Hôm nay,  

Ra Mắt "tương Quan Việt Hoa Nhật, Vui Học Việt Hán Nôm"

08/05/200300:00:00(Xem: 6320)
PHOTO: Tác giả Đỗ Thông Minh (ảnh Tuyết Mai)

Arlington, VA. (Tuyết Mai) - Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật, Hội Giáo Dục Trẻ Em VN phối hợp cùng Boat People SOS vùng Hoa Thịnh Đốn đã tổ chức buổi ra mắt tuyển tập "Tương Quan Việt Nhật Trung, Vui Học Việt Hán Nôm" của học giả Đỗ Thông Minh vào lúc 2:30 chiều ngày 4 tháng 5 năm 2003 tại thư viện Arlington, VA.
Trong dịp này diễn giả Đỗ Thông Minh thuyết trình đề tài chữ Hán và chữ Nôm trong tiếng Việt và mối tương quan văn hóa giữa Việt Nhật và Trung. Bài nói chuyện giúp những người đang dạy tiêáng và những người quan tâm đến văn hóa VN hiểu nhiêàu hơn về nguồn gốc tiếng Việt.
Bên ngoài hội trường có bày bán rất nhiều sách và tự điển điện toán do chính tác giả biên soạn và xuất bản. Có khoảng 150 thính giả tham dự buổi diễn thuyết này, không khí đầy văn phong , ấm cúng và chọn lọc, đa số là những học giả, nhà văn, nhà thơ, những người quan tâm đến văn hóa VN cùng đại diện các cơ quan truyền thông báo chí.
Diễn giả Đỗ Thông Minh được đồng hương vùng Hoa Thịnh Đốn quý mến, trân trọng đón mời vì Ông là một người có lý tưởng, có ý chí, đã hoạt động mạnh và đóng góp nhiều cho tập thể người Việt ở hải ngoại, trên nhiều lãnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, văn nghệ và truyền thông trong nhiều năm qua.
Mở đầu chương trình Ông Hà bỉnh Trung có lời chào mừng quan khách đã dành một buổi chiều Xuân tươi đẹp đến dự buổi ra mắt tuyển tập biên khảo của học giả Đỗ Thông Minh. Ông cũng cám ơn những người đã giúp đở và các cơ quan tài trợ chương trình này như báo Sóng Thần, báo Đại Chúng, Thủ Đô Thời Báo, Ông Lê Minh Khôi, Bà Lê Thị Nhị, Bà Ngọc Dung, Bà ngọc Hạnh, Ông Joseph Hòa, Cô Kiều Chi...
Trong phần giới thiệu về tác giả , Bà Bảo Oanh cho biết học giả Đỗ Thông Minh sinh năm 1950 ở Nam Định, VN. Ông là cựu học sinh Trung học Chu Văn An. Năm 1970 Ông học Nhật Ngữ ở trường Quốc Tế Học Hữu Hội, Tokyo. Năm 1975 Ông tốt nghiệp đại học Meisei ban Hóa Học Hữu Cơ. Từ năm 1970 đến nay Ông tham gia nhiều hoạt động xã hôäi, thông dịch, cứu trợ, tổ chức văn nghệ...Năm 1996 Ông thành lập Câu Lạc Bộ Giao Lưu Văn Hoán Việt Nhật. Ông là tác giả hằng trăm bài báo, biên khảo, thường xuyên cộng tác với các đài truyền thanh BBC, VOA, RFI (Pháp), RFA (Hoa Kỳ) SBS (Úc) và rất nhiều đài phát thanh ở khắp nước Mỹ.
Từ năm 1984 đến nay Ông Đỗ Thông Minh đã biên soạn , họp soạn, xuất bản rất niều sách trong đó có tự điển Hán Nhật Việt, tự điển Tin Học tổng họp, Kinh Tế, Khoa học Kỹ Thuật ...Trong tương lai Ông tiếp tục biên soạn và xuất bản, góp phần phục hồi chữ Hán và chữ Nôm trong văn hóa VN.
Với giọng nói ôn tồn, rõ ràng, diễn giả bắt đầu bằng cách đi ngược giòng thời gian, dùng "Cây Văn Tự" để hướng dẫn thính giả tìm về cội nguồn của lối viết chữ Việt. Chữ Việt bắt nguồn từ Hán tự, rồi đến Hán Việt, chữ Nôm . Đến cuối thế kỹ thứ 16 người Tây Ban Nha và người Pháp đưa chữ La Tinh vào VN và năm 1918 Pháp ra lịnh dùng chữ Quốc Ngữ.


Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và hữu ích của diễn giả . Muốn am tường tường tận văn hóa , lịch sữ nước nhà chúng ta cần phải đi sâu vào ngôn ngữ và kho tàng văn chương VN.
Theo Ông Đỗ Thông Minh chữ Hán vốn khó học đối với người Việt Nam, chữ Quốc ngữ tức là chữ Việt viết bằng mẫu tự La Tinh giản dị hơn nhiêàu. Vậy lý do gì Ông đem chữ Hán , chữ Nôm ra bàn luận lúc này" Nhiềøu người VN nghỉ , ở thời đại này muốn văn minh, tiến bộ nhanh nên học tiếng Anh. Ông Đỗ Thông Minh cho biết chung quanh chúng ta có hằn ty ûngười dùng chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên...họ không vì chữ Hán mà kém tiến bộ , văn minh.
Theo Ông Đỗ Thông Minh biết được chữ Hán là nắm được ba chìa khóa rất quan trọng:
Chìa khóa thứ nhất là mở cánh cửa hiện tại. Ai cũng biết theo đà phát triển kinh tế ở VN , trước hết là Đài Loan rồi đến Nhật Bản, Triều Tiên, Tân Gia Ba, Trung Quốc...chiếm 70% số đầu tư vàoVN. Nhầm phát triển giao lưu văn hóa và kỹ thuật với các nước trên , việc học tiếng Nhật , tiếng Hoa không thể thiếu sót được. Hiện nay số người Việt học tiếng Hoa và tiếng Nhật ở VN tăng nhanh.
Chìa khóa thứ hai là mở cánh cửa quá khứ. VN đã dùng chữ Hán khoảng 2000 năm và chữ Nôm khoảng 500-600 năm, nên để lại nhiều văn kiện cổ , viết bằng hai ký tự này. Nếu chúng ta muốn bảo tồn và phát triển văn hóa mà chỉ biết có chữ Quốc Ngữ thì chúng ta chỉ bảo tồn cái ngọn, không có cái gốc.
Chìa khóa thứ ba là mở cánh cửa tương lai. Về học thuật Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới ,có rất nhiều từ điển thuật ngữ. Tự điễn Anh Nhật và Anh Hoa có thể trực dịch các thuật ngữ thuộc lãnh vực khoa học tự nhiên cũng như nhân văn. Với chữ Hán chúng ta có thể đối dịch khá hoàn chỉnh mọi bộ môn.
Phần thứ hai của buổi diễn thuyết là sự tương quan giữa Việt Nhật Trung. Diễn giả đưa ra một số dị biệt giữa người Nhật và chúng ta, điều này cho thấy diễn giả là người râát am tường và quý hai nền văn hóa Nhật Việt.
Xen giữa bài thuyết trình là phần văn nghệ phụ diễn do nhà văn, nhà thơTrần Quán Niệm điều họp chương trình . Phần trình diển có Ngọc Thúy trong bản "Lòng Mẹ", Duy Minh với bản "Hoài Cảm", Diệu Tân với bài thơ "Bâng khuâng", Tuyết Anh với bản "Gia Tài Của mẹ". Phần âm nhạc phụ họa có Đoàn Bằng với Keyboard, Ngọc Thúy với Violin, Thanh Hà , Sáo và Giáo sư Kim Oanh , đàn tranh.
Qua buổi thuyết trình gần hai giờ đồng hồ , cũng như trong tuyễn tập "Vui Học Việt Hán Nôm, Tương Quan Việt Nhật Trung" học giả Đỗ Thông Minh cho thính giả , đọc giả thấy được nguồn gốc của chử Hán , chữ Nôm trong tiếng Việt và nhu cầu học chữ Hán . Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đối dịch những thuật ngữ chuyên môn.
Nhiều người nhận định bài thuyết trình có giá trị rất cao về nghiên cứu và biên khảo. Cách diễn giảng của học giả Đỗ Thông Minh vừa có chiều sâu vừa lý thú. Ông cũng bộc lộ hoài bảo muốn đem những tinh hoa văn hóa, dân tộc Nhật để giới thiệu với chúng ta, mong sao mỗi người cùng cố gắng đưa quốc gia dân tộc VN lên hàng cường quốc như Nhật Bản.
Chương trình được chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày, theo sau là tiệc trà thân mật với tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.