Hôm nay,  

Dân Trồng Coca Ở Bolivia Đòi Coca-cola Bỏ Chữ ‘coca’

3/22/200700:00:00(View: 2937)

Theo AP, các nhà trồng cây coca ở Bolivia muốn công ty Coca-Cola của Mỹ phải bỏ chữ "Coca" trong tên sản phẩm, với lập luận rằng loại cây này là di sản văn hóa của Bolivia, nơi mà lá coca gắn liền với cuộc sống thường nhật, thậm chí là biểu tượng thiêng liêng đối với nhiều người dân ở đây.

 Cũng theo AP, giữa tháng 3 vừa qua, một ủy ban gồm các đại diện của ngành coca Bolivia đã đồng thuận thông qua quyết định yêu cầu công ty nước giải khát nổi tiếng thế giới Coca-cola, có trụ sở tại Atlanta, tiểu bang Georgia, bỏ chữ "Coca" trong tên công ty và tên sản phẩm, đồng thời yêu cầu Liên hợp quốc hợp pháp hóa loại lá cây này. Quyết định này yêu cầu "các công ty quốc tế có chữ "coca" trong tên thương mại (ví dụ như Coca Cola) cố gắng không dùng tên loại lá thiêng liêng này cho sản phẩm của mình".Ủy ban này là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Bolivia, ông Evo Morales, nhằm khôi phục hình ảnh của cây côca, vốn được dùng phổ biến trong nền văn minh Andes ở Nam Mỹ, nhưng chính yếu được biết đến trên thế giới như là thành phần chính để sản xuất cocaine.

AP cho biết: một ngày sau khi Bolivia thông qua bản nghị quyết, công ty Coca- Cola đã có bản công bố, trong đó nói rằng thương hiệu của họ là "nhãn hiệu đã được công nhận và có giá trị nhất thế giới" và được bảo vệ bởi chính luật pháp Bolivia. Bản tuyên bố cũng nhắc lại những phủ nhận trước đây của công ty, rằng Coca-Cola chưa bao giờ dùng cocaine làm thành phần sản xuất đồ uống. Tuy nhiên, Coca-cola lại không đề cập đến việc lá cây coca tự nhiên có được dùng để tạo hương vị cho sản phẩm nước giải khát chính của công ty không.

Ông David Herrera, giám sát viên của chính phủ Bolivia đối với vùng trồng cây coca Chapare, nói: "Họ nên hiểu hoàn cảnh của chúng tôi. Họ xuất cảng coca dưới hình thức nguyên liệu để sản xuất Coca-Cola, còn chúng tôi lại không thể tự do bán coca ở Bolivia".Chính phủ Bolivia quản lý hoạt động mua bán coca nhằm ngăn chặn việc sử dụng coca vào mục đích sản xuất thuốc phiện.Ở trạng thái tự nhiên, lá cây côca màu xanh chỉ là một chất kích thích nhẹ. Tại các công sở ở Bolivia, trà coca được dùng thay cho cà phê, còn các tá điền, công nhân mỏ và lái xe tải đường dài thường nhai lá côca để chống mệt mỏi cho cả ngày dài làm việc. Chính phủ Bolivia muốn LHQ hợp pháp hóa việc hoạt động kinh doanh các sản phẩm làm từ cây coca nhằm thúc đẩy xuất cảng của nước này. Ông Morales, một người đã từng trồng cây coca, cho rằng một thị trường quốc tế cho các sản phẩm làm từ coca, như trà, bột, rượu và thậm chí là kem đánh răng sẽ "cứu" diện tích khoảng 65,500 mẫu cây coca của Bolivia khỏi các hoạt động buôn bán thuốc phiện. Tuy nhiên, Mỹ, nước đang tài trợ cho chương trình phá hủy cây coca của Bolivia, cương quyết phản đối kiến nghị này vì cho rằng việc này sẽ khuyến khích việc sản xuất coca.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoa Kỳ sắp chi 490 tỷ đô la trong 10 năm để giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chăm sóc sức khỏe và giảm thâm hụt liên bang. Tất cả số tiền đó đến từ đâu? Học giả về kinh tế Nirupama Rao của Trường Michigan giải thích cách mà đạo luật mới sẽ giúp tăng đủ nguồn thu để trả cho các khoản miễn thuế trong lĩnh vực năng lượng sạch, các khoản trợ cấp theo Đạo luật Affordable Care Act và các ưu đãi cho các nhà sản xuất sử dụng công nghệ sạch hơn, cũng như các sáng kiến khác nữa. Và rằng, với tên gọi của nó, liệu Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRC) có thực sự làm giảm lạm phát hay không?
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến, báo hiệu thị trường lao động vẫn còn rất mạnh mẽ dù cho Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã cố gắng làm cho nó suy yếu đi để kiềm chế lạm phát. Báo cáo việc làm ngày 8 tháng 7 năm 2022 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong 70 năm là 3.6%. Liệu điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc suy thoái hay không? Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
Bài phân tách sau đây sẽ bàn về những thiệt hại kinh tế Nga đang phải lãnh đủ. Nga với 142 triệu dân (2021) và tổng sản lượng nội địa (GDP) của 2020 là $3,876 tỉ (theo thời giá 2017), từ một nền kinh tế chỉ huy chuyển qua kinh tế tư bản quốc doanh với một khu vực tư nhân giới hạn sau khi Liên Xô xụp đổ. Kinh tế Nga đã thực hiện được mức phát triển tốt đẹp vào những năm 1998-2008. Tiếp theo là giai đoạn kinh tế trì trệ. Cuộc xâm chiếm Crimea vào 2014 đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc xâm lăng Ukraine vào 2022 sẽ làm kinh tế lún sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vì những biện pháp trừng phạt kinh tế của khối các nước dân chủ.
Nhân dịp đầu năm 2022 và cũng là thời điểm đánh dấu một năm làm tổng thống của Joe Biden, chúng ta thử kiểm điểm nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đã phải chịu đựng sức ép của giá cả tăng vọt trong những tháng gần đây. Giá mà người tiêu dùng trả cho mọi thứ, từ cá đến xăng dầu đã tăng vọt, với tốc độ thay đổi cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát là sự gia tăng tổng quát và liên tục về giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát làm xói mòn sức mua sắm của người tiêu dùng và giá trị tiền mặt của họ, do đó làm giảm thu nhập thực tế của họ. Một nền kinh tế hiện đại có hàng triệu thứ hàng hóa và dịch vụ mà giá cả liên tục giao động theo các luồng gió cung và cầu. Làm thế nào để tất cả những luồng thay đổi này có thể tụ lại một tỷ số lạm phát duy nhất? Như nhiều vấn đề trong lãnh vực đo lường kinh tế, câu trả lời khá đơn giản: Giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được kết hợp thành một mức giá hoặc chỉ số duy nhất, và tỷ lệ lạm phát chỉ đơn giản là thước đo sự thay đổi của chỉ số này trong một số thời kỳ. Các nhà kinh tế học có nhiều công cụ để đo l
Một Hiệp định Thương mại Tự do mới, bao gồm một phần ba nền kinh tế thế giới, sẽ loại bỏ 90% thuế quan giữa 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực thêm 42 tỷ USD. Thông tin mới nhất về Hiệp định này do tác giả Đỗ Kim Thêm phiên dịch. Mời đọc.
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối tiến lên, nhưng đủ để đưa chỉ số kỹ nghệ Dow vượt mức cao kỷ lục mới,
Hôm thứ Sáu, thị trường chứng khoán rớt xuống trước buổi họp Dự Trữ Liên Bang quyết định về lãi suất trong tuần tới, mặc dù có tin kinh tế khả quan.
Hôm thứ Năm, thị trường chứng khoán tương đối dậm chân tại chỗ với tin khai thất nghiệp bất ngờ tăng.
Hôm thứ Tư, thị trường chứng khoán cuối cùng tiến lên sau khi thua vào lúc buổi sáng, nhờ Apple cùng với nhóm hi-tech khá mạnh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.