Ông McCain đã phát triển ý niệm về 1 tập hợp trên 100 nước dân chủ để thúc đẩy việc thực hiện những quan điểm chung - ông đã bàn việc này với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp.
Trong tháng qua, nghị sĩ McCain tuyên bố "Liên Đoàn ấy sẽ ra tay tại nơi mà LHQ thất bại, để gây áp lực với các nhà độc tài, dù Bắc Kinh và Moscow ưng thuận hay không."
Theo lời ông, Liên Đoàn có thể vận dụng các trừng phạt với Iran, tiếp sức làm giảm thống khổ của dân vùng Darfur, và tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường. Các nhà phân tích và nghiên cứu mong đợi 1 Liên Đoàn có khả năng tập trung nỗ lực vào việc duy trì hoà bình, hạn chế sự can thiệp bằng quân sự của Hoa Kỳ.
Nhưng cho tới nay, chưa thấy có những bước cụ thể để biến các khái niệm thành hiện thực, như : bản doanh đặt tại đâu, Liên Đoàn hoạt động bằng nguồn tài trợ nào, và hội viên được thu nhận ra sao.
Chuyên viên an ninh quốc gia Ivo Daalder của Viện Brookings phát biểu tại 1 biểu hội thảo hôm Thứ Năm : hợp tác là nhu cầu tuyệt đối thiết yếu. Ông Daalder tỏ ý tin tưởng rằng ý tưởng về Liên Đoàn là cơ hội giúp các chính phủ dân chủ cải tổ tổ chức LHQ. Cũng tại buổi hội thảo này, nhà nghiên cứu Tod Lindberg của Viện Hoover góp ý rằng nếu có đối thoại thực chất, chiến cuộc Iraq đã có thể tránh đuợc.
Nhưng không phải tất cả các nhà chuyên môn về đối ngoại tán đồng sáng kiến về Liên Đoàn Các Nền Dân Chủ. Ông Thomas Carothers, phó chủ tịch nghiên cứu tại Viện Carmegie, nhắc lại rằng chính phủ Hoa Kỳ thường hợp tác với các chế độ thiếu dân chủ, điển hình như Trung Quốc đã tiếp sức tìm kiếm dàn xếp về nguyên tử với Bắc Hàn - ông nói thêm : thế giới không thích 1 cơ chế do Hoa Kỳ dẫn đầu, và nhiều nước không muốn thấy Hoa Kỳ đi vòng quanh LHQ.