Hôm nay,  

Mỹ Vận Động Đồng Minh Đừng Xài Thiết Bị Huawei

24/11/201800:00:00(Xem: 2427)
Caption: MY VAN DONG CHONG Huawei.jpg

 
Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã bắt đầu một chiếc dịch với một quy mô chưa từng có: vận động hàng loạt quốc gia đồng minh của mình, thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng không dây ở các quốc gia của mình cùng cấm cửa thiết bị viễn thông từ công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Theo đó, các quan chức Mỹ đã gửi thông báo tới lãnh đạo các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty viễn thông ở những quốc gia đồng minh đang sử dụng rộng rãi thiết bị của Huawei, bao gồm cả Đức, Ý và Nhật. Chính phủ Mỹ xem thiết bị của Huawei như những mối đe dọa về an ninh. Nguồn tin còn cho biết, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét gia tăng các biện Pháp hỗ trợ tài chính về phát triển viễn thông cho những nước giảm bớt sử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Các lo ngại về an ninh mạng của chính phủ Mỹ

Trang The Wall Street Journal cho biết, một trong những lo ngại lớn nhất của Mỹ về việc sử dụng các thiết bị viễn thông Trung Quốc nằm ở chỗ, các quốc gia đồng minh đều có các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ có hệ thống viễn thông và vệ tinh riêng dành cho các liên lạc nhạy cảm, nhưng phần lớn băng thông tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài vẫn đi qua các mạng lưới thương mại.

Dù Huawei đã nhiều lần khẳng định công ty không chịu ơn bất cứ chính phủ nào, nhưng việc người sáng lập của công ty, ông Ren Zhengfei vốn là một cựu quan chức trong lực lượng Quân đội Trung Quốc, cũng như việc chính phủ đã ban hành Luật Tình báo Quốc gia đang làm dấy lên lo ngại từ nhiều quốc gia khác.

Điều 7 trong bộ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc tuyên bố: “Theo luật, tất cả mọi doanh nghiệp và công dân sẽ phải hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia, và đảm bảo tính bí mật cho hoạt động tình báo quốc gia mà họ biết. … Nhà nước sẽ bảo vệ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia.”

Động thái mới của chính phủ Mỹ đi kèm với việc gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bên ngoài thương mại. Trước đó, chính quyền của ông Donald Trump đã áp đặt các biện Pháp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo theo các biện Pháp đáp trả từ Bắc Kinh. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang thắt chặt lại các quy định đầu tư nước ngoài, nhắm vào các thỏa thuận có liên quan đến Trung Quốc.


Không chỉ vậy, động thái còn xuất hiện vào thời điểm các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị mua các thiết bị kết nối 5G để trang bị cho hệ thống mạng của mình. 5G hứa hẹn mang lại tốc độ kết nối siêu nhanh, cho phép triển khai các xe tự lái và các thiết bị "Internet of Things", vốn đang được sử dụng trong các nhà máy và dùng để theo dõi sức khỏe người dùng.

Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - những công ty đang sớm cung cấp thiết bị viễn thông 5G với chi phí thấp hơn - có thể do thám hoặc làm mất kết nối đối với số lượng khổng lồ các thiết bị trên, bao gồm cả các linh kiện trong những nhà máy sản xuất. Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gửi tới nhiều quốc gia trên thế giới về mối lo ngại của mình đối với các đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi họ chuẩn bị chuyển sang 5G, chúng tôi nhắc lại các mối lo ngại. Việc gia tăng thêm độ phức tạp cho mạng 5G sẽ làm chúng trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng hơn”

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu, vượt qua các đối thủ khác như Nokia với 13% thị phần, Ericsson 11% thị phần và ZTE 10% thị phần.

Cho đến tháng 11/2018, bên cạnh Mỹ, một số quốc gia khác cũng đã có biện Pháp giới hạn Huawei. Vào tháng 08/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng 5G của mình. Tháng 10/2018, đến lượt chính phủ Anh cho biết đang xem xét lại việc trang bị thiết bị viễn thông của các nhà mạng. Thời gian qua, cũng có thông tin về việc chính phủ Đức và Nhật đang xem xét một số lệnh cấm tương tự đối với thiết bị của hai công ty.

Dẫn các nguồn thông thạo, báo Wall Street Journal cho biết: mục tiêu của chiến dịch vận động như là viên chức chính quyền của Đức, Italy, Nhật…

Washington cũng đang tính toán khả năng tài trợ để giúp các nước đang phát triển không mua sản phẩm của Huawei.

Nguoivietphone.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các nhà lập pháp Dân Chủ tại Thượng Viện đã công bố dự luật ngân sách hôm Thứ Hai, 9 tháng 8 năm 2021, dự tính các nguồn tài nguyên liên bang khổng lồ 3.5 ngàn tỉ đô la kéo dài 10 năm, nhắm mục tiêu tổng số tiền lịch sử để ủng hộ gia đình, các chương trình sức khỏe và giáo dục và động lực lớn lao để chữa lành biến đổi khí hậu, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Hai. Dự luật là bước đầu quan trọng trong điều mà sẽ có thể là tiến triển lập pháp của Dân Chủ kéo dài nhiều tháng náo động hướng tới việc tái định hình tiến trình của chính phủ liên bang mà cũng thể hiện tham vọng chính sách nội trị hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden.
Thượng Viện Hoa Kỳ đã tiến gần tới việc thông qua gói hạ tầng cơ sở lưỡng đảng trị giá 1 ngàn tỉ đô la hôm Thứ Bảy, 7 tháng 8 năm 2021, sau khi các nhà lập pháp từ hai đảng cùng nhau bỏ phiếu làm sạch cản trở thủ tục chính, nhưng hành động ngay sau đó đã bị đình trệ khi một số ít những nhà Cộng Hòa chống đối đã từ chối đẩy nhanh sự đồng thuận của một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng Thống Joe Biden, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Bạn có muốn mình sống như Matt Damon và trải qua một năm thử như bạn bị cô lập trên Sao Hỏa? NASA có một công việc làm cho bạn đó, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu, 6 tháng 8 năm 2021. Để chuẩn bị sau cùng cho việc gửi các phi hành gia lên Sao Hỏa, NASA đã bắt đầu nhận đơn hôm Thứ Sáu cho 4 người để sống một năm trong Mars Dune Alpha. Đó là môi trường sống trên Sao Hỏa rộng 1,700 foot vuông, được tạo ra bởi máy in 3 chiều, và bên trong một tòa nhà tại Trung Tâm Không Gian Johnson ở thành phố Houston, Texas.
Trận cháy rừng tại Miền Bắc California mà hiện là trận cháy rừng lớn thứ ba trong lịch sử tiểu bang đã cháy qua nhiều tuần lễ, hầu hết tại các vùng hoang dã xa xôi có ít người, trước khi các trận gió thay đổi và cây cối khô làm mồi cho sự bùng cháy gia tăng và đã tàn phá cộng đồng miền núi Greenville, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu, 6 tháng 8 năm 2021.
Các lãnh đạo cộng đồng đại diện cho người Mỹ gốc Á, người dân bản xứ Hawaii và người dân các đảo Thái Bình Dương đã có cuộc họp với Tổng Thống Biden và PTT Harris tại Bạch Ốc hôm 5 tháng 8 và trong dịp này đại diện cộng đồng gốc Việt đã hối thúc chính phủ Biden tái thương thảo thỏa thuận trục xuất di dân gốc Việt, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 6 tháng 8 năm 2021.
Người Mỹ gốc Việt Margaret Vo Schaus là tân giám đốc tài chánh của Cơ Quan NASA sau khi tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Tư, 4 tháng 8 năm 2021, theo bản tin của Yahoo News tường trình hôm Thứ Năm. Trong tuyên bố được phổ biến bởi NASA, Vo Schaus nói rằng bà đã “vinh dự được Tổng Giám Đốc Bill Nelson làm lễ tuyên thệ nhậm chức” trong buổi lễ. Bà cũng bày tỏ sự biết ơn Joe Biden vì đã cho bà cơ hội để “giám sát ngân sách của NASA và giúp thực hiện các sứ mệnh đột phá của cơ quan.” “Là người Mỹ thế hệ thức nhất, tôi vinh dự để tham gia Chính Phủ Biden-Harris và phục vụ cho đất nước mà đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều,” theo Vo Schaus nói thêm. “Tôi cảm ơn sâu xa tới cha mẹ tôi là những người tị nạn Việt Nam đã vượt qua vô số trở lực để cho con cái họ có thể theo đuổi giấc mơ người Mỹ. Tôi đã không có mặt ở đây hôm nay nếu không có những hy sinh của họ.”
Các luật sư là những người cố gắng khởi kiện tập thể vì cho rằng gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử năm 2020 đã bị trừng phạt bởi một chánh án liên bang tại Colorado hôm Thứ Tư, 4 tháng 8 năm 2021, vì vụ án phù phiếm, vô tích sự, là sự lên án lớn lao các nỗ lực của những đồng minh ủng hộ Donald Trump để dùng các tòa án để thúc giục các lý thuyết âm mưu của cánh hữu, theo CNN tường thuật hôm Thứ Tư.
Đại đa số thành viên Hạ Viện của tiểu bang New York ủng hộ việc bắt đầu tiến trình luận tội Thống Đốc Andrew Cuomo nếu ông ấy không từ chức vì những phát hiện của cuộc điều tra mà ông đã sách nhiễu tình dục ít nhất 11 phụ nữ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 4 tháng 8 năm 2021. Ít nhất 86 trong số 150 dân biểu của Hạ Viện tiểu bang đã nói công khai hay nói với AP rằng họ đồng ý khởi sự tiến trình truất phế vị thống đốc Dân Chủ nhiệm kỳ thứ ba nếu ông không từ chức. Nó cần đa số đơn giản để có thẩm quyền thực hiện phiên xử luận tội.
Lệnh ngưng trục xuất mới có thể giúp hàng triệu người có nhà ở trong khi biến thể delta của vi khuẩn corona đã lây lan và nhiều tiểu bang đã chậm chạp tài trợ tiền thuê nhà của liên bang. Nó tạm thời hoãn việc trục xuất tại những quận với “các mức nghiêm trọng và cao” của việc truyền nhiễm vi khuẩn và bao gồm các khu vực nơi 90% dân số Hoa Kỳ đang sinh sống.
Thống Đốc New York Andrew Cuomo đang đối diện áp lực gia tăng hôm Thứ Ba, 3 tháng 8 năm 2021, để từ chức, gồm từ Tổng Thống Joe Biden và các đồng minh Dân Chủ khác, sau cuộc điều tra cho thấy rằng ông đã sách nhiễu tình dục gần một tá phụ nữ và đã làm việc để trả đũa một trong những tố cáo ông, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.