Hôm nay,  

Mỹ Vận Động Đồng Minh Đừng Xài Thiết Bị Huawei

11/24/201800:00:00(View: 2420)
Caption: MY VAN DONG CHONG Huawei.jpg

 
Khoảng cuối tháng 11/2018, theo trang The Wall Street Journal, chính phủ Mỹ đã bắt đầu một chiếc dịch với một quy mô chưa từng có: vận động hàng loạt quốc gia đồng minh của mình, thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng không dây ở các quốc gia của mình cùng cấm cửa thiết bị viễn thông từ công ty Huawei Technologies của Trung Quốc.

Theo đó, các quan chức Mỹ đã gửi thông báo tới lãnh đạo các chính phủ, giám đốc điều hành các công ty viễn thông ở những quốc gia đồng minh đang sử dụng rộng rãi thiết bị của Huawei, bao gồm cả Đức, Ý và Nhật. Chính phủ Mỹ xem thiết bị của Huawei như những mối đe dọa về an ninh. Nguồn tin còn cho biết, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét gia tăng các biện Pháp hỗ trợ tài chính về phát triển viễn thông cho những nước giảm bớt sử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Các lo ngại về an ninh mạng của chính phủ Mỹ

Trang The Wall Street Journal cho biết, một trong những lo ngại lớn nhất của Mỹ về việc sử dụng các thiết bị viễn thông Trung Quốc nằm ở chỗ, các quốc gia đồng minh đều có các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ có hệ thống viễn thông và vệ tinh riêng dành cho các liên lạc nhạy cảm, nhưng phần lớn băng thông tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài vẫn đi qua các mạng lưới thương mại.

Dù Huawei đã nhiều lần khẳng định công ty không chịu ơn bất cứ chính phủ nào, nhưng việc người sáng lập của công ty, ông Ren Zhengfei vốn là một cựu quan chức trong lực lượng Quân đội Trung Quốc, cũng như việc chính phủ đã ban hành Luật Tình báo Quốc gia đang làm dấy lên lo ngại từ nhiều quốc gia khác.

Điều 7 trong bộ luật tình báo quốc gia của Trung Quốc tuyên bố: “Theo luật, tất cả mọi doanh nghiệp và công dân sẽ phải hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia, và đảm bảo tính bí mật cho hoạt động tình báo quốc gia mà họ biết. … Nhà nước sẽ bảo vệ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ, hợp tác và cộng tác với hoạt động tình báo quốc gia.”

Động thái mới của chính phủ Mỹ đi kèm với việc gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã mở rộng sang các lĩnh vực khác bên ngoài thương mại. Trước đó, chính quyền của ông Donald Trump đã áp đặt các biện Pháp thuế quan lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, kéo theo các biện Pháp đáp trả từ Bắc Kinh. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang thắt chặt lại các quy định đầu tư nước ngoài, nhắm vào các thỏa thuận có liên quan đến Trung Quốc.


Không chỉ vậy, động thái còn xuất hiện vào thời điểm các quốc gia trên toàn cầu đang chuẩn bị mua các thiết bị kết nối 5G để trang bị cho hệ thống mạng của mình. 5G hứa hẹn mang lại tốc độ kết nối siêu nhanh, cho phép triển khai các xe tự lái và các thiết bị "Internet of Things", vốn đang được sử dụng trong các nhà máy và dùng để theo dõi sức khỏe người dùng.

Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc - những công ty đang sớm cung cấp thiết bị viễn thông 5G với chi phí thấp hơn - có thể do thám hoặc làm mất kết nối đối với số lượng khổng lồ các thiết bị trên, bao gồm cả các linh kiện trong những nhà máy sản xuất. Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã gửi tới nhiều quốc gia trên thế giới về mối lo ngại của mình đối với các đe dọa an ninh mạng trong cơ sở hạ tầng viễn thông. Khi họ chuẩn bị chuyển sang 5G, chúng tôi nhắc lại các mối lo ngại. Việc gia tăng thêm độ phức tạp cho mạng 5G sẽ làm chúng trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng hơn”

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu, vượt qua các đối thủ khác như Nokia với 13% thị phần, Ericsson 11% thị phần và ZTE 10% thị phần.

Cho đến tháng 11/2018, bên cạnh Mỹ, một số quốc gia khác cũng đã có biện Pháp giới hạn Huawei. Vào tháng 08/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng 5G của mình. Tháng 10/2018, đến lượt chính phủ Anh cho biết đang xem xét lại việc trang bị thiết bị viễn thông của các nhà mạng. Thời gian qua, cũng có thông tin về việc chính phủ Đức và Nhật đang xem xét một số lệnh cấm tương tự đối với thiết bị của hai công ty.

Dẫn các nguồn thông thạo, báo Wall Street Journal cho biết: mục tiêu của chiến dịch vận động như là viên chức chính quyền của Đức, Italy, Nhật…

Washington cũng đang tính toán khả năng tài trợ để giúp các nước đang phát triển không mua sản phẩm của Huawei.

Nguoivietphone.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ít nhất 22 người đã thiệt mạng và nhóm cấp cứu đã tìm kiếm một cách tuyệt vọng hôm Chủ Nhật, 22 tháng 8 năm 2021, giữa lúc nhà cửa bị tàn phá và những mảnh vụn vung vãi đối với hàng chục người vẫn còn mất tích sau trận mưa phá kỷ lục khiến nước lũ dâng cao khắp Miền Trung tiểu bang Tennessee, theo bản tin của AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Với các lá phiếu đang bắt đầu gửi tới các cử tri đã ghi danh bầu cho cuộc bầu cử truất phế thống đốc California, những người muốn giữ Thống Đốc Gavin Newsom tại chức sẽ có một câu trả lời thẳng thắn cho câu hỏi đầu tiên của lá phiếu về việc có nên truất phế thống đốc Dân Chủ nhiệm kỳ đầu tiên hay không: Không [No]. Sự việc trở nên rắc rối một chút trên câu hỏi thứ hai của lá phiếu, mà hỏi cử tri – bất luận họ đã trả lời câu hỏi thứ nhất thế nào – để chọn người thay thế Newsom tiềm năng từ 46 ứng cử viên hợp lệ. Thống đốc và các lãnh đạo của đảng ông (Dân Chủ) nói với những người ủng hộ: hãy bỏ trống câu trả lời [thứ hai].
Thị Trưởng Thành Phố New York Bill de Blasia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào trưa xế Thứ Bảy trước trận bão đổ bộ. Và Thống Đốc New York Andrew Cuomo đã cảnh báo người dân trong các khu vực ngập lụt: hãy di chuyển tới nơi an toàn ngay bây giờ. Hơn 35 triệu người nằm dưới sự quan sát lũ lụt khắp Miền Đông Bắc, với trung tâm bão cảnh báo mưa lớn có thể gây “lũ lụt” và bị cô lập vì mực nước sông dâng cao.
Thống Đốc Cộng Hòa Tiểu Bang Georgia Brian Kemp đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp hôm Thứ Năm cho phép các cơ sở kinh doanh bỏ qua các quy định địa phương liên quan tới Covid-19 – một hành động bị Dân Chủ chỉ trích, trong khi các trường hợp bị lây nhiễm vi khuẩn corona đang gia tăng trong tiểu bang này, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021.
Chính phủ liên bang hôm Thứ Hai, 16 tháng 8 năm 2021 đã tuyên bố thiếu nước trên Sông Colorado River lần đầu tiên, đưa tới việc cắt giảm tiêu thụ nước cho nhiều tiểu bang tại Miền Tây Nam Hoa Kỳ, khi hạn hán do biến đổi khí hậu gây nên thúc đẩy mực nước tại Hồ Lake Mead xuống tới mức thấp chưa từng thấy, theo CNN tường thuật hôm Thứ Hai. Hồ Lake Mead, hồ chứa nước lớn nhất tại Hoa Kỳ tính theo dung lượng, đã cạn tới mức báo động trong năm nay.
Một chủ nhà người Mỹ gốc Á Châu nói rằng người Da Đen làm hợp đồng mà bà đã thuê để tân trang lại căn nhà của bà đã báo cáo rằng một sợi dây thòng lọng đã treo từ một cây trong khu vườn nhà của bà, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Sáu, 13 tháng 8 năm 2021. Julia Ho (có lẽ họ Hồ mà bản tin tiếng Anh không đánh dấu) đã làm chủ căn nhà gần 5 năm và bà đi khỏi nhà khi sự kiện này đã xảy ra, theo Đài Phát Thanh St. Louis Public Radio cho biết. Người làm hợp đồng đã liên lạc với Ty Cảnh Sát Thành Phố St. Louis của tiểu bang Missouri, ngay tức thì sau khi phát hiện dây thòng lọng. Một cuộc điều tra đang diễn ra.
Người Mỹ tiếp tục di cư tới Miền Nam và Miền Tây vì sự đắt đỏ của Miền Trung Tây và Miền Đông Bắc, theo các số liệu cho thấy. Phần trăm của dân số da trắng đã giảm từ 63.7% trong năm 2010 xuống còn 57.8% trong năm 2020, thấp kỷ lục, do bởi sự sút giảm sinh suất trong các phụ nữ da trắng so với các phụ nữ gốc La Tinh và gốc Á. Con số người da trắng không phải gốc La Tinh đã co cụm từ 196 triệu trong năm 2010 xuống còn 191 triệu. Người da trắng tiếp tục là nhóm chúng tộc nhiều nhất, nhưng điều đó đã thay đổi tại Califonria, nơi người gốc La Tinh đã trở thành nhóm chủng tộc lớn nhất, gia tăng từ 37.6% lên 39.4% trong một thập niên, trong khi phần trăm người da trắng đã giảm từ 40.1% xuống cỏn 34.7%. Người gốc Á Châu là nhóm chủng tộc đông dân nhất, đạt tới 24 triệu người vào năm 2020, tăng vọt hơn 1/3.
Các nhà lãnh đạo tại San Antonio đã ghi điểm chiến thắng tại tòa án chống lại Thống Đốc Cộng Hòa Greg Abbott hôm Thứ Ba, 10 tháng 8 năm 2021, trong cuộc chiến đang diễn ra về các lệnh đeo khẩu trang, theo bản tin của Đài KSAT tường thuật hôm Thứ Ba. Chánh Án Tòa Địa Hạt Dân Sự Quận Bexar đã cho phép thành phố này và yêu cầu của Quận Bexar đối với lệnh hạn chế tạm thời chống lại sắc lệnh hành pháp của Abbott cấm các lệnh đeo khẩu trang tại những trường học.
“Hôm nay, chúng ta đã chứng minh rằng nền dân chủ vẫn có thể hoạt động,” theo Biden tuyên bố tại Bạch Ốc, cho biết rằng tỉ số phiếu 69-30 đã gồm cả lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Mitch McConnell. “Chúng ta vẫn có thể cùng nhau làm nhiều việc lớn, những việc quan trọng, cho người dân Mỹ,” theo Biden nói. Tỉ số áp đảo đã cung cấp xung lực tươi tắn cho giai đoạn đầu của các ưu tiên “Xây Dựng Trở Lại Tốt Hơn” của Biden, hiện đang đưa tới Hạ Viện.
Thống Đốc New York Andrew Cuomo hôm Thứ Ba, 10 tháng 8 năm 2021 đã tuyên bố từ chức vì hàng loạt những cáo buộc sách nhiễu tình dục một năm sau khi ông được ca ngợi trên cả nước đối với các cuộc họp báo ngắn hàng ngày và tài lãnh đạo trong những ngày đen tối nhất của đại dịch Covid-19, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.