Hôm nay,  

Lớp Chữ Nôm ở Little Saigon: Học Chữ Cổ, Tìm Hồn Dân Việt

07/05/201300:00:00(Xem: 7810)
WESTMINSTER (VB) -- Giáo sư Nguyễn Văn Sâm hôm Chủ Nhật 5-5-2013 đã khai giảng lớp Chữ Nôm tại Viện Việt Học, nói rằng Giaó sư vui mừng khi thấy số học viên ghi danh đông hơn mong đợi.

Khoảng vài chục người ghi danh học, từ người trung niên, khi sang Mỹ từ khi còn bậc tiể học, cho tới người cao niên tóc bạc trắng xóa, đã nghe Giáo sư Sâm nói về nhu cầu tìm đọc và dịch lại kho tàng Chữ Nôm, mà GS gọi là chữ quốc ngữ cũ, sang chữ quốc ngữ mới (vần abc).

GS Sâm nói, kho tàng văn hóa Việt gồm các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ mới (tiếng Việt hiện nay). Kho tàng văn hóa chữ Nôm đang trên đà cơ nguy biến mất, vì người ta chỉ học tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc (chữ Hán)... nhưng không mấy ai học chữ Nôm.

Trong phần giới thiệu, ông Nguyễn Minh Lân trong Ban Giám Hiệu Viện Việt Học, nói rằng có những văn bản bên bờ biến mất, nhưng may cứu được nhờ GS Nguyễn Văn Sâm, như trường hợp tác phẩm chữ Nôm "Chàng Lía Truông Mây" may mắn còn tìm ra được một bản duy nhất, và tác phẩm này đã được GS Sâm dịch và chú giải ra chữ quốc ngữ.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng vì tình hình chiến tranh, những văn bản cổ khó tìm được ở Việt Nam. Chữ Nôm được biết xuất hiện từ thời Hồ Quý Ly, thế kỷ 14, nhưng không văn bản nào thời này còn giữ được. Truyền thuyết cho biết, bản văn Chữ Nôm xưa nhất là bài Văn Tế Đuổi Cá Sấu của Nguyễn Thuyên, người được vua nhà Trần đổi họ tên là Hàn Thuyên, nghĩa là cuối thế kỷ 12. GS Sâm nói, bản Văn Tế Cá Sấu này không còn lưu giữ được, sau này có một bản văn phổ biến khởi đầu bằng các câu "Ngặc ngư kia hỡi! mày có hay. Biển Đông rộng rãi..." nhưng nhiều học giả nói bản này nhiều phần là giả mạo, vì văn phong mới quá và chữ nghĩa có nơi không thích nghi. GS Sâm cũng nói về giả thuyết Chữ Nôm có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ thứ 8), vì hai chữ “Bố Cái” là hai chữ thuần Nôm.

Trong số học trò học Chữ Nôm hôm Chũ Nhật có nhiều thành phần. Trong đó có một vị Ni Sư nói rằng đã từng học chữ Hán ở Đại Học Văn Khoa trước 1975, bây giờ theo học Chữ Nôm là để dịch kinh.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng có những bản văn Chữ Nôm do nhiều hòa thượng viết ra hồi thế kỷ 19, 20... Các bản văn chữ Hán thời này đều được dịch sang quốc ngữ mới, nhưng các bản Chữ Nôm vẫn còn nằm yên vì không ai đọc được nữa, nhưng thực ra là gần đời sống hơn, vì trong khi bản Hán văn viết là "sắc" với "không" thì bản Chữ Nôm" viết ;à "có" với "không"...

Một học viên cho biết muốn học Chữ Nôm vì cần đọc các bản văn Chữ Nôm viết về phong thủy, Tử vi, Tướng số... GS Sâm nói rằng có nhiều văn bản Chữ Nôm về các môn học này nhưng cũng cần chuyên ngành, nghĩa là có sẵn trình độ về tử vi, phong thủy...

chu_nom_2013_5_5__9_
GS Nguyễn Văn Sâm, phảỉ, và các học viên Lớp Chữ Nôm.(Photo AVB)
GS Sâm nói, thực tế học Chữ Nôm dễ hơn học tiếng Pháp, tiếng Anh... vì học tiếng Pháp, tiếng Anh cần phải học nghĩa, học nghe, học phát âm, học văn phạm... Còn Chữ Nôm là ai cũng biết sẵn nhiều phần, như chữ “ăn cơm” là hai Chữ Nôm thì ai cũng hiểu nghĩa rồi, nhưng viết Chữ Nôm mới là vấn đề, cần suy luận nhiều.

Chị Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học, nói thêm rằng, Chữ Nôm là khi mình nói “đi lính,” còn Chữ Hán là khi nói “nhập ngũ,” vì ông bà mình có kho tàng văn hóa và ngôn ngữ riêng.

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm trong bản văn phát ra trong lớp, viết rằng Chữ Nôm là thứ chữ Quốc Ngữ Cổ mà ông bà mình xài trước khi có chữ Quốc Ngữ mới bây giờ. GS Sâm viết:

"Nếu không biết chữ Nôm ta không đọc được những gì ông bà mình suy nghĩ ngày xưa và chúng ta chỉ biết những gì được viết bằng chữ Quốc Ngữ mà thôi. Nếu ta chỉ biết chữ Quốc Ngữ mới và chữ Hán thì sẽ hiểu về văn chương và văn hóa Việt một phần mà thôi, còn cả chục ngàn tác phẩm khác được viết bằng thứ chữ ta không biết sẽ mãi mãi nằm đó -- từ thơ văn, tới sách về tử vi, về phương cách định bịnh và trị bịnh, về đặc tính của thuốc men, về chuyện đá gà, coi bói, chuyện đặt để mồ mã, cúng kiến, chuyện vệ sinh thường thức, chuyện đi sứ sang Tàu… chuyện gia phả của một dòng họ... đủ hết.

Thật ra người đi trước chúng ta đã phiên âm một phần lớn sách vở của tiền nhân từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ rồi. Đó là chinh Phụ Ngâm, Đoạn Trường Tân thanh, Lục Vân tiên, Phan Trần Trê Cóc, Cung Oán Ngâm Khúc… Đó là những tác phẩm bằng chữ Nôm của Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ... Nhưng chưa đủ, còn nhiều nhiều nữa.

Chữ Nôm không giúp ta kiếm tiền hay giao tiếp trong thời buổi tân tiến và thực dụng nầy, nhưng chữ Nôm sẽ cho chúng ta lòng tự hào về dân tộc Việt, hiểu được tâm tình của ông cha mình, rieng tôi, trong khi mò mẫm thứ chữ xa xưa đó tôi tự hào rằng đời sống của mình có ích lợi không phải chỉ với gia đình nhỏ bé của mình…" (hết trích)

Hầu hết các viên chức Viện Việt Học cũng ngồi dự Lớp Chữ Nôm hôm Chủ Nhật, trong đó có những vị như hai người phụ trách văn nghệ Viện việt Học là cặp vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Minh và Duyên Anh, cũng như GS Cẩm Bình, GS Lệ Hương...

Thời gian học dự kiến là 30 Chủ Nhật, mỗi Chủ Nhật học 2 tiếng, từ 10AM. Địa điểm học tại hội trường Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Westminster CA. 92683, điện thoại (714) 775-2050.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.