Hôm nay,  

Kế Hoạch Giúp Công Nhân Việt Ở Đảo American Samoa

28/03/200100:00:00(Xem: 5122)
Hiện nay tình trạng của các công nhân Việt tại American Samoa đang thay đổi hàng giờ và nhu cầu của họ cũng ang thay đổi theo. Các nhu cầu này có thể phân làm ba loại: người đỡ đầu, tài chánh và trợ giúp pháp lý. Sau đây là những ước lượng dựa vào các tin tức mới nhất.

Người Đỡ Đầu
Số người và hội đoàn tình nguyện đỡ đầu đã lên rất đông qua sự vận động của một số đoàn thể và cá nhân, đặc biệt là một số các thiện nguyện viên trước đây đã từng tình nguyện sang American Samoa để giúp đỡ cho số công nhân người Việt này.

Văn phòng LAVAS và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã nhận được hàng trăm cú điện thoại ngỏ ý muốn giúp đỡ. Nhiều nhóm nhà thờ, nhà chùa, thanh niên, và cá nhân đã tình nguyện giúp đỡ tìm chỗ ở và việc làm cho số công hân Việt đã được Sở Di Trú cho nhập cảnh. Điều kiện để Sở Di Trú cho nhập cảnh là phải có người đỡ đầu và có tiền mua vé máy bay. Sở Di Trú rất quan tâm về tình trạng an sinh của số công nhân này, sợ rằng ở một đất nước xa lạ họ sẽ bị trở ngại về đời sống hay bị lợi dụng.

Điều cần lưu ý là các người đỡ đầu sẽ không bị ràng buộc về tài chánh trên mặt luật pháp như những người bảo trợ tài chánh phải bị ràng buộc. Những người đỡ đầu này chỉ cam kết về mặt tinh thần là sẽ lo lắng chu đáo cho những người được đỡ đầu.

Tài Chánh
Hiện nay đã có ba đợt tổng cộng 72 công nhân Việt rời American Samoa đi Honolulu. Số công nhân này hoặc có thân nhân giúp đỡ hoặc được một vài hội đoàn ủng hộ tiền vé máy bay. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã ứng liền để mua một số vé máy bay trong khi chờ đợi các người hảo tâm gởi tiền ủng hộ. Một nhà thờ Tin Lành tại Honolulu đã bỏ tiền ra mua số vé còn lại cho các công nhân Việt. Trong tuần này có thể có đến 70 công nhân nữa sẽ lên đường đi Honolulu. Trong đó khoảng 53 người chưa có vé máy bay.

Tại Honolulu nhà thờ Tin Lành kể trên giúp chỗ tạm trú cho các công nhân Việt trong khi chờ đợi có người đỡ đầu nhận đi các tiểu bang khác. Tuy nhiên số lượng đồng bào được đến Hawaii đã vượt quá sức chức đựng của nhà thờ kể trên. Do đó, sự tiếp tay trong việc phân tán các đồng đi các nơi khác càng trở nên cấp bách hơn.

Pháp Lý
Những công nhân Việt được Sở Di Trú cho nhập cảnh vào Hoa Kỳ để làm nhân chứng cho vụ truy tố công ty Waewoosa và các cơ sở tiếp tay với họ, trong đó có các cơ sở quốc doanh của chính quyền Cộng sản Việt nam. Họ được nhập cảnh theo diện đặc miễn vì công ích (parole) và chiếu khán nhập cảnh của họ chỉ hiệu lực 90 ngày. Họ có quyền xin gia hạn chiếu khán trong trường hợp cuộc truy tố vẫn còn tiếp diễn sau 90 ngày. Sau đó họ phải hồi hương. Nếu muốn ở lại Hoa Kỳ, họ có thể xin tị nạn chính trị hay xin tị nạn theo đạo luật bảo vệ nạn nhân của tình trạng buôn người mà Quốc Hội thông qua vào cuối năm ngoái. Tuy đạo luật đã được ban hành, hiện nay Sở Di Trú và Quốc Hội đang bàn thảo về thể thức áp dụng đạo luật này. Có lẽ sẽ phải đến tháng 5 tới đây, Sở Di Trú mới công bố thể thức và lúc ấy các công nhân Việt mới có thể xin chiếu khán loại T dành cho các nạn nhân của sự buôn người.

Để xin gia hạn chiếu khán nhập cảnh tạm thời, xin tị nạn chính trị, hay xin tị nạn theo đạo luật mới kể trên, các đồng bào này sẽ cần đến sự trợ giúp pháp lý trong nhiều tháng tới đây.

Để giúp cho số trên một trăm đồng bào này đối phó với những nhu cầu kể trên, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và LAVAS sẽ thực hiện các công tác sau đây.

1. Lập danh sách để theo rõi vấn đề sinh sống, công ăn việc làm, cũng như pháp lý của từng công nhân một kể từ khi họ rời American Samoa cho đến khi họ ổn định cả về mặt đời sống lẫn về tình trạng cư trú. Tổ chức LAVAS sẽ đảm nhận công việc này.

2. Gây quỹ để giúp đỡ về mọi mặt, từ vé máy bay đến việc can thiệp pháp lý. Những cá nhân hay tổ chức đỡ đầu được khuyến khích ủng hộ vé máy bay cho những ai được họ đỡ đầu. Tuy nhiên, chúng tôi dự trù có nhiều công nhân sẽ không có vé máy bay. Trong thời gian qua, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã dùng thẻ tín dụng để ứng trước tiền vé máy bay và ước lượng sẽ đủ quỹ tín dụng để trang trải thêm khoảng 20 vé nữa, trong khi chờ đợi những đóng góp từ các nơi gởi đến. Mọi đóng góp xin gởi về một trong hai địa điểm sau đây:

Boat People S.O.S.
P.O. Box 2652
Merrifield, VA 22116
(703) 538-2190

hay:
Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS), 9141 Bolsa Ave., Suite 303, Westminster, CA 92683. Tel (714) 891-1901
Memo xin đề American Samoa Fund. Mọi đóng góp đều có biên lai trừ thuế.

3. LAVAS sẽ phối hợp các luật sư tình nguyện để sẵn sàng can thiệp cho các công nhân Việt về mặt pháp lý. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển sẽ làm việc trực tiếp với Sở Di Trú và văn phòng của Dân Biểu Christopher Smith, tác giả của đạo luật bảo vệ nạn nhân của tình trạng buôn người để theo dõi diễn tiến áp dụng đạo luật này. Dân Biểu Smith là người đã từng hỗ trợ rất nhiều cho các vấn đề thuyền nhân, HO, và nhân quyền ở Việt Nam.

Mọi báo cáo tài chánh và tin tức về tình trạng của các công nhân ở American Samoa sẽ được báo cáo đều đặn trên báo chí cũng như sẽ được đặt trên hệ thống Internet tại địa chỉ:
http://bpsos.org/A_Samoa/A_Samoa.html.

*

Thư Của Một Công Nhân Việt Đã Đến Honolulu
Sau đây là lá thư của một công nhân Việt đã rời American Samoa đến Honolulu vào tuần qua gởi Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Để bảo vệ an toàn cho người này, chúng tôi tạm thời dấu danh tánh và cắt bỏ những chi tiết có thể làm lộ tông tích của người Viết. Gia đình ở Việt Nam của một số công nhân đã bị công an đến nhà hăm doạ và bắt phải gọi điện thoại cấm con cái không được xin đi Hoa Kỳ. Mỗi công nhân như vậy đã phải đóng 4000 Mỹ kim cho chính phủ Việt Nam để được ký hợp đồng lao động tại American Samoa. Nhiều người lại còn phải đóng thêm 1500 Mỹ kim tiền "nhập cảnh."

Trong thời gian tới, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển sẽ tuần tự phổ biến chi tiết về tình trạng buôn người giữa Việt Nam và công ty Daewoosa mà Uỷ Ban đã thu thập trong hai năm qua, kể từ khi sự vụ còn trong trứng nước.

"Ngày 20 tháng 3, 2001

Anh Thắng kính mến,
Hôm nay là ngày thứ 3 của nhóm tụi em được ở đất Mỹ. Thật sự em cũng không thể nào tin được ước mơ này được thành hiện thực anh Thắng ạ. Thật quá kỳ diệu khi chúng em được thoát khỏi Samoa và đến Hawaii. Lần trước em cũng đã có dịp nói chuyện với anh qua điện thoại và chị K cũng thường hay gọi điện thoại cho tụi em. Chị K hay nhắc đến anh Thắng và chị có nói cho tụi em biết là anh Thắng và mọi người ở đất liền đang hết lòng giúp đỡ tụi em và gần như anh Thắng và mọi người đã thay đổi được số phận của tụi em.

Ngày ở Việt Nam em vừa tốt nghiệp Đại Học xong xin việc làm không được nên em mơ là ước gì em có điều kiện tiếp tục sang Mỹ để đi học nhưng vì hoàn cảnh không cho phép nên em đã quyết định xin ba mẹ em cho em vay một số tiền để sang Samoa lao động trước. Em cứ tin tưởng là sau 3 năm làm việc em sẽ có thể tự lo cho mình đi du học ở Mỹ được nhưng Daewoosa đã làm cho em và tất cả mọi người công nhân khác hoàn toàn thất vọng và mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sau hơn 9 tháng tụi em chỉ được nhận 660 Mỹ kim mỗi người. Công ty đóng cửa và mọi người sẽ được đưa về Việt Nam. Đó cũng là một điều hạnh phúc vì mọi người sẽ thoát khỏi mảnh đất Samoa đáng sợ đấy và được đoàn tụ cùng gia đình nhưng trong lòng em rất sợ hãi khi phải trở về anh Thắng ạ. Làm sao những người công nhân như tụi em có thể trả được số nợ lớn như vậy và sau khi về Việt Nam thì công việc và tất cả mọi cái sẽ thế nào.

Em đã đi trong chuyến đầu tiên này đến Honolulu và em cũng biết là anh đã lo cho tụi em rất nhiều để thủ tục nhanh hơn và anh đã giúp đỡ tụi em, mua vé cho tụi em sang đây. Ngay tối hôm tụi em đến, ông Stanley Togikawa (thuộc hội thánh Tin Lành tại Honolulu) họp mọi người lại và thu xếp ăn ở cho tụi em rất chu đáo. Em chẳng biết nói gì hơn. Chỉ biết cám ơn anh và mọi người.

Chào anh."

Ghi Chú: Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vừa dời văn phòng đến địa chỉ mới: 6400 Arlington Blvd., Suite 640; Falls Church, VA 22042-2336; Tel: 703-538-2190; Fax: 703-538-2191.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa Chủ Nhật 5-5-2024, tại công viên Garden Grove Park, thành phố Garden Grove, Quận Cam, Nam Cali; chư Tăng Ni và Phật tử cùng dâng lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, tưởng niệm công đức Phật Thích Ca trong buổi đại lễ Phật Đản kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Phật Lịch 2568...
Rất nhiều gia đình Việt Nam bị trở ngại về việc truyền thông trong gia đình khi các con bắt đầu vào lứa tuổi 12 tới 19; liên hệ giữa cha mẹ và con cái đang êm đẹp bỗng nhiên bị tắc nghẽn một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện của Kristin thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê. Với mảnh bằng kinh doanh của mình, Kristin bận bịu trong việc điều hành cửa hàng của cha mẹ, trau dồi kỹ năng của một đầu bếp chính, đồng thời gánh vác trách nhiệm của người vợ và làm mẹ. Mặc dù phải nghỉ làm để nuôi con, nhưng tình yêu nấu nướng của cô vẫn còn nguyên; điều này dẫn cô đến trường dạy nấu ăn, và cuối cùng là khám phá văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới. Không lâu sau, Kristin bắt tay vào hành trình khởi nghiệp của mình, thành lập Garlic And Chives.
Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi đã chọn những câu hỏi chung về Medicare và các phúc lợi xã hội khác từ các cuộc gọi và thư mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội, thu nhập An Sinh Bổ Sung, phúc lợi Xã Hội cho Người Cao Tuổi hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi hoặc email với chúng tôi theo 3 cách ngay hôm nay
Pechanga Resort Casino vô cùng hào hứng được giới thiệu chương trình “Nhạc Hội Huynh Đệ - The Brothers Concert”, với bốn diễn viên ca sĩ tên tuổi. Buổi trình diễn duy nhất này vào tối Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, lúc 8 giờ ở rạp Pechanga Summit hứa hẹn sẽ đưa quý vị ngược thời gian trở lại kỷ nguyên những ca khúc "hit" bất hủ. Các diễn viên ca sĩ xen kẽ cống hiến những ca khúc vượt thời gian với những lúc thân mật nói chuyện trên sân khấu với khán thính giả. Chắc chắn các 'fan' sẽ cảm nghiệm một buổi tối khó quên. Lương Hán Văn, Ngô Trác Hy, Lâm Hiểu Phong và Tạ Thiên Hoa dàn trải ba lĩnh vực nghệ thuật chính, gồm âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, gợi lên thật nhiều những kỷ niệm trân quý, nhất là trong lòng những ai sinh ra trong các thập niên 80 và 90. Sự nghiệp của những diễn viên ca sĩ này tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng son của ngành giải trí Hong Kong, là khoảng thời gian mà các ca khúc, phim màn ảnh và phim TV của họ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người.
Trong tuần lễ cuối của Tháng Tư năm 2024 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư trong đó có những chương trình nhạc đấu tranh được tổ chức như: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Hát Quỳnh Hoa, Biệt Đội Văn Nghệ tại Thư Viện Việt Nam, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tại hội trường Viện Việt Học, Hội Ái Hữu Cựu Sunh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Đoàn Du Ca Nam California, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ v.v…
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.