Hôm nay,  

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

1/14/200700:00:00(View: 3869)

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

- 39% Hãng Cali Là Của Di Dân

Durham, N.C.- Tuần rồi một nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học Duke và Berkley School of Information của University of California đã ấn hành một bản nghiên cứu lần đầu tiên về sự quan trọng của các di dân có tài năng đối với sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thành lập các công ty kỹ thuật và cơ khí. Tác giả bản nghiên cứu nhắc tới người mang lại kết quả trực tiếp rất đáng khích lệ là Vivek Wadhwa, một nhà sáng lập công ty kỹ thuật thế hệ mới và nhà máy. Bài viết cho biết chi tiết như sau.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy tại Thung Lũng Silicon, xuất hiện từ 1999, một mẩu hình lớp di dân nay tài năng đã tạo ra luồng gió cải cách trong các ngành sản xuất và dịch vụ, đồg thời tạo ra ra việc làm, thúc đẩy sự thịnh vượng xã hội, đã trở thành hiện tượng phi thường khắp đất nước Hoa Kỳ. Đã có một số công ty kỹ thuật tiêu biểu ở Hoa Kỳ xuất hiện từ năm 1995 tới năm 2005.

Trong số 25.3% các công ty này thì có ít nhất một nhà sáng lập chủ chốt sinh trưởng ở ngoại quốc. Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình số công ty được thành lập bởi các di dân gồm: Cali (39%), New Jersey (38%), Georgia (30%) và Massachusetts (29%). Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình thấp hơn gồm Washington (11%), Ohio (14%), North Carolina (14%) và Texas (18%). Tính chung cả nước, các công ty đó đã làm ra trị giá hàng hóa 52 tỉ đô và thuê mướn 450,000 thợ riêng trong năm 2005.

Người Ấn Độ đã thành lập nhiều công ty kỹ thuật và cơ khí tại Hoa Kỳ trong thập niên qua bởi các di dân từ Anh, Hoa Lục, Đài Loan và Nhật Bản. Số công ty của người Ấn Độ chiếm tới 26% trong số các nhà sáng lập công ty của di dân.

Các công ty của di dân sinh trưởng tại Trung Quốc (bao gồm cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan) tập trung phần lớn tại Cali, gồm 49% của Hoa Lục và 81% của Đài Loan. Công ty Ấn Độ và Anh phân tán khắp Hoa Kỳ, trong khi công ty qui mô của người Ấn Độ tập trung phần lớn ở Cali và New Jersey; còn người Anh thì ở Cali và Georgia.

Xấp xỉ 80% công ty của di dân ở Hoa Kỳ thuộc hai lãnh vực: nhu liệu và các dịch vụ có liên quan tới sản xuất.

Hơn một nửa (52.4%) nền kỹ nghệ của Thung Lũng Silicon đã được hình thành bởi một hoặc nhiều di dân, so với tỉ lệ trung bình tại Cali là 38.8%.

Một tài liệu nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy tỉ lệ các công ty của người Ấn và người Trung Quốc đã tăng từ 24% lên 28%. Từ năm 1995 tới 2005, các công ty ở Thung Lũng Silicon do người Ấn thành lập chiếm 15.5% và di dân từ Trung Quốc, Đài Loan chiêm 12.8%.

Tại Research Triangle Park, 18.7% đã được thành lập bởi di dân, so với North Carolina là 13.9%. Cộng đồng Ấn Độ là các tập đoàn sáng lập của di dân lớn nhất, với 25%, sau đó là di dân Đức và Anh, mỗi nhóm chiếm 15%.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ít nhất 7 cảnh sát thành phố Minneapolis đã từ chức giữa các cuộc biểu tình về việc bạo hành của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, và hơn một nửa tá đang tiến hành việc bỏ sở, theo các viên chức của ty cảnh sát nói với báo Minneapolis Star Tribune hôm 14 tháng 6. Nguồn tin nội bộ của Ty Cảnh Sát Minneapolis (MDP) nói với tờ báo rằng nhiều cảnh sát đang cảm thấy bị hiểu lầm và mắc kẹt giữa cuộc điều tra của tiểu bang, các cuộc biểu tình, lãnh đạo thành phố và giới truyền thông sau cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, trong lúc cảnh sát Minneapolis bắt đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Các viên chức thẩm quyền tại tiểu bang Georgia hôm Chủ Nhật, 14 tháng 6 năm 2020 đã phán quyết rằng vụ cảnh sát bắn chết người đàn ông da đen Rayshard Brooks bên ngoài tiệm ăn Wendy’s tại thành phố Atlanta là một vụ giết người. Brooks, 27 tuổi, chết sau khi ông bị bắn 2 phát sau lưng hôm 12 tháng 6, theo Văn Phòng Giảo Nghiệm Y Khoa Quận Fulton cho biết trong một thông báo. Brooks đã bị bắn vào tối Thứ Sáu vừa rồi sau một vụ đối đầu với 2 cảnh sát Atlanta tại chỗ đậu xe của tiệm bán thức ăn nhanh.
Cảnh Sát Trưởng Thành Phố Atlanta Erika Shields đã từ chức hôm Thứ Bảy, 13 tháng 6 năm 2020 chưa đầy 24 giờ sau khi một trong những nhân viên cảnh sát của bà đã bắn chết một người đàn ông da đen, theo CNN cho biết. Thị Trưởng Thành Phố Atlanta Keisha Lance Bottoms kêu gọi nhân viên cảnh sát nào đã bắn chết người đàn ông phải bị sa thải. Sự thay đổi lãnh đạo của Ty Cảnh Sát Atlanta đến khi nhiều người biểu tình xuống đường đòi có hành động theo sau cái chết của Rayshard Brooks, 27 tuổi. Brooks đã bị bắn tại bãi đậu xe của tiệm Wendy’s tại phía nam Atlanta vào đêm Thứ Sáu sau khi ông ấy xô xác tới các cảnh sát và bỏ cạy với một trong những súng điện của cảnh sát, theo Phòng Điều Tra của tiểu bang Georgia (GBI) cho biết.
PALMDALE, Calif. – Các nhà chức trách ở thành phố Palmdale, miền Nam California đang điều tra cái chết của một người đàn ông da đen 24 tuổi được tìm thấy treo trên cây gần Tòa Thị Chính, mà ban đầu họ mô tả là một vụ tự tử rõ ràng, gây phẫn nộ trong cộng đồng. Một người qua đường báo cáo đã nhìn thấy xác của Robert Fuller vào khoảng 3 giờ sáng Thứ Tư, 10 tháng 6. Các nhân viên khẩn cấp đã tới hiện trường và thấy rằng anh ta dường như đã chết vì tự tử, theo các viên chức của Cảnh Sát Quận Los Angeles cho biết.
Trong một cử chỉ hòa giải hiếm hoi, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố vào tối Thứ Sáu rằng ông sẽ điều chỉnh lại lịch cho một cuộc tập họp vận động tranh cử dự kiến diễn ra tại Tulsa vào ngày Thứ Sáu, ngày kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, theo CNN cho biết hôm Thứ Bảy, 13 tháng 6. Thông báo về cuộc tập họp đã gây ra một vụ náo động hồi đầu tuần này vì lịch sử của Tulsa là một trong những sự kiện bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ: vụ thảm sát hàng trăm người Mỹ gốc Phi Châu bị tấn công bởi một đám đông người da trắng đã cướp bóc và đốt cháy nhiều cơ sở kinh doanh và nhà ở thuộc sở hữu của người da đen ở quận Greenwood, một khu phố mà sau đó được gọi là "Phố Wall Đen."
Chính phủ Trump hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 đã hoàn tất một quy định sẽ loại bỏ các biện pháp bảo vệ không phân biệt đối xử với người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, và chuyển giới (LGBTQ) khi nói đến chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế. "Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Đạo Hoa Kỳ (HHS) tôn trọng phẩm giá của mỗi con người, và như chúng tôi đã thể hiện trong phản ứng của chúng tôi trước đại dịch, chúng tôi mạnh mẽ bảo vệ và thực thi các quyền dân sự ở mức độ tối đa được luật pháp của chúng ta cho phép khi được Quốc Hội thông qua," theo Roger Severino, người chỉ đạo Văn Phòng Quyền Dân Sự trong Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Đạo, trong văn bản tuyên bố rằng quy định của HHS đã trở thành quyết định cuối cùng. Quy định này được thiết lập để có hiệu lực vào giữa tháng 8.
Trong khu phố Capitol Hill của thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, các cảnh sát đã rút lui và cho phép những người biểu tình chiếm lấy một phần của thành phố, nơi được gọi là "Khu Tự Trị Đồi Capitol". Sở Cảnh Sát Seattle đã rời khỏi Khu Vực Đông vào Thứ Hai và đã đóng ván lên các cửa sổ và cửa ra vào. Kể từ đó, những người biểu tình đã rào chắn xung quanh khu vực và biến nó thành khu vực không có cảnh sát của riêng họ để biểu tình. Cảnh sát thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo về các nhân viên an ninh có vũ trang và khả năng tống tiền trong một khu tự trị tự tuyên bố kéo dài một nhiều khúc đường và bao gồm một khu vực hiện đang đóng cửa.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi hôm Thứ Tư, 10 tháng 6 kêu gọi loại bỏ các bức tượng Liên Minh trong tòa nhà Quốc Hội sau khi có các cuộc gọi mới đòi loại bỏ chúng khỏi những nơi công cộng sau cái chết của George Floyd. Nhà lập pháp Dân Chủ California đã viết một lá thư cho Ủy Ban Hỗn Hợp về Thư Viện, nơi giám sát các bức tượng ở Quốc Hội Hoa Kỳ, kêu gọi loại bỏ các cổ vật này vì chúng tôn sùng kỷ nguyên nô lệ của nước Mỹ. "Hội trường của Quốc Hội là trung tâm của nền dân chủ của chúng ta. Những bức tượng trong Tòa Nhà Quốc Hội nên thể hiện lý tưởng cao nhất của chúng ta như là những người Mỹ, thể hiện chúng ta là ai và chúng ta mong mỏi trở thành một quốc gia," theo bà Pelosi nói trong thư. "Những tượng đài cho những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích kỳ thị chủng tộc rõ ràng như vậy là một sự kỳ cục đối với những lý tưởng này. Những tượng của họ vinh danh sự thù hận, không phải di sản. Chúng cần phải bị loại bỏ.”
Một bức tượng của Christopher Columbus ở Virginia đã bị những người biểu tình xô ngã, sau đó họ đã đốt nó và ném nó xuống hồ, trong hành động mới nhất chống lại các di tích sau cái chết của George Floyd. Bức tượng, ở thành phố Richmond, đã bị lật đổ vào tối Thứ Ba, 9 tháng 6 năm 2020 chưa đầy hai giờ sau khi những người biểu tình tập trung tại Công Viên Byrdrd của thành phố đang hô vang để đưa nó xuống, theo các tường trình cho biết.
Joe Biden hy vọng sẽ là tổng thống của Đảng Dân Chủ đã thể hiện một giai điệu hợp nhất với những người thương tiếc trong bài phát biểu được chiếu qua video của ông tại tang lễ của George Floyd ở Houston hôm Thứ Ba, 9 tháng 6 kêu gọi bình đẳng chủng tộc và cải tổ cảnh sát trên toàn quốc. "Chúng ta không thể quay lưng. Chúng ta không được quay đi," ông Biden nói trong một video từ nhà của ông ở Delaware đến nhà thờ Fountain of Praise ở Houston. “Chúng ta không thể rời bỏ thời điểm này vì nghĩ rằng chúng ta có thể một lần nữa quay lưng lại với sự kỳ thị chủng tộc, mà làm đau đớn tâm hồn của chúng ta, từ sự lạm dụng có hệ thống vẫn còn làm khổ cuộc sống của người Mỹ,” ông nói tiếp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.