Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Nhu Cầu Cận-tử

6/30/200600:00:00(View: 2658)

  Cận-Tử là thời gian lão đang lần bước tới ngưỡng cửa Tử Biệt, của sự “dùng dằng nửa ở nửa đi”..Mà dùng dằng thì còn đôi chút quyến luyến, tiếc rẻ, nấn ná, cố kéo dài một it thời gian với cuộc đời. Nấn ná vì lão vẫn không tin rằng lão chỉ còn dăm tháng để hít thở không khí trần gian, để được gần gũi người vợ hiền, bầy con cháu. Và bạn bè quyến thuộc gần xa...

Khi được thầy thuốc cho hay bệnh đang đi vào giai đoạn cuối thì lão có những tâm trạng khác nhau.

Lão ngạc nhiên không tin chuyện đó có thể xẩy ra cho lão. Lão lão hốt hoảng kêu lên “ Chắc là có sự lầm lẫn nào đây. Đâu có phải là mình nhỉ”!". Lão cho rằng bệnh nhân giường bên kia ra đi sớm mới phải vì đương sự gầy gò ốm yếu, suốt ngày ho sù sụ, luôn luôn thở dốc, chứ lão đâu đã đến nỗi gì. Đây cũng là phản ứng tự nhiên của nhiều người chứ chẳng riêng gì lão. Tự nhiên vì sắp mất tất cả mọi sự trên đời thì ai chẳng ít nhiều tuyệt vọng, đau khổ, bất mãn...

 Nhưng mỗi lần gặp mặt, thấy ông thầy thuốc nghiêm nghị hơn, dè dặt hơn thì lão linh cảm là đúng. Đôi lúc lão cũng đã ấm ức trách vị lương y vì chẳng chịu khó tìm kiếm phương thức thần diệu hơn để chữa cho mình.

Rồi lão cầu nguyện, mặc cả điều đình với đấng thiêng liêng giúp lão, cứu lão ra khỏi cơn bạo bệnh này, với lời hứa là từ nay sẽ sống đàng hoàng hơn, điều độ hơn. Từ hơn hai năm nay, khi thấy ho nhiều, lão bỏ hẳn rượu, thuốc lá, ăn nhiều rau trái cây và còn đi bô mỗi ngày, một việc mà trước đây không bao giờ lão nghĩ tới. Rồi thì lão được xác định bị ung thư phổi. Chẳng là vì lão hút thuốc lá từ năm 19 tuổi, hơn một nửa thế kỷ liên tục mang khói vàng của điếu thuốc vào phổi...Lão bắt đầu ho nhiều, khó thở, kém ăn, xuống cân..Và lão bắt đầu trị liệu..Lão mong có phép lạ để lão sống thêm vài năm nữa, cho tới khi đứa con út tốt nghiệp đại học. Rồi ra đi cũng mãn nguyện...

Đến khi y giới lắc đầu chịu thua thì lão thấy không còn hy vọng, lão trở nên buồn rầu, chẳng muốn gặp ai.

Có người nói lão sợ chết. Thời gian đầu khi nghe nói bệnh không chữa được thì quả tình lão có hoảng hốt sợ hãi thật. Ai mà chẳng sợ mất sự sống, phải lìa bỏ những gì đã gắn bó với đời mình cả nhiều chục năm. Nói rằng không sợ thì chỉ là dối lòng, phủ nhận chối bỏ sự thật. Bây giờ thì lão chấp nhận những giới hạn của chữa chạy. Nhiều lúc, lão cũng nghĩ là sống tới tuổi ngoài thất tuần của lão hiện nay cũng đã quá nhiều Ngày xưa cha mẹ lão chỉ thọ tới sáu chục tuổi. So với bố mẹ, “Bonus” tuổi mà Thượng Đế dành cho lão đã quá nhiều...Lão chấp nhận và  chỉ mong sao được ra đi bình an, thanh thản...

Nhưng lão cũng nghĩ tới một số nhu cầu, một số mong muốn được đáp ứng trước khi tử biệt. Những nhu cầu căn bản của con người nhưng đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn...

 Vì lão nghĩ, dù trong tình trạng cận tử, lão vẫn còn là một sinh vật, vẫn còn cảm nghĩ, suy tư, rung động, vẫn còn đôi chút nhu cầu vật chất, những tình cảm thương yêu, tiếp xúc. Vậy thì lão vẫn còn những mong muốn. Y giới cũng đồng ý với lão rằng người cận tử có quyền được cung cấp một số đòi hỏi.

Lão quyết định sẽ chết đàng hoàng, trong tôn trọng. Lão nghĩ là lão may mắn có được một mái nhà ấm áp để sửa soạn ra đi chứ không cầu bơ cầu bất như nhiều người bất hạnh, tứ cố vô thân, không người thừa nhận.  Lão đang ở trong một  cơ quan chăm sóc người cận tử.

 Lão nhớ lại, ngày xưa người ta thường chết ở nhà, nơi mà vợ chồng con cái sống chung với nhau thế hệ này qua thế hệ khác. Người ta sửa soạn cho sự chết giữa những người thân yêu, được người thân yêu quây quần chăm sóc. Mọi người có thời giờ  thong thả nói với nhau, bàn bạc cùng nhau về hậu sự, về chuyện tương lai của các thành viên trong gia đình. Người chết được thân nhân tắm rửa bằng nước cỏ cây hoa lá nhiều mùi thơm, thân xác nguyên vẹn và được mặc quần áo mới may thật đẹp. Áo quan là những mảnh gỗ vàng tâm, gỗ gụ. gỗ lim...sắm sẵn dùng làm phản nằm cho bóng dẩu mồ hôi, để khi hữu sự thì làm áo quan, mang thân xác ra đi. Người chết được quyến thuộc bạn bè tới tận nhà để nhìn mặt nhau lần cuối,  đưa tơi huyệt để vĩnh biệt chia tay...

Bây giờ thì mọi sự đều đổi thay, vì hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống. Người ta chết ở bệnh viện, ở nhà thương, ở nhà “hospice”, đôi khi trên xa lộ, tại thương xá, giữa biển cả, trên núi cao...Thôi thì “gặp thời thế, thế thời phải thế”, chọn lựa làm chi...Cũng là một cách chấm dứt sự sống...

Lão đã làm giấy từ chối mọi phương thức chữa chạy mạnh mẽ như là “gắn dây chỗ này, cài máy chỗ kia” trên cơ thể. Trong di chúc, lão ghi rõ rõ ý muốn chăm sóc y tế như thế nào trong trường hợp mình không nói được vào giai đoạn cuối cuộc đời, khi không còn hy vọng cứu chữa. Lão cũng làm giấy ủy quyền cho một thân nhân quyết định phương thức điều trị khi lão hết sáng suốt. Lão đã tìm hiểu về chương trình chăm sóc cận tử -hospice- nên lão xin vào đây để hy vọng được nhẹ nhàng ra đi không đau đớn vì những biến chứng bệnh của ung thư...

Trước hết lão muốn được gặp gỡ tất cả thân bằng quyến thuộc nhất là người bạn trăm năm với các con các cháu. Hơn mấy chục năm chung sống với biết bao kỷ niệm buồn vui có nhau. Lão đã làm hết nhiệm vụ cho gia đình và lão cũng muốn nhân dịp này nhìn lại các thành quả đó trên gương mặt mọi người với những lời nhắn nhủ cuối cùng. .Lão cũng cần giải quyết mọi chuyện với người thân thiết để đôi bên chia tay trong bình an...Và lão cũng được nắm bàn tay những  người thân yêu lần cuối, bàn tay đón lão vào đời, bàn tay tiễn đưa lão vĩnh viễn ra đi..”Xin chia tay, và nếu là mãi mãi, thêm một lần, xin mãi mãi chia tay”- một nhà thơ nào đó đã viết...

 Lão mong muốn được đối xử như người còn sống. Theo lão, cận tử mới chỉ là gần chết, sẽ chết vì sự sống chỉ ngưng sau khi lão không còn hơi thở, tim lão ngưng đập, não bộ tê liệt. Lão vẫn còn là một sinh vật với mọi ý nghĩa của nó,  như là có suy tư,cảm xúc, quyền hạn như mọi người. Có vui, có buồn, có hy vọng, có thương yêu...

Lão cần được duy trì các hy vọng dưới mọi hình thức. Hy vọng có thuốc tiên, có phương thức kỳ diệu để lão lành bệnh. Mặc dù biết rằng bệnh của lão đang đi vào giai đoạn cuối, những hung bào ung thư đã xâm lấn nơi xa, nhưng “còn nước còn tát”, lão vẫn hy vọng ở một phép lạ đến với lão. Lão đang cầu nguyện ơn trên. Rồi lão hy vọng những cơn đau không hành hạ mình. Hy vọng con cái gần mình. Hy vọng không chết đơn côi. Xin ai đó đừng làm tiêu tan hy vọng của tôi với lời an ủi xã giao, có lệ, “hãy nhìn vào sự thật, đừng mong ở phép lạ”...  Hy vọng có thể lành. Hy vọng chết không đau đớn. Hy vọng vợ hiền, con cháu ở lại bình an. Hy vọng mình được về nơi vĩnh phúc..Xin đừng thổi tắt những ngọn lửa hy vọng của tôi!

Dù thời gian không còn bao lâu, nhưng lão vẫn mong muốn tiếp tục được chăm sóc bởi những người có khả năng, hiểu biết, thông cảm với hoàn cảnh, bệnh tình  của lão. Lão vẫn muốn  tiếp tục nhận dịch vụ y tế, dù mục tiêu bây giờ là làm nhẹ bệnh thay vì chữa khỏi...Những giải thích về bệnh của tôi từ bác sĩ, những hướng dẫn ăn uống từ điều dưỡng viên, sự chăm sóc vệ sinh cá nhân cũa người y công...đều làm ấm lòng tôi hơn, thoải mái hơn...Dù biết rằng sắp chết, tôi cũng vẫn cần...xin đừng cô lập tôi, bỏ tôi một mình trong sợ hãi!!!Lão nhớ có một tác  giả nào đó đã viết: “Chết không phải là kẻ thù; sống với  ám ảnh sợ hãi nó mới là kẻ thù...”

Lão cũng muốn được tham dự vào các quyết định liên quan tới lão. Về các phương thức trị liệu; cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả hình thức ma chay, chôn cất mà lão đã sắp đặt đâu vào đó.. Đôi khi thân nhân không muốn kẻ sắp vĩnh biệt ra đi bận tâm với thủ tục, chi tiết rườm rà, nên quyết định hộ. Làm vậy là ta đã phủ nhận quyền quyết định của họ, coi họ như bất lực và vô hình dung giảm giá trị của họ...

Lão cần được giải thích đầy đủ và ngay thẳng cũng như có quyền nêu ra những thắc mắc về sự chết  Nhiều khi thầy thuốc không muốn nói tới chết chóc với bệnh nhân đau nặng, vì muốn để họ còn hy vọng. Hoặc cho rằng bệnh nhân đã biết rồi. Vì khó nói làm sao ấy. Lão cũng thông cảm với hoàn cảnh khó xử của người thầy thuốc đang chăm sóc lão. Nhiều lúc lão thấy ông ta dường như muốn nói với lão một điều gì quan trong, nhưng lại ngập ngừng. Chắc lại  là chuyện “vô phượng trị liệu” về bệnh của lão chứ gì!" Thực tội nghiệp cho ông bác sĩ! Được huấn luyện để xua đuổi tử thần xa sự sống, chứ đâu có được hướng dẫn để nói về sự chết với bệnh nhân...

Từ lúc sinh thời, lão vẫn có một đức tin tôn giáo thì giờ đây lão cần sự chăm sóc tâm linh, để linh hồn lão có nơi tá túc bình an. Người ta muốn được lên cõi Thiên Đàng, tiêu diêu miền Cực Lạc thì lão cũng muốn được về nơi vĩnh cửu mà lão đã từng  ấp ủ. Lão muốn  được tâm sự với vi lãnh đạo tinh thần mà lão đã quen biết từ nhiều chục năm nay, để sửa soạn cho linh hồn lão...

 Lão cũng cần được giải thích về diễn tiến của sự chết; Vì lão nghe nói khi chết thì sẽ có những khó khăn, những thay đổi về thể xác cũng như linh hồn. Liệu lão có bị những cơn đau bệnh hoạn xâu xé cơ thể!" Liệu những hoảng loạn, ác mộng có đến với lão". Lão có mất ngủ, kém ăn, bí đại tiểu tiện...bác sĩ sẽ làm gì để giúp lão ra đi nhẹ nhàng"

Lão cần sự giải thích thành thực, sự thông cảm của thầy thuốc. Lão không muốn sống trong u mê, lo sợ của sự chờ chết....Lão nhớ lời nhắn nhủ của Nữ tu đáng kính Theresa “Đừng sợ hấp hối vì nó rất giản dị...”

Lão chỉ cần có vậy.....

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.