Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Trái Dứa

12/21/200700:00:00(View: 6182)

Tại một số quốc gia trên thế giới, Trái Dứa là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và lòng hiếu khách. Dứa đã được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ quý.

Khi mới du nhập Âu châu, Dứa được coi như quý hiếm, nên được trồng trong các phòng khách rất trân trọng. Đầu thập niên 1700, thương gia người Pháp La Cour là người tiên khởi thành công ở Âu châu khi trồng dứa trong một căn nhà kiếng, để làm cảnh cũng như để lâu lâu thưởng thức.

- Lịch sử

Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.

Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương như Phi Luật Tân.

Tiếng Anh của Dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” để nói rõ hơn về tính cách ngọt dịu, ăn được của trái này.

Tiếng Việt còn gọi Dứa là trái Thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.

- Trồng dứa

 Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.

Thực ra, trái dứa không phải là một trái đơn điệu, mà là một tập hợp của cả trăm bông hoa (sorosis) kết tụ trên một cái cuống mà thành.

Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.

Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng.

Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất  là vào tháng 3 tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái.

Dứa thường được hái khi đã chín nên sẵn sàng để ăn.  Hái khi hãy còn xanh, dứa sẽ không chín tiếp vì không có đủ tinh bột để chuyển thành đường. Do đó, không nên để dành chờ dứa chín mà dứa sẽ hư thối dần.

Tại Hoa Kỳ, có hai loại dứa phổ thông là dứa Cayenne dài, vỏ mầu vàng trồng ở Hawai và dứa Red Spanish ngắn hơn vỏ nâu đỏ trồng ở tiểu bang Florida và Puerto Rico.

Ở Việt Nam, dứa được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Dứa Bến Lức vẫn nổi tiếng khắp miền Nam.

Mỗi trái dứa có thể nặng khoảng từ 1/2kg tới 3 kg.

- Dinh dưỡng

Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.

Thành phần dinh dưỡng của 100gr dứa:

Độ ẩm: 81.3-91.2 g

Tinh chất Ether: 0.03 0.29 g

Chất xơ: 0.3-0.6 g

Nitrogen: 0.038-0.098 g

Tro: 0.21-0.49 g

Calcium: 6.2 37.2 mg

Phosphorus: 6.6-11.9 mg

Iron: 0.27-1.05 mg

Carotene: 0.003 0.055 mg

Thiamine: 0.048 0.138 mg

Riboflavin: 0.011-0.04 mg

Niacin:  0.13-0.267 mg

Ascorbic Acid: 27.0-165.2 mg

Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme thủy phân protid giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Br cũng hay gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.

- Ăn dứa

Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường ngon hơn phần khác, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là  “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.

 Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.

Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị.

Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.

Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.

Một đĩa sà-lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.

Nướng gà, nướng cá mà nướng kèm theo mấy lát dứa là một hỗn hợp món ăn hấp dẫn. Vừa vị ngọt của thịt vừa vị ngọt của trái cây. Dứa mau chín, cho nên đợi khi thịt cá gần chín hãy đặt dứa lên vỉ.

Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp  Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên chở xuất cảng đi xa, mau hư nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên, nên thường cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được  thêm nước đường để bảo quản nên có nhiều calori.

Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.

- Công dụng y học

Đông y coi dứa như có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.

-Diếu tố bromelain trước đây được lấy ra từ nước chiết dứa. Ngày nay chất này cũng được chiết ra từ cuống dứa. Diếu tố này được giới thiệu là có thể trợ giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm, nhất là thịt cá, làm giảm sưng tế bào mềm khi bị thương tích hoặc giảm viêm sau giải phẫu.

-Nước rễ dứa là chất lợi tiểu tiện rất tốt.

-Xúc miệng bằng nước trái dứa làm giảm cơn đau viêm cuống họng.

-Thổ dân Indians ở Panama dùng nước dứa để tẩy ruột, loại trừ sán lải.

-Nước lá dứa non làm hạ nóng sốt.

- Cắt bổ dứa

Đây cũng là cả một nghệ thuật vì phải cắt làm sao cho sạch hết mắt dứa mà vẫn giữ được phần thịt ăn được của dứa.

Trước hết, đặt trái dứa nằm trên thớt cắt bỏ phần cuống của trái, rồi cắt bỏ một khoanh mỏng ở đầu và đít trái.

Dựng đứng trái, cắt dọc để bỏ phần vỏ. Gọt vừa phải để tránh mất hết thịt.

Trên trái dứa vẫn còn nhiều mắt cần loại bỏ. Có thể dùng dao sắc khía vòng xéo trên trái dứa hoặc dùng một dao nhọn cậy bỏ mắt dứa.

Sau đó, cắt dứa theo chiều ngang hoặc dọc thùy theo ý thích hoặc tùy theo định dùng vào việc gì.

Giữa trái dứa có phần lõi nếu mềm có thể ăn được, nhưng thường thường đều cứng, có thể cắt bỏ.

- Lựa, Cất giữ Dứa

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa còn tươi chứ không phải đã lên men, lá trên cuống còn xanh. Dùng ngón tay gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm hoặc dập vỡ. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng tùy loại cũng không sao. Nhiều người cho rằng, khi dễ dàng kéo lá rời khỏi cuống là dứa chín tới, nhưng điều này cũng không luôn luôn đúng. Tránh mua các trái dứa nom có vẻ khô già, nhăn nheo, mắt thâm đen, lá úa vàng.

Mặc dù có vỏ cứng nhưng dứa rất dễ hư hao, dập nát và mau lên men nếu để ở ngoài không khí quá lâu. Do đó nên dùng sau vài ba ngày. Muốn để dành dăm ngày, bọc dứa trong túi nhựa có lỗ rồi cất trong tủ lạnh.

Sau khi gọt cắt mà chưa ăn, bọc kín và cất dứa trong tủ lạnh và dùng trong vòng 5 ngày.

Dứa hộp có thể để dành ngoài không khí, nơi mát và khô khoảng 1 năm. Nếu ăn không hết, nên để trong tủ lạnh với nước dứa phủ kín.

- Lưu ý

Dứa là món ăn rất lành và bổ dưỡng.

Tuy nhiên, đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.

Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt” Health Food có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiểu tiện, trật gân, bong gân và vài bệnh khác. Tuy nhiên chưa có chứng minh khoa học đối với các tác dụng này. Cũng nên nhớ bromelain là một enzyme không cần thiết.

Dùng chung với kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol, bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao.

Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine. Nên mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.

Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Khi còn xanh, dứa không những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chẩy.

Ăn quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.