Hôm nay,  

Trường Mẫu Giáo Cho Tất Cả Các Cử Tri Sắc Tộc Sẽ Quyết Định Kết Quả Của Cuộc Bỏ Phiếu Cho Dự Luật 82 New America Media

23/05/200600:00:00(Xem: 3948)

Ngày 22 tháng Năm, 2006

LOS ANGELES – Những người ủng hộ trường mẫu giáo gọi nó là “chương trình được nghiên cứu nhiều nhất trong cải cách giáo dục," gần như đảm bảo cải tiến các cơ hội thành công của con em quý vị ở trường học. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có 44 phần trăm trẻ em bốn tuổi của California được ghi danh – điều này làm cho tiểu bang đứng ở vị trí gần cuối cùng trên toàn quốc về tỷ lệ trẻ em vào học trường mẫu giáo. Khoảng 83 phần trăm trẻ em bốn tuổi gốc Latinh, 59 phần trăm gốc Á Châu và 64 phần trăm trẻ em người Mỹ gốc Phi không có điều kiện để vào học mẫu giáo.

Những người ủng hộ chiến dịch đã phát biểu trong một cuộc họp báo của New America Media tuần trước ở Los Angeles rằng cuộc bỏ phiếu cho dự luật 82 vào ngày 6 tháng Sáu sẽ thay đổi kỷ lục đáng buồn này. Phát ngôn nhân của chiến dịch Michael Trujillo nói: "Nếu biện pháp này thông qua, gần như mọi trẻ em sẽ có điều kiện để vào học trường mẫu giáo và 99.4% phần trăm những người nộp thuế sẽ được miễn phí."

Một khoản tăng thuế nhỏ cho 0.6% người đóng thuế nhiều nhất của tiểu bang sẽ tạo ra 2,4 tỷ Mỹ Kim mỗi năm, đủ để tài trợ cho toàn bộ chương trình, từ việc xây dựng các phương tiện mới đến việc huấn nghiệp cho nhân viên.

Trujillo nói: "Đây là chương trình phổ dụng, không chỉ cho các bậc phụ huynh nghèo mà còn cho những gia đình có hai lợi tức nhưng không trả nổi cho các chi phí của trường mẫu giáo tư thục. Mỗi em sinh ra trong năm nay có thể ghi danh vào trường mẫu giáo khi được bốn tuổi, dù cho em xuất thân từ bất cứ nguồn gốc nào." Hiện tại, hơn 100.000 em bốn tuổi đang ở trong các danh sách chờ để được vào trường mẫu giáo.

Tiến sĩ Karen Hill Scott, chuyên gia ngành chăm sóc và phát triển của trẻ em và là cựu giáo viên Mẫu Giáo nói: “Các đề nghị của dự luật nói rằng đây là cuộc bỏ phiếu có tỷ lệ sát sao, và các cử tri sắc tộc của California sẽ quyết định kết quả của cuộc bỏ phiếu này. Nếu (Dự Luật 82) thông qua, nó sẽ chỉ có vừa đủ phiếu để thông qua và số phiếu để thay đổi kết quả của cuộc bỏ phiếu là thuộc về nhóm này. Nếu người dân da màu bỏ phiếu, dự luật này có thể được thông qua.”

Những nhà báo của truyền thông sắc tộc tại Los Angeles rất nhiệt tình, nhiều người đã nói về những kinh nghiệm của riêng mình với tư cách là phụ huynh của các em.

Willa Robinson, giám đốc quảng cáo của tờ L.A. Watts Times của người Mỹ gốc Phi nói: “Tôi đã không biết rằng Dự Luật 82 là phổ dụng.”

Cora Oriel, chủ tịch của tờ báo Phi Luật Tân Asian Journal ở Los Angeles, người đã cho ba người con gái đi học trường mẫu giáo tư thục nói: “Các chương trình tốt nhất rất hay bị giới hạn bởi các cuộc thi cho những gia đình nghèo nhất và loại trừ được rất nhiều gia đình trung lưu mắc kẹt.”

Là người cha có hai con, Rene Vega, một nhân viên hành chính kế toán của tờ báo Latinh Excelsior nói rằng trường mẫu giáo dường như là cách giúp đỡ con trai út của ông. Sau khi học trường mẫu giáo, con trai ông, bây giờ đã được bảy tuổi, đang vào lớp điểm và lớp giỏi ở trường. Ông Vega cho rằng một phần thành công của con út mình là nhờ nền giáo dục từ nhỏ.

Ông nói rằng ông đã chẳng bao giờ tính đến chuyện cho người con lớn nhất của mình đi mẫu giáo. Ông Vega nói: “Nếu tôi biết được tác dụng của việc cho người con 14 tuổi của tôi đi mẫu giáo từ trước, chắc chắn tôi đã làm như vậy.”

Người ủng hộ cho chiến dịch và cũng là đại diện của Hội Giáo Chức California Kevin de Leon nói: “Chúng ta không còn sống trong xã hội mà chỉ phải làm việc cần cù là có thể đảm bảo thành công và bây giờ thành quả giáo dục là chìa khóa. Tuy nhiên, có một ‘khoảng cách đặc quyền’ – chỉ có làm tốt mới có thể đảm bảo cho con cái của họ có được những thành quả đó. Dự luật 82 tạo ra một sân chơi bình đẳng.”

Tiến Sỹ Scott nói thêm: “Các thói quen có được trong trường mẫu giáo gắn bó với các em cả cuộc đời. Đó là yếu tố gắn bó.” Sự thành công của mỗi trẻ em cũng mang tới những lợi ích rõ ràng cho tiểu bang. Trong cuộc đời của mỗi học sinh đã qua trường mẫu giáo, tiểu bang tránh phải trả một bảng giá nặng nề tới 30.000 Mỹ Kim cho các lớp phụ đạo, chi phí án hình sự và chi phí khác cho những người đang có khó khăn cả ở trong và ngoài trường học.

Tiến Sĩ Scott nói: “Dự Luật 82 sẽ không loại bỏ khoảng cách đặc quyền, nhưng chắc chắn nó có thể thu hẹp khoảng cách đó.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.