Hôm nay,  

Db Yee, Vc Phản Đối Sắc Lệnh Cờ Vàng

8/17/200600:00:00(View: 2865)

- Đại Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến Tới Cali Quậy

Từ trái sang phải (hàng đầu):  LS Nguyễn Q. Lân, Nghị viên Andy Quách, Thị trưởng Margie Rice, DB Trần Thái Văn, TĐ Arnold Schzarzenegger, LS Nguyễn Quang Trung, DB Lynn Daucher (áo dài) và Diệp Miên Trường. (ảnh tài liệu)

LTS: Cuộc chiến cờ vàng đang bùng nổ, sau khi nhà nước CSVN đã chính thức phản đối việc Thống Đốc California ký sắc lệnh cho treo cờ VNCH trên khắp tiểu bang. Chưa hết, Dân Biểu Phó Chủ Tịch Hạ Viện California cũng bực tức, trực tiếp tới gõ cửa văn phòng Thống Đốc “tỏ ra bực tức và có thái độ bất thường chưa từng nhìn thấy ở các nhà hành pháp từ trước đến nay...”

Cộng đồng Việt cũng sửa soạn biểu tình lớn để “dàn chào” Đại Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến đích thân tới California nhằm móc nối các vị dân cử dẹp bỏ cờ vàng. Bản tin sau đây của Bích Nguyên viết như sau.

Sacramento (CA) -- Hàng ngàn con tim người Việt hải ngoại  đã hoan hô, tuyên dương  Thống Đốc Arnold Schwarzenegger  khi ông xuống thủ đô tinh thần người Việt tỵ nạn Cộng  Sản, Little Saigon vào sáng thứ  Bẩy ngày 5 tháng 8, năm 2006.

Ngược lại, Dân biểu Leland Yee (Dân chủ, San Francisco), Phó Chủ Tịch Hạ Nghị Viện California và ông Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ Việt nam tại Hoa Thịnh Đốn, đã  cùng nhau phản đối Thống đốc California về  Sắc Lệnh Cờ Vàng.

Tiểu bang California đã trở thành tiểu bang thứ 9 công nhận Cờ Vàng của người Mỹ gốc Việt tại California. Tiểu bang đầu tiên công nhận cờ vàng là tiểu bang Louisiana năm 2004. Sau đó đến các tiểu bang Hawaii, New Jersey, Virginia, Colorado, Georgia, Florida, và Texas.

Nguồn tin khác cho biết, hiện nay đã có 10 tiểu bang trong đó có cả California vinh danh lá Cờ Vàng thay vì 9 như nguồn tin trên mạng lưới.

Trái với 1 vài nguồn tin thất thiệt trong cộng đồng Việt  tại Quận Cam, Luật  sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học khu Garden Grove xác nhận rằng Thống đốc Schwarzenegger có quyền ký sắc lệnh (Executive Order) và không cần phải thông qua Nghị Hội Tiểu Bang. Sắc lệnh của thống đốc là một điều luật cho ngành hành pháp của tiểu bang thi hành nhân danh người dân California.

"Hành động can đảm của Thống Đốc Schwarzenneger đã chứng tỏ được sự lắng nghe đến một nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt để tháo gỡ một bế tắc coi thường tiếng nói cộng đồng người Việt gây ra bởi một dân biểu trong khối lãnh đạo của đảng nắm quyền tại Hạ Viện Tiểu Bang, đó là Dân Biểu Leland Yee, thuộc Đảng Dân Chủ từ vùng San Francisco", Luật sư Lân nói.

Được biết Nghị Quyết SCR17 vinh danh Cờ Vàng đã được Thượng Viện California thông qua, nhưng đang nằm chờ vô hạn định tại Hạ Viện. Nghị quyết này do  Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Denise Ducheny (Dân Chủ, San Diego) và Dân Biểu Trần Thái Văn (Cộng Hoà, Westminster) cùng biên  soạn. Có Sắc lệnh S14-16, sự chấp nhận nghị quyết SRC17 trở thành không cần thiết.

Một nhân viên cao cấp từ văn phòng Thống đốc, ông chỉ tiết lộ với điều kiện ẩn danh. Ngay sau khi  Thống Đốc ký Sắc Lệnh S14-16, Văn phòng của Thống đốc đã nhận  được nhiều điện thoại của giới lãnh đạo quốc hội trong khối Dân Chủ tại nghị hội California.

Đặc biệt hơn, Dân biểu Leland Yee đã đến văn phòng Thống Đốc để phản đối sự ký Sắc Lệnh vinh danh Cờ Vàng. Theo lời nhân viên này, Dân biểu Yee đã tỏ ra bực tức và có thái độ bất thường chưa từng nhìn thấy ở các nhà hành pháp từ trước đến nay.

Sau chuyến thăm viếng Việt Nam của Dân biểu Yee, Nghị quyết SCR17 bị gác lại vô thời  hạn tại Hạ Viện Tiểu bang California.

Trước đây, Thị trưởng Willie Brown (cựu Chủ tịch Hạ Viện California) cũng trong  Đảng Dân Chủ vùng San Francisco, đã phủ quyết Nghị Quyết  Vinh Danh Cờ Vàng sau khi đã được đại đa số Giám Sát Viên (Suppervisor) thành phố San Francisco bỏ phiếu thuận ngày 22 tháng 7, năm 2003.

Song song với sự phản đối của Dân biểu Yee, Đại sứ Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tâm Chiến cũng gửi thư bầy bỏ nỗi bất bình về việc Thống Đốc Schwarzenegger vinh danh Cờ Vàng của cộng đồng Việt. Nguồn tin từ Văn phòng Thống Đốc California đã  xác nhận tin này. Tuy nhiên Toà Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại San Francisco đã không trả lời điện thoại để lại trong máy thu âm.

Một nguồn  tin khác từ  phòng Thương Mại  Tiểu Bang California cho biết  sẽ đón tiếp Đại Sứ Nguyễn Tâm Chiến  từ Hoa Thịnh Đốn  tại trụ sở của phòng Thương Mại, tọa lạc tại 1215 K Street, lầu 14, Sacramento, vào lúc 12:15 đến 1:30 trưa, thứ Tư ngày 23 tháng 8, năm 2006, để vận động cho Qui Chế Bình Thường Vĩnh Viễn  Mậu Dịch (PNTR) cho Việt nam.

Cộng đồng Việt nam tại các  vùng Orange County, Oakland,  San Franciso, San Jose và Sacramento,  đã được báo động, đang sửa soạn "tiếp đón" ông Chiến tại thủ phủ  California.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”. Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.
Cuộc vui nào rồi cũng tan, buổi sum họp nào rồi cũng phải chia lìa, cho dù cuộc vui, cuộc họp mặt ấy hoan hỷ, thanh tịnh và tràn đầy ý nghĩa. Lễ Phật đản chung ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã khép lại, quý thầy đã quay về bổn tự, quý đồng hương Phật tử về lại nhà và tiếp tục công việc mưu sinh. Đất trời Hoa Thịnh Đốn vẫn trong xanh và cao rộng như tư thuở tạo thiên lập địa. Ấy vậy mà dường như có điều chi khác lạ? Phải chăng là đồng vọng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ Phật đản sinh?
Khi có hỏa hoạn, Bạn phải gọi Sở Cứu Hỏa. Khi Bạn đang ở trong tâm trạng khủng hoảng về tinh thần thì Bạn cần phải làm gì? Hãy liên hệ với OC Links để được tư vấn.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt tập trung vào phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân đảo Thái Bình Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.