Hôm nay,  

Hội Ái Hữu Kiên Giang Họp Mặt Giỗ Quan Thượng Đẳng Thần Nguyễn Trung Trực

19/10/201200:00:00(Xem: 6513)
Vào lúc 10:30am ngày Chúa Nhật 14/10/2012 tại hội trường Unify Center, San Jose; Hội Ái Hữu Kiên Giang đã tổ chức cuộc họp mặt và lễ giỗ quan Thượng Đẳng Thần Nguyễn Trung Trực. Có gần 400 đồng hương tham dự. Sau nghi thức chào cờ khai mạc, Ông Hội trưởng Trần Kim Quang chào mừng đồng hương. Có lân dẫn đầu, đám rước di ảnh của Ông Nguyễn Trung Trực vào an vị trên bàn thờ. Đoàn lân Bữu Kim Tự biểu diễn.

Ông Lê Cai đọc tiểu sử và nhắc lại cuộc đời oanh liệt chống Pháp của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Sau đó, lễ giỗ cử hành trang trọng, một đồng hương Kiên Giang là ông Trần Thọ Giao (Ông Sáu Giao), chủ tế cùng 2 vị phó tế dâng hương trước bàn thờ linh vị Quan Thượng Đẳng Thần. Tiếp theo đồng hương lên lễ bái.

Cuối cùng mọi người tham dự tiệc do BTC khoản đãi và thưởng thức văn nghệ, xem biểu diễn múa Lân do Bữu Kim Tự với 8 con Lân đủ màu sắc nhảy múa trên Mai Hoa Thung.

Tiểu sử Nguyễn Trung Trực: (Theo Bách khoa Wikipedia)

Ông Nguyễn Trung Trực (1839–1868) là thủ lãnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Kỳ.

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

Nguyên quán Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định. Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng. Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (xóm chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Khi Pháp nổ súng xâm lăng Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực tham gia vào lực lượng nghĩa quân của anh hùng Trương Công Định (sinh năm 1820, người tỉnh Quảng Ngãi, cầm đầu cuộc chống Pháp từ năm 1859 đến năm 1864, tuẫn tiết vào năm 44 tuổi tại Gò Công khi bị quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp với sự chỉ điểm của kẻ phản bội Huỳnh Công Tấn). Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm Hà Tiên, Ông Nguyễn Trung Trực đóng quân ở Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) và rồi chuyển quân về hoạt động tại vùng Tà Niên. Được sự ủng hộ hết lòng của dân trong vùng, ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực thống lãnh nghĩa binh đánh chiếm đồn Rạch Giá, và giữ trong 6 ngày và sau đó bị Pháp bắt ở Phú Quốc, giam giữ tại khám đường Sài Gòn và xử chém cùng 6 nghĩa binh kiên trung khác tại Rạch Giá vào ngày 13/10/1868.

Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
le_gio_nguyen_trung_truc__11_
Hình ảnh trong giỗ Quan Thượng Đẳng Thần Nguyễn Trung Trực.
Sau chiến công đốt tàu LEspérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp chống thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:

“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”
Trận Hỏa hồng Nhật Tảo

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực lui về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).

Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang, và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.

Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).

Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.

Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Trận Kiếm bạt Kiên Giang

Sau lần đốt được tàu LEspérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.

Ở Kiên Giang, sau khi tìm hiểu được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, và dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang do Trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.

Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).

Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.
le_gio_nguyen_trung_truc__2_
Hình ảnh trong giỗ Quan Thượng Đẳng Thần Nguyễn Trung Trực.
Ra Phú Quốc & bị bắt: Trận Cửa Cạn

Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (còn được gọi Huỳnh Công Tấn, cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực. Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực để bao vây ông. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp nhưng không làm gì được ông. Huỳnh Công Tấn dùng kế bắt mẹ của ông làm áp lực dụ ông ra hàng. Cùng đường, ông Trực vì chữ hiếu phải ra hàng và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Bắt được anh hùng Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn, và ngày 27 tháng 10 năm 1868, Pháp đã đưa ông về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi.

Người ta kể rằng: Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên, nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Trong dân gian có truyền lại rằng: Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa thật đẹp cho ông bước lên đứng, sau khi bị chém máu của ông chảy xuống chiếu và đọng lại thành chữ THỌ, dân làng Tà Niên đem về thờ, và từ đó những chiếc chiếu dệt từ làng Tà Niên đều có chữ Thọ ở giữa chiếc chiếu.

Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường. Trong dân gian truyền rằng, trước khi bị hành quyết anh hùng Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:

“ Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,
Yên gian đỡm khí hữu long tuyền.
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Báo hận thâm cừu bất đái thiên.”
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất.
Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Có người cho rằng: Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời:“chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ được những người ái quốc của xứ sở này.”Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:“Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.”Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại: ”Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

Theo ông Huỳnh Văn Mỹ, một đồng hương Kiên Giang kể lại “Trong trận đánh Cửa Cạn (Phú Quốc) nghĩa quân bị vây hàng tháng trời, vợ ông Nguyễn Trung Trực có một người con nhỏ đang còn bú, vì thiếu lương thực, mẹ không có sữa cho con, bà kêu cứu đồng bào cho con bà bú sữa, nhưng không được cứu. Mẹ con đã qua đời, và từ đó về sau con cái ở làng Cửa Cạn mới sanh ra thường bị chết yểu. Dân chúng trong vùng đồn rằng vì không cứu con bà Trực nên con nít làng nầy bị chết non. Đó cũng chỉ là một lời đồn trong dân chúng mà thôi, chúng tôi ghi lại đây để đồng hương Kiên Giang được tỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.