng với nhau, tránh cảnh ông nói ông nghe bà nói bà nghe, rất dễ dẫn dến tình trạng tuy hai người ở cùng chung một nhà nhưng vẫn cảm thấy cô đơn, Tây gọi là solitude à deux rất có hại cho tuổi già.

*- Nếu hội chứng trống ổ kéo dài quá lâu với những hậu quả có hại về sức khỏe như trầm cảm hay chán đời, thì cha hoặc mẹ cần phải đi tham vấn những nhà chuyên môn.

*- Nên khai thác khía cạnh tích cực có lợi của tình trạng trống ổ, đó là sự kiện cha mẹ được nhiều tự do hơn thuở xưa lúc con cái còn ở chung.

Kết luận

Thời gian trống ổ là một giai đoạn trong cuộc sống của phần đông các bậc làm cha làm mẹ ở xứ người.

Phải chăng trong tình thương con thương cái có ẩn náu tình thương vị kỷ cho chính mình"

Mình lo lúc già rồi ở với ai đây, ai lo cho mình mỗi khi đau yếu bệnh hoạn. Mình sợ sẽ sống trong cảnh đơn chiếc cô độc, sợ không có người giúp đỡ, sợ những việc mình chưa biết đến như…sợ bệnh, sợ chết, v.v…

Thời gian trống ổ chưa phải là chấm dứt bổn phận của cha mẹ với con cái!

Mình vẫn còn là cha mẹ của chúng nó nhưng khác biệt là mình phải thay đổi cách đối xử, xem chúng là những thành viên đã trưởng thành và phải biết tôn trọng quyền tự do quyết định của chúng.

 Khi con cái cần đến mình thì mình vẫn sẵn sàng vì lúc nào mình cũng vẫn còn là cha là mẹ của chúng./.

Tham khảo:

- Chritine Webber. Empty nest syndrome. Netdoctor.co.uk

http://www.netdoctor.co.uk/womenshealth/features/ens.htm

- Kelley Reese. Filling the nest. Univ of Texas

  http://unt.edu/northtexan/archives/f00/nest.htm

 Montreal, March 14, 2008

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bệnh Mất Trí (Alzheimer) là chứng bịnh mà các tế bào thần kinh trong não bị teo đi. Đó là do sự tích tụ bất thường của protein beta-amyloid và protein tau. Nghiên cứu về các loại thuốc chống lại bệnh Alzheimer cho thấy rằng nên điều trị sớm trong quá trình điều trị bệnh, trước khi quá nhiều tế bào thần kinh của não bị chết.
Số lượng người trên thế giới sống chung với bệnh suy tim ngày càng tăng, suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu và không thể bơm đủ lượng máu cần thiết để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao. Có những phương pháp điều trị làm chậm quá trình này, nhưng không có phương pháp nào trực tiếp làm tăng khả năng bơm máu của tim.
Các chuyên gia nghiên cứu tại Trường University of Miami đã báo cáo hai trường hợp đầu tiên được xác nhận vi rút SARS-CoV-2 truyền qua nhau thai và gây tổn thương não cho thai nhi, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 6 tháng 4 năm 2023. Theo nhóm nghiên cứu, trước đây, các bác sĩ đã nghi ngờ điều này có thể xảy ra nhưng chưa tìm được bằng chứng trực tiếp nào cho thấy vi rút COVID-19 tồn tại trong nhau thai hoặc não của trẻ sơ sinh.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
Bàng quang hay bọng đái (bladder) là một cơ quan hình tròn giống như một chiếc túi, có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Nó nằm ở vùng xương chậu, bên dưới thận và ngay phía sau xương chậu. Về cơ bản thì nó là một bể chứa bằng thịt, nhưng thiết kế của ‘bể chứa’ này rất phức tạp.
Hàng triệu người trên thế giới bị mắc chứng huyết áp cao, và từ lâu các nhà nghiên cứu đã cho biết các chứng bịnh mất trí nhớ có liên quan đến bịnh huyết áp cao. Nhưng làm thế nào mà áp suất cao trong các mạch lại gây tổn hại cho não thì vẫn chưa được rõ ràng.
Theo một đánh giá dữ liệu từ hơn 30 triệu người trưởng thành, chỉ cần 11 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày có thể giảm 23% nguy cơ ‘yểu mệnh.’ Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị rằng nếu mọi người có thể đạt được mục tiêu hàng ngày này, thì thế giới có thể ngăn chặn được 1 trong 10 ca ‘chết yểu.’
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute – NCI), bàng quang khi rỗng có kích thước và hình dạng bằng trái lê. Tuy nhiên, nó có thể giãn ra lớn hơn nhiều khi cần thiết, và co trở lại khi trống. Trên thực tế, nó có thể chứa khoảng 16 ounce (gần nửa lít) nước tiểu cùng một lúc trong từ hai đến năm tiếng đồng hồ một cách thoải mái, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine – NLM).
Ông bà ta có câu: “Thùng rỗng kêu to.” Và hóa ra theo góc nhìn khoa học thì điều này cũng có phần đúng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sở hữu trí tuệ về sự khiêm tốn thường sẽ thông minh hơn. Nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Positive Psychology. Tác giả chính là Elizabeth J. Krumrei-Mancuso, từ Trường Pepperdine University, đã làm việc cùng với nhóm của bà để nghiên cứu một khái niệm mà họ gọi là trí tuệ về sự khiêm tốn (intellectual humility). Trí tuệ về sự khiêm tốn là khả năng chấp nhận sai lầm về mặt trí tuệ (intellectually fallible) một cách cởi mở và điềm đạm.
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.