Hôm nay,  

Mỹ: Phản Đối CSTQ Đã Bắn Rớt Vệ Tinh

1/19/200700:00:00(View: 5423)

Mỹ: Phản Đối CSTQ Đã Bắn Rớt Vệ Tinh

- Pike: TQ Biểu Diễn Dư Sức Bắn Hạ Vệ Tinh Mỹ

WASHINGTON -- Hoa Kỳ hôm Thứ Năm đã chỉ trích Trung Quốc về việc bắn thử vũ khí diệt vệ tinh -- kết quả là một vệ tinh khí tượng cũ của Trung Quốc đã bị 1 phi đạn bắn rớt.

Chính phủ Bush đã giữ im lặng cả tuần lễ trong khi cân nhắc về ảnh hưởng vũ khí kia. Các phân tích gia nói vệ tinh khí tượng Trung Quốc bay cùng cao độ các vệ tinh do thám Hoa Kỳ, nên thử nghiệm naỳ là một hăm dọa gián tiếp đối với hệ thống qúôc phòng Hoa Kỳ.

Hậu quả vụ bắn rớt vệ tinh đã cho thấy đặc tính dễ bị bắn rớt của các vệ tinh.

Trong bài diễn văn hàng năm trước qúôc hội tuần trứơc, Tướng Michael Maples, Tư Lệnh Sở Quân báo Hoa Kỳ, nói là Nga và Trung Quốc là “các nứơc chủ yếu đáng quan ngại” về các chương trình quân sự không gian.

Ông nói trong bài diễn văn viết sẵn vào ngày 11-1-2007, cùng ngày Trung Quốc thử nghiệm bắn hạ vệ tinh, “Nhiều nước tiếp tục xây dựng các khả năng làm đe dọa các tích sản không gian Hoa Kỳ, và một số núc đã thực hiện các hệ thống có khả năng bắn rớt vệ tinh, thí dụ như các thiết bị laser truy tìm vệ tinh và các phi đạn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử.”

Hồi tháng 10, TT Bush đã ký sắc lệnh khẳng định rằng Mỹ có quyền bác bỏ các nứơc “trở ngại” tiếp cận không gian vì mục tiêu không hòa bình. Chính sách naỳ nói rõ rằng Mỹ sẽ chống việc xây dựng các hiệp ước hay các hạn chế tìm cách cấm hay hạn chế việc Mỹ tiếp cận việc sử dụng không gian.

Tình hình này hiển nhiên là nguy hiểm. “Nếu chúng ta, thí dụ như, lâm chiến vì Đài Loan, một trong những việc đầu tiên họ có lẽ sẽ làm là bắn rớt toàn bộ các vệ tinh do thám đang bay quanh địa cầu ở cao độ thấp của chúng ta, xóa sổ chúng...” theo lời John Pike, chuyên gia trang web globalsecurity.org, trang web chuyên về các vấn đề an ninh toàn cầu.

“Chuyện kinh ngạc và phiền nhiễu là Trung Quốc chọn giây phút này để biểu diễn khả năng quân sự, chỉ có thể là nhắm vào Hoa Kỳ,” theo lời ông.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bắt đầu Lễ Hội Ánh Sáng tại California, Thống Đốc Arnold Schwarzenegger đã cùng với các lãnh tụ
Hawai là nơi tỷ lệ xài xăng dầu cao nhứt thế giới. Gấp đôi Mỹ lục địa, gấp 4 Au châu và 28 lần nhiều hơn người Trung Quốc. Dễ hiểu vì là một tiểu bang Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương
Quảng cáo là một ngành hốt bạc ở Mỹ. Bầu cử quảng cáo. Buôn bán quảng cáo. Cái gì cũng quảng cáo. Nhưng người làm quảng cáo là những người lương lớn hơn
Giữa 2004 và 2005, dòng di dân từ 49 tiểu bang khác chạy vào Cali bằng nhiều cách. Dữ liệu của Bộ Tài Chính tiểu bang cho thấy lần đầu tiên trong thập niên này, nhiều người rời Cali
Chủ nghĩa toàn cầu hóa kinh tế đã được những kinh tế gia, học giả hết lòng ca ngợi rất nhiều năm. Lợi đâu chưa thấy, thực tế phũ phàng đã rõ ràng ở Mỹ: người lao động Mỹ được trả lương
Chính phủ Bush đang tranh đấu chống lại đòi hỏi của tòa án về việc giúp người mù phân biệt được các loại tiền giấy có mệnh giá khac nhau - theo các viên chức kho bạc, vấn đề là thay đổi 
Các nhà trong xóm nghe tiếng động lớn hồi sáng sớm hômThứ Sáu tại nhà của cầu thủ Tank Johnson, thành viên của đội bóng bầu dục Chicago Bear, ở Gurnee (Illinois). 1 đơn vị phản ứng nhanh
Bản tin của NASA cho biết các phi hành gia Discovery hôm Thứ Sáu nghỉ ngơi 1 thời gian - hôm Thứ Năm, 2 phi hành gia đã ra ngoài không gian, đặt mạng dây điện nối liền trạm quốc tế
10 người được TT tặng thưởng huy chương dân sự cao nhất tại Bạch ốc hôm Thứ Năm, trong số này có cựu Bộ Trưởng vận tải Norm Mineta và danh ca BB King
Cuộc tranh cãi về luật di trú không chỉ xẩy ra tại những nơi gần biên giới - 1 nhóm công dân Connecticut đã nộp đơn kiện Bộ nội an. Lý do kiện là họ bị từ chối tiếp cận hồ sơ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.