Hôm nay,  

Nguyễn Quỳnh Ra Mắt Sách, Trưng Bày Tranh ‘giếng Học’

31/07/200600:00:00(Xem: 5594)

Tác giả trả lời phỏng vấn của truyền hình L.A. số 18.

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN QUỲNH cùng phu nhân, hát chung với giọng ca Quỳnh Giao (góc trái ảnh) và các bạn cố cựu:Nhã Ca, Trần dạ Từ, Nguyễn xuân Nghĩa, bài Dạ Tâm Khúc, phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền.

Westminster (VB). - Ít lời bình phẩm được đưa ra trong buổi ra mắt  1 cuốn  sách triết học và triển  lãm tranh "chuyển thể" cùng "cuntology" của NGUYỄN QUỲNH, "người gốc Á đầu tiên có tranh trong sưu tập thường trực Viện Bảo Tàng Guggenheim ở Newyork City", theo như lời giới thiệu bởi Việt Báo Gallery, là nơi tác giả gặp mặt các thân hữu, hồi trưa Thứ Bảy 29-7.

"Ông Nguyễn Quỳnh là một giáo sư triết học, lịch sử mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật tại một số trường đại học như San Antonio College,SAT; St Phillip's College,SAT; The University of Texas at San Antonio (UTSA); Texas Lutheran University, Seguin,TX; The Univerity of Texas at El Paso TX, và Towson University, MD."

Đó là bản dịch Việt Ngữ cuốn CƯƠNG LĨNH LUẬN LÝ VÀ PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC (Tractatus Logico-Philosiphicus) của triết gia người Áo LUDWIG WITTGENSTEIN và mười bức tranh khổ nhỏ thể loại Cuntology (tác giả gọi là Giếng Học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương ám chỉ phần hạ bộ của nữ giới).

"Cuốn Tractatus được viết năm 1922, và triết gia Wittgenstein dùng làm luận án, nhận bằng tiến sĩ năm 1929 tại trường đại học Cambridge. Giám khảo nói đó là một tác phẩm của thiên tài", theo lời dịch giả Nguyễn Quỳnh giới thiệu tác giả.

Năm 1972, Nguyễn Quỳnh đọc TRACTATUS và dùng nội dung cuốn sách này là một phần luận án tiến sĩ (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art) tại Columbia University năm 1982. Cũng trong năm này, Nguyễn Quỳnh khởi sự dịch Tratatus và đăng trong Vietnam Culture Journal, Năm 1998, Nguyễn Quỳnh khi đó là giáo sư tại đại học El Paso, Texas lại tiếp tục dịch Tractatus, rồi hoàn tất năm 2004, khi dịch giả phụ trách chương trình cao học tại Towson University ở Maryland.

Nội dung cuốn sách vừa được ra mắt nói gì " Theo lời chính tác giả Ludwig Wittgenstein "cuốn sách bàn về mấy vấn đề trong triết học, mà theo tôi sở dĩ mấy vấn đề này được đặt ra vì tính luận lí trong ngôn ngữ của chúng ta bị hiểu sai. Cả cuốn sách có thể được tóm tắt như sau: Cái gì có thể nói được thì nói cho rõ, còn cái gì không thể bàn được thì nên yên lặng".

Có khoảng 70 người đến dự tiệc khai mạc buổi ra mắt tác phẩm dịch từ Tractatus và triển lãm tranh "giếng học", trong đó có Giáo sư đại học Trần ngọc Ninh (Viện trưởng Viện Việt Học Quận Cam), giáo sư sử học Phạm cao Dương, các họa sĩ Nguyễn Đồng, Nguyên Khai, Cao bá Minh, Lương văn Tỷ, Ngô Bảo, các nhà báo Trọng Minh, Trần đông Phong, Nguyễn xuân Nghĩa, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Phan tấn Hải, Lý kiến Trúc, Y Sa Lê (chủ tịch hội VALA), Nina Hòa Bình, Chấn Lê, Quang Phạm (từ Houston tới), Nguyễn tiến Đức, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Quỳnh Giao, .v.v....

Sau khi thay mặt ban tổ chức, nhà thơ Trần Dạ Từ giới thiệu Nguyễn Quỳnh là một họa sĩ VN duy nhất có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim New York, còn là một giáo sư triết học và mỹ thuật nhiều trường đại học Mỹ, ông Nguyễn Quỳnh nói sơ về tác phẩm của thiên tài Ludwig Wittgenstein và ngỏ lời ca tụng người phối ngẫu đã giúp đỡ nhiều cho ông trong suốt cuộc đời học hỏi về triết học và hội họa. Bà Nguyễn Quỳnh có mặt lúc ấy, được mời ra trước mọi người, giọng xúc động nói những lời tri ân thân hữu đến sum vầy trong cuộc hội ngộ ở Quận Cam lần đầu tiên!

Tài tử Kiều Chinh, kể vốn là một người bạn lâu năm với anh chị Nguyễn Quỳnh, đã nhắc riêng đến một tác phẩm của Nguyễn Quỳnh chưng ở tư thất mà mọi người đến chơi ai cũng trầm trồ khen. Đó là bức họa sơn dầu chân dung Kiều Chinh khi họa sĩ Quỳnh bất chợt nhìn thấy bà đứng bên cửa sổ nhìn xuống thành phố Nữu Ước bên dưới. "Một phần bức tranh ấy sau đó được in trên bìa sau cuốn sách với cuộc đời Kiều Chinh!", nhà họa sĩ  cho biết sau đó.

Bác sĩ Trần ngọc Ninh  nhận xét: "Dịch một cuốn sách lớn không phải là một chuyện nhỏ. Dịch sách của nhà triết lý Ludwig Wittgenstein xuất thân từ nhà toán học, chủ ý đem toán học vào căn bản luận lý, quả là một công chuyện khó. Nó lại càng khó bán hơn, nhưng sự có mặt của nó trong tủ sách triết học của VN, sẽ khiến cho VN đứng trước thế giới không lấy làm hổ thẹn." Nhà giáo sư đại học này kể chuyện ngài Huyền Trang bên Trung Quốc thỉnh kinh và dịch kinh, để ví von chuyện dịch một tác phẩm, chuyển tải các ý trừu tượng của tác giả là cả một vấn đề, "bởi ý tưởng trừu tượng có khi chẻ làm mười, làm hai mươi ý nữa". Khi ngài Huyền Trang dịch kinh Phật, đã đẻ ra năm, mười ngàn chữ mới. Do đó, bản dịch của Nguyễn Quỳnh bước đầu như vầy là quá công phu lắm rồi!"

Còn về tranh" Không nhiều lời bình phẩm công khai nào được nêu lên. Nhưng có nhiều lời thì thầm bàn tán giữa các khán giả đến thưởng lãm. Cuộc triển lãm vỏn vẹn mươi bức thuộc hai thể tài, được lồng kính trang nhã. Đấy là bức Cỏ Đồng (grass Meadow), Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mảnh (Willow Green Flotters), Đông đợi Xuân về (Winter recedes Spring expands), Năm Quả Hồng (Five Persimmons), cùng 7 bức tựa là Cuntology đánh số từ 1 đến 7,  được kể là sáng tạo trong con mắt thức tỉnh, vẽ ở các tư thế đứng, nằm ngửa, nằm nghiêng.

Các bức họa kể đầu, thể loại siêu thực có các đường kẽ và góc như kỷ hà học. Việt Báo Gallery giới thiệu "Nguyễn Quỳnh đem cái nhìn thực và ảo (morphing) vào trong cách suy tư hình tượng. Vừa siêu thực, vừa đi xa hơn trong dự chuyển thể hình ảnh trong suy tư hình tượng, từ thực sang ảo,rồi ngược lại."

Còn 7 bức sau, chỉ có các họa sĩ và Gs Ninh đảo một lượt để nhìn, hầu hết người xem chẳng đáo lại, mà ngồi trên hàng ghế...nhìn từ xa!. Có vài phóng viên đến gần xem để thu hình, ghi tựa. Đây là tác phẩm khổ nhỏ, được vẽ bằng nước màu trong năm ngoái, "ấy là lúc tôi thực sự chuyển được ý cuntology vào tranh qua kỹ thuật mầu nước", theo lời giải thích của Nguyễn Quỳnh. các bức tranh cuntology khác, toàn khổ lớn năm bảy feets, tôi để ở nhà bên Texas".

Nguyễn Quỳnh cũng là nhà triết học và hội họa tiên phong "chơi" thể tài hội  họa kiểu "cunt". Dịch chữ cuntology ra Việt ngữ, ông nói "đề tài này không phải tục, mà tôi đặt tên là giếng học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương!"

-"Thế có gì liên hệ giữa sách dịch Tractatus  và tranh cuntology" nên vừa ra mắt sách vừa triển lãm"". Vị giáo sư triết  kiêm họa sĩ này đáp:

-Liên hệ chứ ! sách bàn về những giá trị bình dị của ngôn ngữ.Họa, tôi cũng vẽ bình dị, không viễn vông, đạo đức. Đến với triết học, phải là ngôn ngữ bình dân, không hoa hòe hoa sói. Sự liên hệ giữa sách và họa hôm nay, là sự giản dị, bình dị nhất, trên nền tảng !

7 bức tranh Giếng Học (cuntology) vừa nêu, được họa từ 3 người mẫu gốc Á châu, nhà họa sĩ học triết, cho biết.

Một khán giả luống tuổi trịnh trọng đến gặp tác giả, khẽ trao 20 đồng để mua cuốn sách triết với chữ ký tác giả, rồi lặng lẽ về hàng ghế ngồi sát tường, nói khẽ: "Ngồi đây cũng nhìn được tranh cuntology ấy. Nói thiệt, người mình chưa quen ra khỏi lề thói cũ. Hỏi anh, với đời sống Việt Nam còn xưa của  mình, tranh treo chỗ nào trong nhà ở thì thích hợp đây""

Không khí thưởng ngoạn tranh và đón nhận tác phẩm dịch triết học Tractatus diễn ra như từng thấy cảnh tiếp tân trong phim ảnh,vừa kiểu cách trưởng giả mà lại chân tình. Dưới ánh sáng vàng nhạt những ngọn đèn spotlight, họ  nâng ly rượu vang chúc tụng họa sĩ dịch giả Nguyễn Quỳnh cùng phu nhân, ăn sandwiches hay paté, giò chả VN, trái cây Mỹ,.v.v. uống nước lọc, cà phê, nước ngọt. Nói thì thì thầm lịch sự, chào hỏi thân tình, chụp hình lưu niệm tới tấp. Nhân vật chính là Nguyễn Quỳnh, bận rộn  liên tục Song trước khi dứt phần khai mạc, ông cùng hiền thê của ông nhập với ca sĩ Quỳnh Giao, nhà báo kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa, nhà thơ Trần dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, cùng hát một bài hát mang nhiều kỷ niệm cũ của họ: bài Dạ Tâm Khúc của nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ từ bài thơ Dạ khúc của Thanh Tâm Tuyền "ôm em trong tay, mà nhớ em ngày sắp tới "... (Nguyễn Hiền thuật)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Trong khuôn viên đại lý xe Carvana số 13950 Springdale ST, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 18 tháng 4 năm 2025, Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí Địa Hạt 70 đã long trọng tổ chức lễ khánh thành bảng “Little Saigon Freeway” được dựng trên Xa Lộ 405 đoạn ngang qua Thành Phố Westminster. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự rất đông đống hương, một số đại diện các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, quý vị nhân sĩ, một số quý vị dân cử tại địa phương và San Jose, qúy cơ quan truyền thông.
Tại hội trường 14361 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club-VADC) đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 ngày Quốc Hận. Tham dự buổi tưởng niệm nhận thấy có: Bà Florice Hoffman, Chủ Tịch Đảng dân Chủ Quận Cam; Bà Libby Frolichman, Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Quận Cam; Jim Moreno Coast Community College Trustee; Phú Nguyễn Coast Community College Trustee; Ông Long Trần, Dân Biểu Tiểu Bang Georgia; Ông Carlos Manzo, Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster; BS. Lê Đình Phước, Giáo Sư Đại Học UCLA; BS. Ngô Bá Định, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân, Hội trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội, Phó Hội trưởng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; một số đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị nhân sĩ, quý cơ quan truyền thông và đồng hương.
Tại phòng họp nhật báo Người Việt vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư ngày 16 tháng 4 năm 2025, tổ chức ACoM America Community Media tổ chức họp báo để thông báo tình trạng Medi-Cal có thể bị cắt giảm tài trợ. Mục đích buổi họp báo là để thông báo tin tức đến các cộng đồng biết là “có thể với tình trạng nầy bảo hiểm Medicaid Quốc Hội có thể thay đổi ngân sách và cắt giảm số tiền $880 tỷ dành cho bảo hiểm Medicaid, làm hàng triệu người mất bảo hiểm.”
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.