Hôm nay,  

Mọi Cộng Đồng Sắc Tộc Cần Được Ghi Nhận Trong Dữ Liệu Liên Bang

5/27/202414:30:00(View: 2285)
ems brief may 17 tina kauh
Diễn giả Tina Kauh


Quận Cam (VB) - Lần đầu tiên kể từ năm 1997, Văn Phòng Quản Lý Và Ngân Sách (Offife of Management and Budget –OMB, trực thuộc phòng điều hành của tổng thống Hoa Kỳ) đang mở rộng tiêu chuẩn về sắc tộc, nhận diện các cộng đồng trước đây bị bỏ quên, không được tính tới. Những cộng đồng này nay sẽ hiển thị trong bộ sưu tập dữ liệu liên bang.


Vào ngày 17 tháng 5 2024, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) đã tổ chức cuộc họp báo qua mạng. Chủ đề của cuộc họp báo là về sự đấu tranh chống bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, được tài trợ bởi Robert Wood Johnson Fund. Các chuyên gia trình bày việc thu thập dữ liệu đầy đủ, cụ thể hơn sẽ giúp sử dụng các nguồn lực liên bang nhiều hơn cho các cộng đồng sắc tộc hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sức khỏe. Cuộc họp cũng sẽ đề cập đến việc cần thử nghiệm bổ sung và nghiên cứu thực hiện các tiêu chuẩn sắc tộc mới.


Những diễn giả trong cuộc họp báo:

Tina J. Kauh, Senior Program Officer thuộc đơn vị Research-Evaluation-Learning của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Gail C. Christopher, Giám Đốc Điều Hành, National Collaborative for Health Equity; Giám Đốc  National Commission to Transform Public Health Data Systems của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Meeta Anand, Senior Program Director, Census and Data Equity thuộc The Leadership Conference Education Fund.

Juan Rosa, National Director, Civic Engagement tại NALEO Educational Fund


Trong phần trình bày của mình, cô Tina Kauh cho biết mình đang làm việc với các cộng đồng, nhóm bác sĩ để thực hiện quyền bình đẳng về chăm sóc y tế. Dữ liệu thống kê từ các cộng đồng có sẵn là một trong những yếu tố quan trọng để có được sự bình đẳng y tế. Cô kể lại về trường hợp của gia đình mình, ba mẹ là một di dân gốc Đại Hàn, sang Mỹ từ thập niên 1970s. Họ đã phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày, 7 ngày trong tuần trong suốt 30 năm làm việc, nhưng lại rất giới hạn trong quyền được tiếp cận các nguồn giáo dục, chăm sóc y tế phù hợp, lý do là sự giới hạn ngôn ngữ tiếng Anh.


Những nghiên cứu thống kê về cộng đồng Mỹ gốc Á cho đến nay vẫn còn tương đối phổ quát, chưa đi vào chi tiết của từng sắc dân khác nhau. Thí dụ, khi nói đến người Mỹ gốc Á, người Mỹ thường nghĩ ngay đó là sắc dân khá giả, học giỏi, thường làm nghề bác sĩ, kỹ sư… Đó là những định kiến chung, không chính xác cho từng sắc dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Vì vậy, khi làm các mẫu thống kê dân số, cần có chi tiết về các cộng đồng gốc Á chính tại Mỹ. Chính nhờ nỗ lực của OMB mà nhiều cộng đồng gốc Á nay được xuất hiện trên các mẫu nghiên cứu của chính phủ, góp phần tạo nên sự bình đẳng về y tế so với các cộng đồng khác. Và điều này cũng phải được thực hiện với mọi cộng đồng sắc tộc khác ở Mỹ.

ems brief may 17 gail chirstopher
Diễn giả Gail Christopher


Diễn giả Gail Christopher cũng thuộc Robert Wood Johnson Foundation cho rằng trường gia đình của cô Tina là một thí dụ cho sự cần thiết phải nhận diện mọi cộng đồng sắc tộc để có được sự bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Bà tin rằng đa dạng sắc tộc là một trong những thế mạnh của nước Mỹ. Mọi sắc dân phải được nhận diện, có tiếng nói của mình trong xã hội. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng phải thể hiện được tính đa dạng này. Những gì mà OMB đang làm về dữ liệu cộng đồng đang thúc đẩy nhanh chóng tiến trình bình đẳng cho mọi sắc tộc.


Bà đưa ra một thí dụ về những định kiến sai lầm do thiếu dữ liệu thống kê với cộng đồng da đen trong lĩnh vực y tế. Trước đây, giới y khoa có khuynh hướng cho rằng người Mỹ gốc Phi thường dễ bị nhiễm trùng hơn người da trắng. Do đó, khi người da đen phải phẫu thuật trong bệnh viện, thường bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc mê nhiều hơn, dẫn đến nhiều di chứng sau này không cần thiết! Điều này sẽ không xảy ra khi thống kê có đầy đủ, chính xác hơn về dữ liệu của từng sắc tộc.


Diễn giả Meeta Anand thuộc Census & Data Equity cho rằng Gail và Tina đều là những người có tầm nhìn xa trong vấn đề dữ liệu sắc tộc dẫn đến bình đẳng sắc tộc. Bản thân bà có mẹ là người Haiti, cha là người Ấn Độ; nhưng trong suốt thời niên thiếu bà không có dịp nào để thông báo nguồn gốc của mình để được nhận diện trong xã hội Mỹ. Trong những mẫu khai báo sắc dân, cần có thêm những chi tiết cụ thể hơn để công dân có thể khai báo chính xác nguồn gốc của mình. Thí dụ: Asian Black, Asian Hispanic; hay Mina là tên gọi chung của cộng đồng sắc tộc Tây Phi. Bà hy vọng sự cải tổ lần này sẽ được thực hiện nhanh chóng và toàn diện. Bởi vì mỗi chính phủ sẽ có một ưu tiên khác. Nếu tháng 11 tới ông Trump đắc cử, những nỗ lực tương tự có thể sẽ không còn là ưu tiên của chính phủ nữa!

ems brief may 17 juan rosa
Diễn giả Juan Rosa


Diễn giả Juan Rosa cho biết NALEO Educational Fund là tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, đi đầu trong việc tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Latino tham gia vào tiến trình chính trị của Mỹ, từ quyền công dân đến dịch vụ công cộng. NALEO đã góp phần vận động để hơn 6,800 người Mỹ gốc La-tinh được bầu vào các vị trí dân cử trên toàn quốc. Những hoạt động nhằm thống kê đầy đủ và chính xác hơn các cộng đồng sắc tộc cũng sẽ góp phần làm tiếng nói của họ thêm mạnh mẽ, có thêm nhiều quyền lợi chính đáng trong xã hội Mỹ. (VB)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.