Hôm nay,  

Lớp Chữ Nôm ở Little Saigon: Học Chữ Cổ, Tìm Hồn Dân Việt

07/05/201300:00:00(Xem: 8902)
WESTMINSTER (VB) -- Giáo sư Nguyễn Văn Sâm hôm Chủ Nhật 5-5-2013 đã khai giảng lớp Chữ Nôm tại Viện Việt Học, nói rằng Giaó sư vui mừng khi thấy số học viên ghi danh đông hơn mong đợi.

Khoảng vài chục người ghi danh học, từ người trung niên, khi sang Mỹ từ khi còn bậc tiể học, cho tới người cao niên tóc bạc trắng xóa, đã nghe Giáo sư Sâm nói về nhu cầu tìm đọc và dịch lại kho tàng Chữ Nôm, mà GS gọi là chữ quốc ngữ cũ, sang chữ quốc ngữ mới (vần abc).

GS Sâm nói, kho tàng văn hóa Việt gồm các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ mới (tiếng Việt hiện nay). Kho tàng văn hóa chữ Nôm đang trên đà cơ nguy biến mất, vì người ta chỉ học tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc (chữ Hán)... nhưng không mấy ai học chữ Nôm.

Trong phần giới thiệu, ông Nguyễn Minh Lân trong Ban Giám Hiệu Viện Việt Học, nói rằng có những văn bản bên bờ biến mất, nhưng may cứu được nhờ GS Nguyễn Văn Sâm, như trường hợp tác phẩm chữ Nôm "Chàng Lía Truông Mây" may mắn còn tìm ra được một bản duy nhất, và tác phẩm này đã được GS Sâm dịch và chú giải ra chữ quốc ngữ.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng vì tình hình chiến tranh, những văn bản cổ khó tìm được ở Việt Nam. Chữ Nôm được biết xuất hiện từ thời Hồ Quý Ly, thế kỷ 14, nhưng không văn bản nào thời này còn giữ được. Truyền thuyết cho biết, bản văn Chữ Nôm xưa nhất là bài Văn Tế Đuổi Cá Sấu của Nguyễn Thuyên, người được vua nhà Trần đổi họ tên là Hàn Thuyên, nghĩa là cuối thế kỷ 12. GS Sâm nói, bản Văn Tế Cá Sấu này không còn lưu giữ được, sau này có một bản văn phổ biến khởi đầu bằng các câu "Ngặc ngư kia hỡi! mày có hay. Biển Đông rộng rãi..." nhưng nhiều học giả nói bản này nhiều phần là giả mạo, vì văn phong mới quá và chữ nghĩa có nơi không thích nghi. GS Sâm cũng nói về giả thuyết Chữ Nôm có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ thứ 8), vì hai chữ “Bố Cái” là hai chữ thuần Nôm.

Trong số học trò học Chữ Nôm hôm Chũ Nhật có nhiều thành phần. Trong đó có một vị Ni Sư nói rằng đã từng học chữ Hán ở Đại Học Văn Khoa trước 1975, bây giờ theo học Chữ Nôm là để dịch kinh.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng có những bản văn Chữ Nôm do nhiều hòa thượng viết ra hồi thế kỷ 19, 20... Các bản văn chữ Hán thời này đều được dịch sang quốc ngữ mới, nhưng các bản Chữ Nôm vẫn còn nằm yên vì không ai đọc được nữa, nhưng thực ra là gần đời sống hơn, vì trong khi bản Hán văn viết là "sắc" với "không" thì bản Chữ Nôm" viết ;à "có" với "không"...

Một học viên cho biết muốn học Chữ Nôm vì cần đọc các bản văn Chữ Nôm viết về phong thủy, Tử vi, Tướng số... GS Sâm nói rằng có nhiều văn bản Chữ Nôm về các môn học này nhưng cũng cần chuyên ngành, nghĩa là có sẵn trình độ về tử vi, phong thủy...

chu_nom_2013_5_5__9_
GS Nguyễn Văn Sâm, phảỉ, và các học viên Lớp Chữ Nôm.(Photo AVB)
GS Sâm nói, thực tế học Chữ Nôm dễ hơn học tiếng Pháp, tiếng Anh... vì học tiếng Pháp, tiếng Anh cần phải học nghĩa, học nghe, học phát âm, học văn phạm... Còn Chữ Nôm là ai cũng biết sẵn nhiều phần, như chữ “ăn cơm” là hai Chữ Nôm thì ai cũng hiểu nghĩa rồi, nhưng viết Chữ Nôm mới là vấn đề, cần suy luận nhiều.

Chị Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học, nói thêm rằng, Chữ Nôm là khi mình nói “đi lính,” còn Chữ Hán là khi nói “nhập ngũ,” vì ông bà mình có kho tàng văn hóa và ngôn ngữ riêng.

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm trong bản văn phát ra trong lớp, viết rằng Chữ Nôm là thứ chữ Quốc Ngữ Cổ mà ông bà mình xài trước khi có chữ Quốc Ngữ mới bây giờ. GS Sâm viết:

"Nếu không biết chữ Nôm ta không đọc được những gì ông bà mình suy nghĩ ngày xưa và chúng ta chỉ biết những gì được viết bằng chữ Quốc Ngữ mà thôi. Nếu ta chỉ biết chữ Quốc Ngữ mới và chữ Hán thì sẽ hiểu về văn chương và văn hóa Việt một phần mà thôi, còn cả chục ngàn tác phẩm khác được viết bằng thứ chữ ta không biết sẽ mãi mãi nằm đó -- từ thơ văn, tới sách về tử vi, về phương cách định bịnh và trị bịnh, về đặc tính của thuốc men, về chuyện đá gà, coi bói, chuyện đặt để mồ mã, cúng kiến, chuyện vệ sinh thường thức, chuyện đi sứ sang Tàu… chuyện gia phả của một dòng họ... đủ hết.

Thật ra người đi trước chúng ta đã phiên âm một phần lớn sách vở của tiền nhân từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ rồi. Đó là chinh Phụ Ngâm, Đoạn Trường Tân thanh, Lục Vân tiên, Phan Trần Trê Cóc, Cung Oán Ngâm Khúc… Đó là những tác phẩm bằng chữ Nôm của Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ... Nhưng chưa đủ, còn nhiều nhiều nữa.

Chữ Nôm không giúp ta kiếm tiền hay giao tiếp trong thời buổi tân tiến và thực dụng nầy, nhưng chữ Nôm sẽ cho chúng ta lòng tự hào về dân tộc Việt, hiểu được tâm tình của ông cha mình, rieng tôi, trong khi mò mẫm thứ chữ xa xưa đó tôi tự hào rằng đời sống của mình có ích lợi không phải chỉ với gia đình nhỏ bé của mình…" (hết trích)

Hầu hết các viên chức Viện Việt Học cũng ngồi dự Lớp Chữ Nôm hôm Chủ Nhật, trong đó có những vị như hai người phụ trách văn nghệ Viện việt Học là cặp vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Minh và Duyên Anh, cũng như GS Cẩm Bình, GS Lệ Hương...

Thời gian học dự kiến là 30 Chủ Nhật, mỗi Chủ Nhật học 2 tiếng, từ 10AM. Địa điểm học tại hội trường Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Westminster CA. 92683, điện thoại (714) 775-2050.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.