Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Nhu Cầu Cận-tử

6/30/200600:00:00(View: 2656)

  Cận-Tử là thời gian lão đang lần bước tới ngưỡng cửa Tử Biệt, của sự “dùng dằng nửa ở nửa đi”..Mà dùng dằng thì còn đôi chút quyến luyến, tiếc rẻ, nấn ná, cố kéo dài một it thời gian với cuộc đời. Nấn ná vì lão vẫn không tin rằng lão chỉ còn dăm tháng để hít thở không khí trần gian, để được gần gũi người vợ hiền, bầy con cháu. Và bạn bè quyến thuộc gần xa...

Khi được thầy thuốc cho hay bệnh đang đi vào giai đoạn cuối thì lão có những tâm trạng khác nhau.

Lão ngạc nhiên không tin chuyện đó có thể xẩy ra cho lão. Lão lão hốt hoảng kêu lên “ Chắc là có sự lầm lẫn nào đây. Đâu có phải là mình nhỉ”!". Lão cho rằng bệnh nhân giường bên kia ra đi sớm mới phải vì đương sự gầy gò ốm yếu, suốt ngày ho sù sụ, luôn luôn thở dốc, chứ lão đâu đã đến nỗi gì. Đây cũng là phản ứng tự nhiên của nhiều người chứ chẳng riêng gì lão. Tự nhiên vì sắp mất tất cả mọi sự trên đời thì ai chẳng ít nhiều tuyệt vọng, đau khổ, bất mãn...

 Nhưng mỗi lần gặp mặt, thấy ông thầy thuốc nghiêm nghị hơn, dè dặt hơn thì lão linh cảm là đúng. Đôi lúc lão cũng đã ấm ức trách vị lương y vì chẳng chịu khó tìm kiếm phương thức thần diệu hơn để chữa cho mình.

Rồi lão cầu nguyện, mặc cả điều đình với đấng thiêng liêng giúp lão, cứu lão ra khỏi cơn bạo bệnh này, với lời hứa là từ nay sẽ sống đàng hoàng hơn, điều độ hơn. Từ hơn hai năm nay, khi thấy ho nhiều, lão bỏ hẳn rượu, thuốc lá, ăn nhiều rau trái cây và còn đi bô mỗi ngày, một việc mà trước đây không bao giờ lão nghĩ tới. Rồi thì lão được xác định bị ung thư phổi. Chẳng là vì lão hút thuốc lá từ năm 19 tuổi, hơn một nửa thế kỷ liên tục mang khói vàng của điếu thuốc vào phổi...Lão bắt đầu ho nhiều, khó thở, kém ăn, xuống cân..Và lão bắt đầu trị liệu..Lão mong có phép lạ để lão sống thêm vài năm nữa, cho tới khi đứa con út tốt nghiệp đại học. Rồi ra đi cũng mãn nguyện...

Đến khi y giới lắc đầu chịu thua thì lão thấy không còn hy vọng, lão trở nên buồn rầu, chẳng muốn gặp ai.

Có người nói lão sợ chết. Thời gian đầu khi nghe nói bệnh không chữa được thì quả tình lão có hoảng hốt sợ hãi thật. Ai mà chẳng sợ mất sự sống, phải lìa bỏ những gì đã gắn bó với đời mình cả nhiều chục năm. Nói rằng không sợ thì chỉ là dối lòng, phủ nhận chối bỏ sự thật. Bây giờ thì lão chấp nhận những giới hạn của chữa chạy. Nhiều lúc, lão cũng nghĩ là sống tới tuổi ngoài thất tuần của lão hiện nay cũng đã quá nhiều Ngày xưa cha mẹ lão chỉ thọ tới sáu chục tuổi. So với bố mẹ, “Bonus” tuổi mà Thượng Đế dành cho lão đã quá nhiều...Lão chấp nhận và  chỉ mong sao được ra đi bình an, thanh thản...

Nhưng lão cũng nghĩ tới một số nhu cầu, một số mong muốn được đáp ứng trước khi tử biệt. Những nhu cầu căn bản của con người nhưng đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn...

 Vì lão nghĩ, dù trong tình trạng cận tử, lão vẫn còn là một sinh vật, vẫn còn cảm nghĩ, suy tư, rung động, vẫn còn đôi chút nhu cầu vật chất, những tình cảm thương yêu, tiếp xúc. Vậy thì lão vẫn còn những mong muốn. Y giới cũng đồng ý với lão rằng người cận tử có quyền được cung cấp một số đòi hỏi.

Lão quyết định sẽ chết đàng hoàng, trong tôn trọng. Lão nghĩ là lão may mắn có được một mái nhà ấm áp để sửa soạn ra đi chứ không cầu bơ cầu bất như nhiều người bất hạnh, tứ cố vô thân, không người thừa nhận.  Lão đang ở trong một  cơ quan chăm sóc người cận tử.

 Lão nhớ lại, ngày xưa người ta thường chết ở nhà, nơi mà vợ chồng con cái sống chung với nhau thế hệ này qua thế hệ khác. Người ta sửa soạn cho sự chết giữa những người thân yêu, được người thân yêu quây quần chăm sóc. Mọi người có thời giờ  thong thả nói với nhau, bàn bạc cùng nhau về hậu sự, về chuyện tương lai của các thành viên trong gia đình. Người chết được thân nhân tắm rửa bằng nước cỏ cây hoa lá nhiều mùi thơm, thân xác nguyên vẹn và được mặc quần áo mới may thật đẹp. Áo quan là những mảnh gỗ vàng tâm, gỗ gụ. gỗ lim...sắm sẵn dùng làm phản nằm cho bóng dẩu mồ hôi, để khi hữu sự thì làm áo quan, mang thân xác ra đi. Người chết được quyến thuộc bạn bè tới tận nhà để nhìn mặt nhau lần cuối,  đưa tơi huyệt để vĩnh biệt chia tay...

Bây giờ thì mọi sự đều đổi thay, vì hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống. Người ta chết ở bệnh viện, ở nhà thương, ở nhà “hospice”, đôi khi trên xa lộ, tại thương xá, giữa biển cả, trên núi cao...Thôi thì “gặp thời thế, thế thời phải thế”, chọn lựa làm chi...Cũng là một cách chấm dứt sự sống...

Lão đã làm giấy từ chối mọi phương thức chữa chạy mạnh mẽ như là “gắn dây chỗ này, cài máy chỗ kia” trên cơ thể. Trong di chúc, lão ghi rõ rõ ý muốn chăm sóc y tế như thế nào trong trường hợp mình không nói được vào giai đoạn cuối cuộc đời, khi không còn hy vọng cứu chữa. Lão cũng làm giấy ủy quyền cho một thân nhân quyết định phương thức điều trị khi lão hết sáng suốt. Lão đã tìm hiểu về chương trình chăm sóc cận tử -hospice- nên lão xin vào đây để hy vọng được nhẹ nhàng ra đi không đau đớn vì những biến chứng bệnh của ung thư...

Trước hết lão muốn được gặp gỡ tất cả thân bằng quyến thuộc nhất là người bạn trăm năm với các con các cháu. Hơn mấy chục năm chung sống với biết bao kỷ niệm buồn vui có nhau. Lão đã làm hết nhiệm vụ cho gia đình và lão cũng muốn nhân dịp này nhìn lại các thành quả đó trên gương mặt mọi người với những lời nhắn nhủ cuối cùng. .Lão cũng cần giải quyết mọi chuyện với người thân thiết để đôi bên chia tay trong bình an...Và lão cũng được nắm bàn tay những  người thân yêu lần cuối, bàn tay đón lão vào đời, bàn tay tiễn đưa lão vĩnh viễn ra đi..”Xin chia tay, và nếu là mãi mãi, thêm một lần, xin mãi mãi chia tay”- một nhà thơ nào đó đã viết...

 Lão mong muốn được đối xử như người còn sống. Theo lão, cận tử mới chỉ là gần chết, sẽ chết vì sự sống chỉ ngưng sau khi lão không còn hơi thở, tim lão ngưng đập, não bộ tê liệt. Lão vẫn còn là một sinh vật với mọi ý nghĩa của nó,  như là có suy tư,cảm xúc, quyền hạn như mọi người. Có vui, có buồn, có hy vọng, có thương yêu...

Lão cần được duy trì các hy vọng dưới mọi hình thức. Hy vọng có thuốc tiên, có phương thức kỳ diệu để lão lành bệnh. Mặc dù biết rằng bệnh của lão đang đi vào giai đoạn cuối, những hung bào ung thư đã xâm lấn nơi xa, nhưng “còn nước còn tát”, lão vẫn hy vọng ở một phép lạ đến với lão. Lão đang cầu nguyện ơn trên. Rồi lão hy vọng những cơn đau không hành hạ mình. Hy vọng con cái gần mình. Hy vọng không chết đơn côi. Xin ai đó đừng làm tiêu tan hy vọng của tôi với lời an ủi xã giao, có lệ, “hãy nhìn vào sự thật, đừng mong ở phép lạ”...  Hy vọng có thể lành. Hy vọng chết không đau đớn. Hy vọng vợ hiền, con cháu ở lại bình an. Hy vọng mình được về nơi vĩnh phúc..Xin đừng thổi tắt những ngọn lửa hy vọng của tôi!

Dù thời gian không còn bao lâu, nhưng lão vẫn mong muốn tiếp tục được chăm sóc bởi những người có khả năng, hiểu biết, thông cảm với hoàn cảnh, bệnh tình  của lão. Lão vẫn muốn  tiếp tục nhận dịch vụ y tế, dù mục tiêu bây giờ là làm nhẹ bệnh thay vì chữa khỏi...Những giải thích về bệnh của tôi từ bác sĩ, những hướng dẫn ăn uống từ điều dưỡng viên, sự chăm sóc vệ sinh cá nhân cũa người y công...đều làm ấm lòng tôi hơn, thoải mái hơn...Dù biết rằng sắp chết, tôi cũng vẫn cần...xin đừng cô lập tôi, bỏ tôi một mình trong sợ hãi!!!Lão nhớ có một tác  giả nào đó đã viết: “Chết không phải là kẻ thù; sống với  ám ảnh sợ hãi nó mới là kẻ thù...”

Lão cũng muốn được tham dự vào các quyết định liên quan tới lão. Về các phương thức trị liệu; cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả hình thức ma chay, chôn cất mà lão đã sắp đặt đâu vào đó.. Đôi khi thân nhân không muốn kẻ sắp vĩnh biệt ra đi bận tâm với thủ tục, chi tiết rườm rà, nên quyết định hộ. Làm vậy là ta đã phủ nhận quyền quyết định của họ, coi họ như bất lực và vô hình dung giảm giá trị của họ...

Lão cần được giải thích đầy đủ và ngay thẳng cũng như có quyền nêu ra những thắc mắc về sự chết  Nhiều khi thầy thuốc không muốn nói tới chết chóc với bệnh nhân đau nặng, vì muốn để họ còn hy vọng. Hoặc cho rằng bệnh nhân đã biết rồi. Vì khó nói làm sao ấy. Lão cũng thông cảm với hoàn cảnh khó xử của người thầy thuốc đang chăm sóc lão. Nhiều lúc lão thấy ông ta dường như muốn nói với lão một điều gì quan trong, nhưng lại ngập ngừng. Chắc lại  là chuyện “vô phượng trị liệu” về bệnh của lão chứ gì!" Thực tội nghiệp cho ông bác sĩ! Được huấn luyện để xua đuổi tử thần xa sự sống, chứ đâu có được hướng dẫn để nói về sự chết với bệnh nhân...

Từ lúc sinh thời, lão vẫn có một đức tin tôn giáo thì giờ đây lão cần sự chăm sóc tâm linh, để linh hồn lão có nơi tá túc bình an. Người ta muốn được lên cõi Thiên Đàng, tiêu diêu miền Cực Lạc thì lão cũng muốn được về nơi vĩnh cửu mà lão đã từng  ấp ủ. Lão muốn  được tâm sự với vi lãnh đạo tinh thần mà lão đã quen biết từ nhiều chục năm nay, để sửa soạn cho linh hồn lão...

 Lão cũng cần được giải thích về diễn tiến của sự chết; Vì lão nghe nói khi chết thì sẽ có những khó khăn, những thay đổi về thể xác cũng như linh hồn. Liệu lão có bị những cơn đau bệnh hoạn xâu xé cơ thể!" Liệu những hoảng loạn, ác mộng có đến với lão". Lão có mất ngủ, kém ăn, bí đại tiểu tiện...bác sĩ sẽ làm gì để giúp lão ra đi nhẹ nhàng"

Lão cần sự giải thích thành thực, sự thông cảm của thầy thuốc. Lão không muốn sống trong u mê, lo sợ của sự chờ chết....Lão nhớ lời nhắn nhủ của Nữ tu đáng kính Theresa “Đừng sợ hấp hối vì nó rất giản dị...”

Lão chỉ cần có vậy.....

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hơn 200 quan khách đã ngồi lắng nghe các em hát, múa, kể những câu chuyện về sinh hoạt học tiếng Việt, học lịch sử, văn hóa nghệ thuật Việt, khiến mọi người cảm động và phần nào thấu hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh cùng các tổ chức vô vụ lợi, vì mục đích chung, cùng ngồi lại dưới một mái nhà văn hóa, cùng một ý nguyện như trưởng ban tổ chức Nguyễn Hoàng Quân đã trình bày: “để trung tâm này là nơi học tập, tưởng nhớ và kỷ niệm. Hãy để nó là nơi mà lịch sử được tôn vinh và nơi tương lai được xây dựng bằng kiến thức và niềm tự hào.”
Với tôi, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là một tuyển tập bài viết. Nó là một hóa thân sống động của tình bằng hữu – và đồng thời là tấm gương soi chiếu cách một con người có thể sống trọn vẹn cùng chữ nghĩa...
Mỗi người dân California tạo ra 6,3 pound rác mỗi ngày. Đó là khoảng một tấn rác mỗi người mỗi năm! Người dân California đang yêu cầu giảm thiểu nhựa trong khu phố của chúng ta, và mỗi người trong chúng ta thực hiện những thay đổi nhỏ sẽ giữ hàng triệu tấn nhựa và rác khác khỏi đường phố, sông ngòi, và bãi rác.
Tại khuôn viên Công Ty Dragon Construction Company số 14411 Edwards Street, Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày lễ Vía Đức Quan Thế Âm ngày 17 tháng 2 năm Ất Hợi) đã tổ chức buổi tiệc chay Buffet gây qũy để tiếp tục công trình xây dựng ngôi chùa Giác Ân phần cuối. Chùa Giác Ân tọa lạc tại số 3149 E. Ave S. Palmdale, Thành Phố Palmdale CA 93550 do Ni Sư Thích Nữ Như Thủy làm Viện Chủ.
Tại Saigon Grand Center, thành phố Fountain Valley Vào lúc 1 giờ 30 chiều Chủ Nhật ngày 16.3.2025, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California đã long trọng tổ chức đại lễ tưởng niệm lần thứ 44 hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và em là Trưng Nhị với sự tham dự của rất đông quan khách và đồng hương.
Tại hội trường Miriam Warne Community Building 14491 Beach Blvd., Thành phố Westminster vào lúc 4 giờ chiều thứ Bảy ngày 8 tháng 3 năm 2025, Đảng Bộ Việt Tân Orange County đứng ra tổ chức buổi Công Bố Văn Kiện Việt Nam Nửa Thế Kỷ Tụt Hậu và Lối Thoát cho Tương Lai. Tham dự buổi lễ ngoài các thành viên các cấp trong Đảng Việt Tân về phía quan khách nhận thấy có nhà báo Nguyễn Văn Khanh đến từ Hoa Thịnh Đốn, Kỹ Sư Nguyễn Đại Ngữ, đại diên Đảng Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, Nhà báo Điếu Cầy… một số đại diện các hội đoàn, cộng đồng, một số các cơ quan truyền thông.
15 năm đã qua, có lẽ mọi người đều biết Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Vietnamese Artists Friendship Club) do Nhạc Sĩ Anh Bằng và Nha Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng thành lập vào tháng 3 năm 2010 tại Orange County, miền Nam tiểu bang California, nơi có Little Saigon, được mệnh danh là "Thủ Phủ của Người Việt tại hải ngoại", với tôn chỉ và mục đích là đoàn kết các anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam tại hải ngoại, nâng đỡ và phát triển các tài năng trẻ, và yểm trợ các sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho quê hương Việt Nam...
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.