Hôm nay,  

Bà Clinton Ra Sách Mới: Cần Lắng Nghe Trái Tim, Khối Oc

5/28/201400:00:00(View: 3930)

WASHINGTON - Trích đoạn trong 1 tập sách mới của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết bà muốn lùi lại quá khứ, xét lại 1 số quyết định, nhưng cảm thấy hãnh diện với những việc đã làm trong thời gian là ngoại trưởng Hoa Kỳ – qua trích đoạn phổ biến trước, bà Clinton xác nhận 4 năm làm ngoại trưởng là bài học về những ngoại lệ về sức mạnh của Hoa Kỳ giúp chúng ta tranh đua trong nước và ngoài nước.

Bà viết trong tập sách mới “Thế kỷ này bắt đầu theo cách bối rối với đất nước chúng ta, với trận tấn công ngày 11-9-2001, 2 cuộc chiến dài ngoài nước và Suy Thoái. Chúng ta cần hành động hiệu quả hơn, và tôi tin rằng chúng ta đã làm.

Sách viết về thời gian làm ngoại trưởng của bà, tựa đề “Hard Choices - Những chọn lựa khó khăn”, dự định ra mắt ngày 10-6, vào lúc bà cân nhắc quyết định tranh cử TT năm 2016 và trong khi giới lập pháp của đảng CH muốn tra vấn bà về vụ lãnh sự quán Benghazi bị tấn công, gây thiệt mạng ĐS Christopher Stevens và 3 viên chức ngoại giao.

Qua trích đoạn này bà Clinton cho biết đối tượng của bà không là “khán giả của ca vũ kịch quảng cáo của chính giới thủ đô” mà là mọi người khắp thế giới muốn làm việc có ý nghĩa với thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Bà viết “Các chọn lựa và cách chúng ta thực hành tạo hình con người mà ta trở thành – với các nhà lãnh đạo và quốc gia, đó là sự khác biệt giữa chiến tranh và hoà bình, giữa nghèo đói và thịnh vượng” – bà mô tả quyết định truy sát trùm khủng bố Bin Laden của TT Obama là gương về lãnh đạo trong khi ý kiến của các cố vấn và viên chức tình báo là không đủ xác quyết.

Nếu bà Clinton định tranh cử TT nữa, sách “Hard Choices” báo trước vai trò của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 – bà viết “Nói về sự sa sút của Hoa Kỳ là chuyện thuờng, nhưng niềm tin vào tương lai của tôi là lớn hơn. Trong lúc riêng Hoa Kỳ chỉ có thể giải quyết 1 số vấn đề của thế giới – những vấn đề giải quyết không có sự can dự của Hoa Kỳ là ít hơn”. Bà nhấn mạnh “Hoa Kỳ vẫn đóng 1 vai trò sinh tử trong các vấn đề thế giới chừng nào tiếp tục theo đuổi các giá trị của chúng ta và nhớ rằng trước khi là đảng viên DC, CH hay cấp tiến chúng ta là công dân Hoa Kỳ, có lợi ích cá nhân với đất nước”.

Bà cho biết khi cần quyết định việc hệ trọng, bà lắng nghe trái tim và khối óc – khối óc đuợc huớng dẫn với giáo dục và các chọn lựa nghề nghiệp. Bà viết “Tim và óc cùng đưa tôi tới phục vụ công chúng – tôi tránh không vấp sai lầm 2 lần, trong khi học, thích ứng và cầu nguyện đuợc khôn ngoan để chọn lựa đúng hơn trong tương lai”.

Reader's Comment
5/30/201401:23:06
Guest
vụ tấn công khủng bố 911 là xạo, seach google "911 hoax".
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện của Tuấn Phan, một người đàn ông gốc Việt tại Quận Pierce, tiểu bang Washington, tưởng chừng đã đến hồi kết với việc Ông chấp nhận trục xuất về Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Thế nhưng, một quyết định bất ngờ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đẩy ông vào một hành trình đầy hiểm nguy đến Nam Sudan, một quốc gia Phi Châu đang chìm trong bất ổn.
Công viên đô thị không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí, mặc dù những lợi ích đó rất quan trọng. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy công viên cũng đóng vai trò là không gian thiết yếu để kết nối giữa người với người; nơi cư dân thuộc nhiều thành phần khác nhau có thể gặp gỡ, trò chuyện, điều ngày càng hiếm hoi trong một xã hội Hoa Kỳ đang phân cực, chia rẽ. Hơn một nửa người Mỹ cho biết đã từng nói chuyện với một người không quen biết trước, thuộc một tầng lớp xã hội khác tại công viên. Dữ liệu cũng cho thấy các thành phố có hệ thống công viên rộng lớn thường có tỷ lệ tình nguyện viên cao hơn, nhiều tổ chức dân sự hơn tính trên đầu người; thành công hơn trong việc phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã quen với vị trí dẫn đầu thế giới: các trường đại học danh tiếng, nhiều giải Nobel và vô số công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Mỹ luôn mạnh tay chi cho nghiên cứu, với tổng số tiền lên đến 120 tỷ USD mỗi năm, trong đó hơn 50 tỷ USD cấp cho các viện nghiên cứu và trường đại học. Nhưng vài tháng gần đây, cộng đồng khoa học Mỹ rơi vào tình cảnh bất ổn chưa từng có. Chính quyền Trump, với lý do cắt giảm chi phí và xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), đã hủy bỏ hàng loạt khoản tài trợ nghiên cứu. Ngày 15/5, chính phủ đột ngột cắt các khoản tài trợ của Đại học Harvard cho những dự án từ địa hóa học Bắc Cực đến vật lý lượng tử – sau khi đã có động thái tương tự với Đại học Columbia. Các nhà khoa học cảnh báo: điều này sẽ giáng đòn nặng lên vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.