Hôm nay,  

Viện Việt Học: Múa Côn, Kiếm Diễn Thuyết Võ Học Tây Sơn

07/10/201400:00:00(Xem: 3509)

WESTMINSTER (VB)-- Buổi diễn thuyết của Giáo Sư Hồ Bửu kèm với diễn võ của ba võ sinh Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hoa Vinh và Thục Linh đã sinh động, lôi cuốn nhiều khán giả -- trong đó hầu hết là những người quan tâm về văn hóa VN, về võ học, và những người đồng hương Bình Định.

Cô Nguyễn Kim Ngân, đại diện Viện Việt Học, nói rằng Viện Việt Học cảm ơn GS Hồ Bửu và ba võ sinh thiếu niên đã bay từ Virginia tới với chi phí tự túc, đặc biệt cảm ơn các bậc phụ huynh đã đi kèm với ba võ sinh thiếu niên này.

Buổi diễn thuyết của GS Hồ Bửu có chủ đề "Một số đặc-thù và đôi nét về triết-lí võ Tây Sơn Bình Định" đã được đón tiếp nổng nhiệt, và có sự quan sát chăm chú từ các võ sư như Nguyễn Minh, Nguyễn Quang Đạt... cũng như giới quan tâm về văn hóa như BS Nguyễn Chí Vỹ, Đặng Phú Phong, GS Phan Công Chánh (từ San Jose tới), Lê Anh Dũng...

GS Hồ Bửu nói rằng Võ Tây Sơn đã có tư rất lâu, có người nói môn võ này mai một phần nào, cũng đúng; có người nói đã pha trộn nhiều truyền thống võ khác, cũng đúng.

blank
Các võ sinh diễn võ.

Theo GS Hồ Bưu, ông có cơ duyên học Võ Tây Sơn từ các võ sư chân chính của môn phái, nên biết rằng tài liệu về võ phaí này rât hiếm hoi.

Võ Tây Sơn trước hết là kết tập từ nhiều thời kỳ, nhiều đời và nhiều gia tộc, chứ không phải là từ một người, hay một thời.

Do vậy, đặc tính trước tiên, Võ Tây Sơn có tính chất bình dân, vì dạy cho nhau trong gia tộc, hay trong làng.

Nhưng đồng thời, Võ Tây Sơn cũng có tính bác học, vì các bài thơ kèm theo từng bài võ, còn gọi là Thiệu Võ -- có khi ở thể thơ 5 chữ, hay 7 chữ, hay lục bát -- cho thấy một triết lý về vũ trụ và con người, trong khi trao truyền cho người học võ lý tưởng là phải giữ nước, bảo vệ xóm làng, và tự mình phải có đạo đức, thành ý,chính tâm.

Môn Võ Tây Sơn vì đặc tính nhiều đời như thế, là vì hoàn cảnh lịch sử, từ những cuôc thi võ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê... đã tổ chức thi Võ Cử.

blank
Trao tặng quà cho các võ sinh và gia đình

Thời đó, Tiến Sĩ Võ được gọi là Tạo Sĩ, sẽ đươc vua cho làm thủ tục vinh quy bái tổ: cỡi lưng voi về làng.

Tiến Sĩ Võ là phải giỏi cả trận đồ, binh thư... chứ không chỉ múa kiếm, đi quyền. Nghĩa là, giỏi cả văn, và do vậy họ mới có thể viết những bài Thiệu Võ.

Tại sao võ học tụ hội về Bình Định? Đơn giản, vì đất nước trải qua nhiều cuộc chinh chiến, vua đưa các tướng giỏi ra trấn giữ Bình Định vì nơi này là biên giới, chinh chiến thường xuyên với Chiêm Thành. Vì vùng biên giới này lắm rừng nhiều ma, nên đân chúng phảỉ dạy võ cho nhau để chống với thú dữ và để chinh chiến với quân Chiêm Thành.

Qua nhiều thế hệ, Võ Tây Sơn hình thành, nhưng các Thiệu Võ mở đầu và kết thúc đều là lời dạy đạo đức, nói về đạo lý làm người.

blank
Cô giáo Kim Ngân (giữa) trao đai đen cho võ sinh Hoàng Nam.

GS Hồ Bửu nêu ra thí dụ là bài quyền Thiền Sư. Nói rằng, thường người mới học võ, tính còn hăng, nên phaỉ luyện qua thời gian để trầm tính như một thiền sư.

Nhưng lời dạy lý tưởng học võ là phảỉ giúp nước, bảo vệ dân. Do vậy, câu đầu Thiệu Võ bài Quyền Thiền Sư là:

Lược điạ đồ thành (chiếm đất phá thành) -- đó là chức năng của một vị tướng dẫn quân. Nghĩa là, học võ là vì dân, vì nước, chứ không phải chỉ học võ là chuyện cá nhân hung hăng.

blank
Cô Kim Ngân trao GS Hồ Bửu tác phẩm "Việt Nam: Văn Hóa Và Môi Trường".

Cuối Thiệu Võ bài quyền Thiền Sư là câu:

Kim kê độc lập (Gà vàng đứng một chân) có nghĩa là, chiến thắng xong, vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn đứng phòng thủ, bảo quốc an dân.

GS Hồ Bửu cũng trình bày về nhiều bài Thiệu Võ khác, với triết lý hoặc về vũ trụ quan (như lý Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái...), hoặc là dạy lý tưởng đaọ đức, nhân sinh quan.

Các võ sinh Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hoa Vinh và Thục Linh đã thay nhau biểu diễn các bài côn, kiếm, quốc: Thất Bộ Côn, Âm Dương Côn, Thiền Sư Quyền, Lão Mai Quyền, Ngọc Trản Quyền, Búa Song Long (sử dụng 2 búa), Bùi Nữ Tướng Quân Song Phượng Kiếm (của bà Bùi Thị Xuân, dùng 2 kiếm), Nhụy Kiều Kiếm Pháp (của Bà Triệu, một kiếm)...

blank
Quan khách.

GS Hồ Bửu đặc biệt mời cô Kim Ngân trao đai đen cho võ sinh Hoàng Nam, nói rằng muốn dịp này để khán giả Nam Cali thấy nghi thức tuyên thệ của võ sinh Võ Tây Sơn khi sắp nhận đai đen phaỉ tuyên thệ trước bàn thờ Thánh Tổ Quang Trung.

Thay mặt Viện Việt Học, các cô giáo Thuy Minh Hồng và Kim Ngân đã trao tặng quà cho ba võ sinh và quý phụ huynh -- mỗi em một cuốn Ước Vọng Duy Tân" của GS Trần Ngọc Ninh, trong đó gửi gấm rất nhiều ước mơ cho thế hệ trẻ.

TRong khi đó, GS Hồ Bửu được trao tặng tác phẩm "Việt Nam: Văn Hóa Và Môi Trường" do Gs. Lê Hữu Mục và Gs. Thái Công Tụng chủ biên, do Viện Việt Học xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.