Hôm nay,  

Nguyễn Quỳnh Ra Mắt Sách, Trưng Bày Tranh ‘giếng Học’

31/07/200600:00:00(Xem: 5585)

Tác giả trả lời phỏng vấn của truyền hình L.A. số 18.

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN QUỲNH cùng phu nhân, hát chung với giọng ca Quỳnh Giao (góc trái ảnh) và các bạn cố cựu:Nhã Ca, Trần dạ Từ, Nguyễn xuân Nghĩa, bài Dạ Tâm Khúc, phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền.

Westminster (VB). - Ít lời bình phẩm được đưa ra trong buổi ra mắt  1 cuốn  sách triết học và triển  lãm tranh "chuyển thể" cùng "cuntology" của NGUYỄN QUỲNH, "người gốc Á đầu tiên có tranh trong sưu tập thường trực Viện Bảo Tàng Guggenheim ở Newyork City", theo như lời giới thiệu bởi Việt Báo Gallery, là nơi tác giả gặp mặt các thân hữu, hồi trưa Thứ Bảy 29-7.

"Ông Nguyễn Quỳnh là một giáo sư triết học, lịch sử mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật tại một số trường đại học như San Antonio College,SAT; St Phillip's College,SAT; The University of Texas at San Antonio (UTSA); Texas Lutheran University, Seguin,TX; The Univerity of Texas at El Paso TX, và Towson University, MD."

Đó là bản dịch Việt Ngữ cuốn CƯƠNG LĨNH LUẬN LÝ VÀ PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC (Tractatus Logico-Philosiphicus) của triết gia người Áo LUDWIG WITTGENSTEIN và mười bức tranh khổ nhỏ thể loại Cuntology (tác giả gọi là Giếng Học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương ám chỉ phần hạ bộ của nữ giới).

"Cuốn Tractatus được viết năm 1922, và triết gia Wittgenstein dùng làm luận án, nhận bằng tiến sĩ năm 1929 tại trường đại học Cambridge. Giám khảo nói đó là một tác phẩm của thiên tài", theo lời dịch giả Nguyễn Quỳnh giới thiệu tác giả.

Năm 1972, Nguyễn Quỳnh đọc TRACTATUS và dùng nội dung cuốn sách này là một phần luận án tiến sĩ (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art) tại Columbia University năm 1982. Cũng trong năm này, Nguyễn Quỳnh khởi sự dịch Tratatus và đăng trong Vietnam Culture Journal, Năm 1998, Nguyễn Quỳnh khi đó là giáo sư tại đại học El Paso, Texas lại tiếp tục dịch Tractatus, rồi hoàn tất năm 2004, khi dịch giả phụ trách chương trình cao học tại Towson University ở Maryland.

Nội dung cuốn sách vừa được ra mắt nói gì " Theo lời chính tác giả Ludwig Wittgenstein "cuốn sách bàn về mấy vấn đề trong triết học, mà theo tôi sở dĩ mấy vấn đề này được đặt ra vì tính luận lí trong ngôn ngữ của chúng ta bị hiểu sai. Cả cuốn sách có thể được tóm tắt như sau: Cái gì có thể nói được thì nói cho rõ, còn cái gì không thể bàn được thì nên yên lặng".

Có khoảng 70 người đến dự tiệc khai mạc buổi ra mắt tác phẩm dịch từ Tractatus và triển lãm tranh "giếng học", trong đó có Giáo sư đại học Trần ngọc Ninh (Viện trưởng Viện Việt Học Quận Cam), giáo sư sử học Phạm cao Dương, các họa sĩ Nguyễn Đồng, Nguyên Khai, Cao bá Minh, Lương văn Tỷ, Ngô Bảo, các nhà báo Trọng Minh, Trần đông Phong, Nguyễn xuân Nghĩa, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Phan tấn Hải, Lý kiến Trúc, Y Sa Lê (chủ tịch hội VALA), Nina Hòa Bình, Chấn Lê, Quang Phạm (từ Houston tới), Nguyễn tiến Đức, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Quỳnh Giao, .v.v....

Sau khi thay mặt ban tổ chức, nhà thơ Trần Dạ Từ giới thiệu Nguyễn Quỳnh là một họa sĩ VN duy nhất có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim New York, còn là một giáo sư triết học và mỹ thuật nhiều trường đại học Mỹ, ông Nguyễn Quỳnh nói sơ về tác phẩm của thiên tài Ludwig Wittgenstein và ngỏ lời ca tụng người phối ngẫu đã giúp đỡ nhiều cho ông trong suốt cuộc đời học hỏi về triết học và hội họa. Bà Nguyễn Quỳnh có mặt lúc ấy, được mời ra trước mọi người, giọng xúc động nói những lời tri ân thân hữu đến sum vầy trong cuộc hội ngộ ở Quận Cam lần đầu tiên!

Tài tử Kiều Chinh, kể vốn là một người bạn lâu năm với anh chị Nguyễn Quỳnh, đã nhắc riêng đến một tác phẩm của Nguyễn Quỳnh chưng ở tư thất mà mọi người đến chơi ai cũng trầm trồ khen. Đó là bức họa sơn dầu chân dung Kiều Chinh khi họa sĩ Quỳnh bất chợt nhìn thấy bà đứng bên cửa sổ nhìn xuống thành phố Nữu Ước bên dưới. "Một phần bức tranh ấy sau đó được in trên bìa sau cuốn sách với cuộc đời Kiều Chinh!", nhà họa sĩ  cho biết sau đó.

Bác sĩ Trần ngọc Ninh  nhận xét: "Dịch một cuốn sách lớn không phải là một chuyện nhỏ. Dịch sách của nhà triết lý Ludwig Wittgenstein xuất thân từ nhà toán học, chủ ý đem toán học vào căn bản luận lý, quả là một công chuyện khó. Nó lại càng khó bán hơn, nhưng sự có mặt của nó trong tủ sách triết học của VN, sẽ khiến cho VN đứng trước thế giới không lấy làm hổ thẹn." Nhà giáo sư đại học này kể chuyện ngài Huyền Trang bên Trung Quốc thỉnh kinh và dịch kinh, để ví von chuyện dịch một tác phẩm, chuyển tải các ý trừu tượng của tác giả là cả một vấn đề, "bởi ý tưởng trừu tượng có khi chẻ làm mười, làm hai mươi ý nữa". Khi ngài Huyền Trang dịch kinh Phật, đã đẻ ra năm, mười ngàn chữ mới. Do đó, bản dịch của Nguyễn Quỳnh bước đầu như vầy là quá công phu lắm rồi!"

Còn về tranh" Không nhiều lời bình phẩm công khai nào được nêu lên. Nhưng có nhiều lời thì thầm bàn tán giữa các khán giả đến thưởng lãm. Cuộc triển lãm vỏn vẹn mươi bức thuộc hai thể tài, được lồng kính trang nhã. Đấy là bức Cỏ Đồng (grass Meadow), Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mảnh (Willow Green Flotters), Đông đợi Xuân về (Winter recedes Spring expands), Năm Quả Hồng (Five Persimmons), cùng 7 bức tựa là Cuntology đánh số từ 1 đến 7,  được kể là sáng tạo trong con mắt thức tỉnh, vẽ ở các tư thế đứng, nằm ngửa, nằm nghiêng.

Các bức họa kể đầu, thể loại siêu thực có các đường kẽ và góc như kỷ hà học. Việt Báo Gallery giới thiệu "Nguyễn Quỳnh đem cái nhìn thực và ảo (morphing) vào trong cách suy tư hình tượng. Vừa siêu thực, vừa đi xa hơn trong dự chuyển thể hình ảnh trong suy tư hình tượng, từ thực sang ảo,rồi ngược lại."

Còn 7 bức sau, chỉ có các họa sĩ và Gs Ninh đảo một lượt để nhìn, hầu hết người xem chẳng đáo lại, mà ngồi trên hàng ghế...nhìn từ xa!. Có vài phóng viên đến gần xem để thu hình, ghi tựa. Đây là tác phẩm khổ nhỏ, được vẽ bằng nước màu trong năm ngoái, "ấy là lúc tôi thực sự chuyển được ý cuntology vào tranh qua kỹ thuật mầu nước", theo lời giải thích của Nguyễn Quỳnh. các bức tranh cuntology khác, toàn khổ lớn năm bảy feets, tôi để ở nhà bên Texas".

Nguyễn Quỳnh cũng là nhà triết học và hội họa tiên phong "chơi" thể tài hội  họa kiểu "cunt". Dịch chữ cuntology ra Việt ngữ, ông nói "đề tài này không phải tục, mà tôi đặt tên là giếng học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương!"

-"Thế có gì liên hệ giữa sách dịch Tractatus  và tranh cuntology" nên vừa ra mắt sách vừa triển lãm"". Vị giáo sư triết  kiêm họa sĩ này đáp:

-Liên hệ chứ ! sách bàn về những giá trị bình dị của ngôn ngữ.Họa, tôi cũng vẽ bình dị, không viễn vông, đạo đức. Đến với triết học, phải là ngôn ngữ bình dân, không hoa hòe hoa sói. Sự liên hệ giữa sách và họa hôm nay, là sự giản dị, bình dị nhất, trên nền tảng !

7 bức tranh Giếng Học (cuntology) vừa nêu, được họa từ 3 người mẫu gốc Á châu, nhà họa sĩ học triết, cho biết.

Một khán giả luống tuổi trịnh trọng đến gặp tác giả, khẽ trao 20 đồng để mua cuốn sách triết với chữ ký tác giả, rồi lặng lẽ về hàng ghế ngồi sát tường, nói khẽ: "Ngồi đây cũng nhìn được tranh cuntology ấy. Nói thiệt, người mình chưa quen ra khỏi lề thói cũ. Hỏi anh, với đời sống Việt Nam còn xưa của  mình, tranh treo chỗ nào trong nhà ở thì thích hợp đây""

Không khí thưởng ngoạn tranh và đón nhận tác phẩm dịch triết học Tractatus diễn ra như từng thấy cảnh tiếp tân trong phim ảnh,vừa kiểu cách trưởng giả mà lại chân tình. Dưới ánh sáng vàng nhạt những ngọn đèn spotlight, họ  nâng ly rượu vang chúc tụng họa sĩ dịch giả Nguyễn Quỳnh cùng phu nhân, ăn sandwiches hay paté, giò chả VN, trái cây Mỹ,.v.v. uống nước lọc, cà phê, nước ngọt. Nói thì thì thầm lịch sự, chào hỏi thân tình, chụp hình lưu niệm tới tấp. Nhân vật chính là Nguyễn Quỳnh, bận rộn  liên tục Song trước khi dứt phần khai mạc, ông cùng hiền thê của ông nhập với ca sĩ Quỳnh Giao, nhà báo kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa, nhà thơ Trần dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, cùng hát một bài hát mang nhiều kỷ niệm cũ của họ: bài Dạ Tâm Khúc của nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ từ bài thơ Dạ khúc của Thanh Tâm Tuyền "ôm em trong tay, mà nhớ em ngày sắp tới "... (Nguyễn Hiền thuật)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.