Hôm nay,  

TNS McCain: Lập Khối 100 Nước Dân Chủ

31/05/200800:00:00(Xem: 5499)
WASHINGTON  -    Sáng kiến được ủng hộ trong muà bầu cử năm nay là đề nghị của nghị sĩ McCain, ứng viên TT của đảng CH, là thành lập Liên Đoàn Các Nền Dân Chủ để tăng hậu thuẫn cho chương trình hành động ở hải ngoại của TT tương lai và bảo đảm vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.

Ông McCain đã phát triển ý niệm về 1 tập hợp trên 100 nước dân chủ để thúc đẩy việc thực hiện những quan điểm chung - ông đã bàn việc này với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp.

Trong tháng qua, nghị sĩ McCain tuyên bố "Liên Đoàn ấy sẽ ra tay tại nơi mà LHQ thất bại, để gây áp lực với các nhà độc tài, dù Bắc Kinh và Moscow ưng thuận hay không."

Theo lời ông, Liên Đoàn có thể vận dụng các trừng phạt với Iran, tiếp sức làm giảm thống khổ của dân vùng Darfur, và tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường. Các nhà phân tích và nghiên cứu mong đợi 1 Liên Đoàn có khả năng tập trung nỗ lực vào việc duy trì hoà bình, hạn chế sự can thiệp bằng quân sự của Hoa Kỳ.

Nhưng cho tới nay, chưa thấy có những bước cụ thể để biến các khái niệm thành hiện thực, như : bản doanh đặt tại đâu, Liên Đoàn hoạt động bằng nguồn tài trợ nào, và hội viên được thu nhận ra sao.

Chuyên viên an ninh quốc gia Ivo Daalder của Viện Brookings phát biểu tại 1 biểu hội thảo hôm Thứ Năm : hợp tác là nhu cầu tuyệt đối thiết yếu. Ông Daalder tỏ ý tin tưởng rằng ý tưởng về Liên Đoàn là cơ hội giúp các chính phủ dân chủ cải tổ tổ chức LHQ. Cũng tại buổi hội thảo này, nhà nghiên cứu Tod Lindberg của Viện Hoover góp ý rằng nếu có đối thoại thực chất, chiến cuộc Iraq đã có thể tránh đuợc.

Nhưng không phải tất cả các nhà chuyên môn về đối ngoại tán đồng sáng kiến về Liên Đoàn Các Nền Dân Chủ. Ông Thomas Carothers, phó chủ tịch nghiên cứu tại Viện Carmegie, nhắc lại rằng chính phủ Hoa Kỳ thường hợp tác với các chế độ thiếu dân chủ, điển hình như Trung Quốc đã tiếp sức tìm kiếm dàn xếp về nguyên tử với Bắc Hàn - ông nói thêm : thế giới không thích 1 cơ chế do Hoa Kỳ dẫn đầu, và nhiều nước không muốn thấy Hoa Kỳ đi vòng quanh LHQ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thành phố Minneapolis sẽ trả giá về cái chết của người Mỹ gốc Phi Châu George Floyd 27 triệu đô la sau khi hội đồng thành phố hôm Thứ Sáu đã bỏ phiếu đồng thuận dàn xếp vụ kiện với gia đình của nạn nhân, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Sáu, 12 tháng 3 năm 2021.
Các nhà lập pháp tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua 2 dự luật nhằm tăng cường các đạo luật về súng trên toàn quốc, gồm một dự luật đòi hỏi kiểm tra lý lịch đối với tất cả các thương vụ và chuyển nhượng súng, theo bản tin của NPR tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 3 năm 2021.
Một ông người Mỹ gốc Á 75 tuổi đã bị thương trầm trọng trong một vụ tấn công và cướp tại thành phố Oakland, California, hôm Thứ Ba, 9 tháng 3 năm 2-21, trong một vụ tấn công khiến cho não bộ của ông bị chết, theo một viên chức từ cộng đồng Phố Tàu của thành phố nói với Đài KPIX qua tường trình của báo Insider hôm Thứ Tư, 10 tháng 3 năm 2021.
Dự luật cuối cùng gồm gửi một lần trực tiếp cho hầu hết người Mỹ $1,400 và gia hạn tiền thất nghiệp hàng tuần cho đến tháng 9. Dự luật cũng tài trợ 350 tỉ đô la cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, khoảng 130 tỉ đô la cho việc mở cửa lại các trường học, 49 tỉ đôla để mở rộng việc thử nghiệm và nghiên cứu Covid-19, cũng như 14 tỉ đô la cho việc phân phối thuốc chích ngừa Covid-19.
Văn phòng biện lý quận Manhattan đã gửi trác đòi các hồ sơ từ một công ty đầu tư đã cho Trump Organization vay nhiều triệu đô la cho tòa nhà chọc trời tại Chicago của tổ chức này trong một dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra vào các nguồn tài chánh của cựu tổng thống đang tiếp tục mở rộng, theo người hiểu biết về cuộc điều tra này cho CNN biết hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021.
Thượng Viện của tiểu bang Georgia hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021, đã thông qua dự luật bầu cử mà sẽ xóa bỏ việc bỏ phiếu khiếm diện không có lý do, nằm trong số các thay đổi rộng rãi trong tiểu bang lưng chừng quan trọng, theo bản tin của CNN tường trình hôm Thứ Hai cho biết.
“Mọi cử tri hội đủ điều kiện đều có thể bỏ phiếu và lá phiếu đó được đếm. Nếu bạn có ý tưởng tốt, bạn không có gì phải giấu diếm. Hãy để cho mọi người dân bỏ phiếu.” Sắc lệnh hành pháp của Biden là “bước khởi đầu,” theo Bạch Ốc cho biết. Tổng thống dự định sẽ làm việc với Quốc Hội để hồi phục Luật Về Quyền Bỏ Phiếu, mà đã loại bỏ sự thực hành kỳ thị như đòi kiểm tra đọc viết chữ để bỏ phiếu.
Các luật sư làm việc cho cựu Tổng Thống Donald Trump đã gửi ra các lá thư ngừng và hủy bỏ hôm Thứ Sáu cho Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC), Ủy Ban Quốc Hội Cộng Hòa Toàn Quốc (NRCC), và Ủy Ban Thượng Viện Cộng Hòa Toàn Quốc (NRSC) về việc sử dụng tên và hình ảnh của ông trên các email gây quỹ và buôn bán, theo một cố vấn của Trump nói với CNN hôm Thứ Bảy, 6 tháng 3 năm 2021.
Thượng Viện và Hạ Viện Tiểu Bang New York đã thông qua dự luật để xóa bỏ quyền hành pháp khẩn cấp được mở rộng của Thống Đốc Andrew Cuomo hôm Thứ Sáu, 5 tháng 3 n ăm 2021, gửi tới bàn giấy của thống đốc để ký, theo CNN tường thuật hôm Thứ Sáu.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 4 tháng 3 năm 2021, đã làm khó thêm các di dân ở lâu là những người đã bị kết án về trọng tội để tránh bị trục xuất, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.