Hôm nay,  

Nguyên Khai, Chất Huế Trong Tranh

12/08/200600:00:00(Xem: 3182)

Một họa phẩm Nguyên Khai.

Mỗi lần có dịp ngắm tranh Nguyên Khai, tôi  thường nhớ đến thơ Đinh Hùng, những bài thơ, câu thơ, chữ thơ thật nhẹ nhàng, thật bay bướm  thật tài hoa. Thơ Đinh Hùng  tả  nàng thiếu nữ - hơn thế nữa- là Kỳ nữ, là  Tiên nữ  xuống trần:

“Ta thường có từng buổi sầu ghê ghớm

Ở bên em, Ôi biển sắc rừng hương

Em lộng lẫy như  ngàn hoa nắng sớm

Em đến đây như đến tự thiên đường”

(Kỳ nữ)

Tôi không hỏi Nguyên Khai có biết bài  thơ này hay không và nếu có thì  nó có ám ảnh anh hay không. Nhưng rõ ràng những thiếu nữ trong tranh của anh  đều là  “biển sắc rừng hương” là  “ngàn hoa nắng sớm” và “như đến tự thiên đường”. Xem tranh  vẽ thiếu nữ của Nguyên Khai  ta có cảm tưởng những cô nàng mình hạc xương mai ấy bước ra từ cõi mộng, rồi một lần nữa , nếu các bạn cứ để cho cái khung trời tím (xanh, đen đỏ, lục …) ấy liên tu bất tuyệt trùm lấp cái cõi u minh trước mặt, thì hẳn rằng các nương tử áo tím, áo vàng, áo trắng, áo xanh, áo hoa  ấy sẽ uốn lượn, bay vèo ra từ bức tranh để làm nàng  Giáng Kiều của Bích Câu Kỳ Ngộ.

 Nguyên Khai rất  dè sẻn khi cho thiếu nữ của mình ăn uống, nhưng chàng lại rất hào sảng phóng cọ cho những bộ ngực muôn vàn thanh tân ấy phát tiết. Tuy vậy, cái đẹp của những bộ ngực rưng rức ấy được anh thăng hoa lên  bằng những nhát cọ nhanh và dài, xuyên suốt qua tim nên nó gợi cảm mà không gợi dục.

Rợn xuân tình trên bộ ngực thanh tân

Ta gần em mê từ ngón bàn chân

Mắt nhắm lại cho lòng nguôi gió bão

Khi thần tụng ta quì nâng nếp áo

Nhưng cuối đầu trước vẻ ngọc trang nghiêm

(Đinh Hùng)

Trong những trường hợp này ta mới thấy được  Nguyên Khai chú trọng thật nhiều trong  chi tiết. Có thế mới tạo ra cái e ấp trên gương mặt, cái dịu dàng của những cánh tay bạch tuộc. Nguyên Khai đã vẽ bằng sự miệt mài và với cả tâm hồn mình nên khách thưởng ngoạn dễ dàng nhận ra tấm lòng yêu quê hương đất nước của anh, cụ thể là  xứ Huế đầy ắp thơ mộng. Cuộc đời người nghệ sĩ nổi trôi theo vận nước thì tác phẩm của họ phải ảnh hưởng theo. Nguyên Khai cũng vậy, bên cạnh những bức tranh vẽ thiếu nữ, hoa lá, chim, ngựa vân vân, nghĩa là  anh mô tả khía cạnh êm đềm, nhân ái của cuộc sống, có không ít những bức mô tả những nhọc nhằn, những vết thương chí mạng của đồng bào anh quê hương anh.

Trong loại tranh này, Nguyên Khai có một bức  nổi bật hẵn lên trong loạt tranh chủ đề hoài niệm về đất nước và dân tộc. Bức tranh diễn tả một bầy chim đang hoảng loạn, lấn áp nhau, đâm sầm vào nhau bay không phương hướng trong một bầu trời đỏ rực lên màu khói lửa. Những con mắt thất thần, những cánh, những lông rụng rơi tơi tả, bầy chim cứ thế mà xao xác vỗ cánh. Xem bức tranh  này ta không khỏi liên tưởng đến những ngày tan hoang  thê thảm của Tháng Tư Bảy Lăm, cả một dân tộc đã bỏ chạy toáng loạn như điên như cuồng. Biết bao nhiêu người vô tội đã chết tức tưởi, đã như những cánh chim kia tan tác khắp bốn phương trời.

Khi được hỏi về những bức tranh được tạo thành bỡi những con IC, những bộ phận phế thải của  máy computer, Nguyên Khai đáp rằng, loạt tranh này có một số người không thích, nhưng nó chỉ  là một trong những thể loại tìm tòi, sáng tác trên con đường nghệ thuật của riêng anh giống như anh đã từng đắp tượng, điêu khắc.

Anh giới thiệu những giọt nước ba chiều của anh. Đẹp thật, lung linh thật.. Tôi  nghĩ nó không là hai hay ba chiều chi cả, mà nó có thật và như chỉ chực chờ rơi xuống, hay sắp sửa chảy văng ra khỏi bức tranh cho mát người thưởng ngoạn. Trong những bức tranh vẽ tĩnh vật của Nguyên Khai  ta dễ dàng thấy anh đã cố gắng đưa màu sắc thiên nhiên vào tranh, điều mà Paul Cezanne  cho là một yếu tố quan trọng nhất trong hội họa .  Có người cho tranh Nguyên Khai nhuốm sắc buồn, nhưng với tôi, tranh Nguyên Khai  phàn ánh tâm hồn hiền hòa, chân chất của anh, phản ánh cái êm đềm, thơ mộng của đất thần kinh.

Sự nghiệp hội họa của Nguyên Khai gắn liền với xứ Huế, dù cho anh có ở bất cứ phương trời nào và vẽ bất cứ dưới chủ đề nào, chất Huế vẫn cứ bàng bạc trong tranh. Nói thậm xưng một chút thì ngôn ngữ trong tranh của Nguyên Khai là ngôn ngữ của một cô gái  Huế nhỏ nhẹ thầm thì, khiến mọi người phải thinh lặng lắng tai thả hồn vào cung bậc du dương mật ngọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay, Bộ tộc Pechanga ở khu vực Nam California đã công bố khoản đóng góp $500,000.00 để hỗ trợ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Los Angeles bị ảnh hưởng bởi các đám cháy Palisades và Eaton. Pechanga sẽ hợp tác với Tổ chức Los Angeles Rams để đóng góp tổng cộng $250,000 cho ba tổ chức đang làm việc không ngơi nghỉ nhằm giúp Los Angeles vượt qua thời điểm đau thương này: Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ Khu vực Los Angeles, Tổ chức Sở Cứu hỏa Los Angeles (Los Angeles Fire Department - LAFD) và Căn bếp Trung tâm Thế giới (World Central Kitchen). Ngoài ra, Pechanga sẽ quyên tặng thêm $250,000 cho Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California trang trọng tổ chức Đại lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 12 năm 2024, tại Hội quán PGHH số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704. Đồng đạo MC Bạch Văn Trung bắt đầu chương trình với lễ chào quốc kỳ và đạo kỳ, giây phút mặc niệm các chiến sĩ và đồng bào tử nạn trên đường vượt biên, các nạn nhân thiên tai bảo lục và chiến tranh khắp thế giới.
Trong bài viết trước đây của tôi: Trạch Gầm, Thơ Với Gót Chân Người Lính Chiến có đoạn “Khi định cư tại Hoa Kỳ, Trạch Gầm (Nguyễn Đức Trạch) mang nhiều căn bệnh, theo lời anh thì “lục phủ ngũ tạng bị te tua” nhiều lần nhập viện nhưng có lẽ tính gan lì của người lính tác chiến nên phó mặc cho bệnh tình, đầu óc còn minh mẫn để sáng tác…”. Người lính Thám Báo đã từng xông pha trong lửa đạn chứng kiến đồng đội “Thằng bị chôn bị hất lên bởi pháo. Thằng bị thương chưa bó… lại bị thương” anh may mắn được sống sót, sau ngày mất nước bị lưu đày trong chốn lao tù ở núi rừng miền Bắc với hậu quả mang nhiều chứng bệnh! Với những căn bệnh ngặt nghèo, bác sĩ gia đình, bệnh viện UCI khó chẩn đoán và ngay cả bản thân của anh cũng chịu thua! Tưởng anh bỏ bạn bè ra đi lúc nào không biết nhưng rồi Diêm Vương “chê” nên ở lại trần gian.
Tại Freedom Hall, Mile Square Park 16801 Euclid St; Fountain Valley vào lúc 5:30 chiều ngày 8 tháng Giêng 2025 Janet Nguyễn đã tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức. Buổi lễ được long trọng diễn ra với sự tham dự khoảng 700 người trong đó có Ông David O. Carter Thẩm Phán Tòa Án Liên Bang người đứng ra tuyên thệ cho Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Janet Nguyễn, Ông Don Wagner, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam và các Giám Sát Viên thuộc các địa hạt trong Quận Cam, một số các Thị Trưởng Thành Phố Fountain Valley, Garden Grove, Seal Beach, Huntington Beach…
Trưa Chủ Nhật ngày 12 tháng 01 năm 2025, tại văn phòng Tổng Hội Sinh Viên, 12821 Western Ave, # H, Garden Grove, theo thường lệ hằng năm, Tổng Hội Sinh Viên đều tổ chức lễ cúng tất niên để cầu nguyện cho Hội Chợ Tết 2025 với chủ đề “Xuân Hoài Niệm” được thành công.
Đây là một sự kiện của cộng đồng hiếm hoi không mang màu sắc đáng phái, tôn giáo; những người tham dự tỏ lòng ngưỡng mộ nhân cách và lòng thương người của Tổng Thống Jimmy Carter, vị ân nhân vĩ đại của cộng đồng người Việt tị nạn.
Listos California vừa ra một thông báo gởi đến cư dân Nam California, kêu gọi lên kế hoạch khẩn cấp đối phó với nạn cháy rừng đang hoành hành.
Vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 05 tháng 01 năm 2025 một buổi lễ chào cờ đầu năm 2025 được long trọng tổ chức tại 2 cột cờ trước khu thương xá Phước Lộc Thọ, đây là lần chào cờ đầu năm đầu tiên tại trụ cờ được xem như là biểu tượng thiêng liêng của người Việt tỵ nan cộng cộng sản tại Thủ Đô tỵ nạn Little Sài Gòn.
Trưa Thứ Tư ngày 01 tháng 1 năm 2025 tại nhà hàng Diamond Seafood #3, Westminster, Liên trường trung Học Việt Nam đã tổ chức buổi tiệc gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH có chút tiền mừng Xuân Ất Tỵ. Điều hợp chương trình là anh Mai Đông Thành, Tổng Thư Ký Liên Trường. Đúng như chương trình ấn định, vào lúc 11 giờ trưa chương trình bắt đầu với nghi thức chào cờ VNCH và Hoa Kỳ, anh Tom Võ hát bản quốc thiều Hoa Kỳ. Sau đó mọi người im lặng tưởng niệm các anh hùng liệt nữ đã hy sinh vì tổ quốc, các đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biển tìm tự do, và các Thầy, Cô Giáo VNCH đã quá vãng.
Ngày 8 Tháng 1 năm nay đúng là giỗ lần thứ 40 kể từ ngày Anh Trần Văn Bá ra đi về với các anh hùng dân tộc. “Trần Văn Bá”, Anh đã dũng cảm tranh đấu cho quê hương gấm vóc trong thời đại của Anh.. Anh đã hy sinh chính thân mình để bảo vệ quyền lợi của dân tộc Việt Nam. “Trần Văn Bá”, Anh không còn là con của một gia đình, thành viên của một đoàn thể, mà Anh đã là con ngoan của mẹ Việt Nam, là gương sáng cho bao thế hệ mai sau, và là người hùng của tuổi trẻ Việt Nam. Năm nay tại nhiều nơi trên thế giới các bạn bè, thân hữu cũng như đồng bào của Anh sẽ làm lễ tưởng nhớ Anh năm thứ 40. Anh ra đi vào ngày 8 tháng 1, năm 1985.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.