Hôm nay,  

Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu Publishing Tổ Chức Ra Mắt Sách A Vietnam War Epilogue của Nhà Văn Phan Nhật Nam

09/05/201300:00:00(Xem: 9310)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 5 năm 2013 tại phòng hội Community Services Building AB Room Thành Phồ Westminster, Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu đã tổ chức buổi ra mắt sách "A Vietnam War Epilogue" của Nhà Văn Phan Nhật Nam do Ban Tu Thư Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu Publishing tổ chức, tham dự buổi ra mắt sách ngoài một số bạn bè thân hữu, chiến hữu, một số các nhà văn, nhà thơ quân đội, một số các cơ quan truyền thông, còn nhận thấy có Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên và phu nhân, Nhà Văn Trần Phong Vũ, Nhà Văn Huy Phương một số các em trong các hội đoàn, đoàn thể trẻ, về Dân cử có Ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành Phố Westminster...

Điều hợp chương trình nhà báo MC. Việt Dũng và anh Nguyễn Cửu Lâm.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm, tiếp theo Ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành Phố Westminster lên ca ngợi việt làm của Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu mà cụ thể là Giáo Sư Tâm Vô Lệ đã thực hiện chuyển dịch tác phẩm của Nhà Văn Phan Nhật Nam ra Anh ngữ, Ông hy vọng cộng đồng bản xứ và các thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên ở Hải Ngoại thấu hiểu được về cuộc chiến Việt Nam là chính nghĩa, đây cũng là việc làm để trả lời cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang chủ trương đảo ngược lịch sử, trong khi đó những nhân chứng lịch sử như Nhà Văn Phan Nhật Nam vẫn đang hiện diện với chúng ta. Ông cũng đã ca ngợi Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu đã thực hiện theo câu phương châm mà Thư Viện đã đề ra đó là: "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn, Văn Hóa Còn, Nước Việt Còn, Hồn Việt Còn" trong dịp nầy Ông cũng đã trao bằng tưởng lệ của Thành Phố đến Nhà Văn Phan Nhật Nam và Giáo Sư Tâm Vô Lệ.

Tiếp theo Nhà Văn Trần Phong Vũ lên phát biểu, trong lời phát biểu ông đã ghi nhận những đóng góp giá trị của Nhà Văn Phan Nhật Nam và việc làm đầy ý nghĩa của Ban Tu Thư Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, ông tiếp: "việc làm của Thư Viện là lấp những khoảng trống mà chúng ta đã bỏ quên, đó là phải dịch những tác phẩm giá trị, nhân chứng lịch sử để cho người ngoại quốc đọc, biết về những tác phẩm của Phan Nhật Nam. Quan trọng hơn đó là cho con em chúng ta sinh ra và lớn lên ở hải ngoại biết, nếu không biết chúng không nắm vững vấn đế nhất là trong giai đoạn chiến tranh. Ông cũng mong mỏi Nhà xuất bản Tiếng Quuê Hương cố gắng dịch những tác phẩm giá trị lịch sử để phổ biến về Văn Hóa Việt Nam, thân mệnh Việt Nam phải để cho người ta biết và con cháu chúng ta biết để không quên gốc gác và tại sao chúng ta hiện diện nơi quê người."

Nhà Văn Huy Phương lên phát biểu, mở đầu ông nói: "Viết để nói về người đã chết, viết không cầu danh vọng ở cái tuổi 70. Xuất thân khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ra trường đi khắp các 4 Vùng Chiến Thuật, nhưng thiên mệnh đã giữ Phan Nhật Nam sống để kể lại những gì anh đã chứng kiến trong cuộc chiến, thấy được tâm địa của kẻ thù. Phan Nhật Nam một tên tuổi lẫy lừng của một người lính cầm bút, anh đã đi hết chiến tranh, tù đày, anh viết cho người đang sống và đã chết và sau đó ông kể lại câu chuyện trong cuộc chiến ngày 21 tháng 6 năm 1945 trong sở chỉ huy tại Mabumi, Tướng Ushijima ông ra lệnh cho mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Sau đó Ông viết thư trình lên Thiên Hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Trong giờ phút cuối cùng ông nói với Đại Tá Yahara: "Đại Tá Yahara, ông cũng như tôi lẽ ra phải tự sát. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau nầy còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa nầy. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục nầy." Phan Nhật Nam là người đã nhận sứ mệnh của cấp chỉ huy như Đại Tá Yahara..."
phan_nhat_nam_ra_mat_sach_dsc_0274
Từ trái: Phan Nhật Nam, Tâm Vô Lệ, Tạ Đức Trí.
Tiếp theo anh Jossy Nguyễn, đại diện giới trẻ lên có cảm tưởng, anh cho biết: "Anh rất sung sướng khi được đọc những cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh, anh hy vọng trong tương lai anh sẽ được đọc nhiều hơn nửa những cuốn sách giá trị mà các bậc cha anh đã viết."

Sau đó Bác Sĩ Trần Lý Lê, người đã bỏ ra gần 7 tháng để hoàn thành bản dịch cuốn sách, bà nói: "Bà hy vọng đây là một cầu nối cho các thế hệ mai sau, bước đầu chuyển ngữ một phần nhỏ trong một gia tài rất lớn của Nhà Văn Phan Nhật Nam..."

Sau cùng là phần cảm ơn của Nhà Văn Phan Nhật Nam, mở đầu ông cho biết: "Đã từng ra mắt sách khắp toàn cầu tuy nhiên chưa có lần nào như hôm nay, trong không khí thân tình mọi người đến đây cũng đã mang một tâm trạng là muốn chuyển đạt những gì lại cho thế hệ mai sau biết được sự thật, vì vậy ông vẫn tiếp tục công việc của một người lính mà là người lính viết văn là một nhân chứng để kể lại những chuyện bằng mắt thấy tai nghe khi người cán binh cộng sản vào Dinh Độc Lập, chứng kiến một gia đình 10 người cùng uống thuốc độc tự tử, vì vậy phải viết, vì không viết có tội với người sống và những người đã chết, chứng kiến từ Tỉnh Lộ 7, Sông Ba với xác người, xác xe. Bà Mẹ chạy từ Quảng trị qua Đèo Hải Vân là một người đàn bà ôm đứa con đã chết. Những thảm cảnh 20 tháng 3 năm 1975 và những cái chết cuối cùng sau 30 tháng 4 năm 1975, một Trung Đội Lính Nhảy Dù đã tập trung vòng tròn tất cả anh em để cùng tự tử. Sau 30 tháng 4 năm 1975 bao nhiêu xác người vượt biên chôn vùi nơi rừng sâu, biển cả vì vậy chúng tôi phải viết, không viết là có tội. Gần đây trong cái gọi là chiến thắng Mậu Thân, Lê Phong Lan đã tuyên truyền: " Mậu Thân đồng bào Huế chết do bom đạn Mỹ Ngụy sát hại rồi Bộ Đội trên đường rút quân thấy vậy mới đào hố chôn tập thể..."

Nhà Văn Phan Nhật Nam cho biết, số lượng những người đọc sách càng lúc càng ít đó là điều đáng buồn cho cộng đồng chúng ta tuy nhiên những sự thật nhất định phải được chuyển đạt đến mọi người với những thế hệ tiếp nối để biết rỏ sự thật.

Cuối cùng ông cảm ơn tất cả qúy vị hiện diên, ông cho biết sự hiện diện hôm nay là một khích lệ để ông tiếp tục viết nói lên tất cả sự thật của cuộc chiến tranh mà chúng ta đã can dự.

Đồng hương thân hữu muốn có những tác phẩm của Nhà Văn Phan Nhật Nam xin liên lạc: (714) 715-2556.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.