Hôm nay,  

Tranh Thiền Khánh Trường: Hình Ảnh 'Đáo Bỉ Ngạn'

07/01/201200:00:00(Xem: 13043)

Tranh Thiền Khánh Trường: Hình Ảnh 'Đáo Bỉ Ngạn'

khanh_truong_tranh__2_-large-content: Khánh Trường bên các họa phẩm mới tại nhà.(Photo VB)

khanh_truong_tranh__7_-large-content: Các họa phẩm Thiền của Khánh Trường.(Photo VB)

Phan Tấn Hải

Sau nhiều năm lui về một nơi lặng lẽ, họa sĩ Khánh Trường đã xuất hiện trở lại. Lần này, anh triển lãm loạt tranh chủ đề Thiền -- để nói chính xác, anh giảỉ thích rằng loạt tranh này có chủ đề Qua Bờ Bên Kia.

khanh_truong_tranh__12_-large-contentVà nơi triển lãm hơn 30 tấm tranh Thiền này sẽ là hội trường Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Garden Grove, nơi đang có những lớp hướng dẫn Thiền cho đủ mọi lứa tuổi.

Khánh Trường không phải là một cái tên xa lạ với giới văn nghệ. Anh là họa sĩ, là nhà văn, nhà thơ, người viết tùy bút, người chủ biên tạp chí Hợp Lưu... Khánh Trường không chỉ đa tài, nhưng cũng xuất hiện một cách đa dạng và phức tạp dưới mắt nhìn của giới văn nghệ, nơi anh đã từng vẽ nhiều bìa sách cho các nhà văn, nhà thơ.

Trong tận cùng, Khánh Trường là một nỗi đam mê sáng tạo, một sức sống năng động đang hiển lộng ra với nhiều hóa thân trong hội họa, trong thi ca, trong truyện, trong nghề báo, và cả trong những đam mê ngoài đời. Như thế đó, Khánh Trường đã một thời hiện thân khắp mọi lĩnh vực văn nghệ, và rồi một thời lui về sống lặng lẽ từ nhiều năm nay vừa để dưỡng bệnh, vừa để chiêm nghiệm những nỗi đau sinh tử.

Để rồi vào ngày 30 Tết Nhâm Thìn 2012ø, Khánh Trường sẽ xuất hiện với loạt tranh Thiền, vừa thơ mộng, vừa kỳ bí.

Dưới mắt nhà thơ Du Tử Lê, qua bài “Khánh Trường, ám ảnh bất toàn trong văn chương và đời sống,” đã gọi anh là “”hiện tượng phức tạp, mâu thuẫn, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại hơn một phần tư thế kỷ qua.”

Nơi đây, Khánh Trường đã rơi vào một định mệnh của sắc màu và chữ, theo Du Tử Lê, “Với tôi, sự rẫy rụa của Khánh Trường từ hình tượng, mầu sắc, tới chữ, nghĩa là hệ quả đương nhiên của chủ tâm đánh tháo khỏi vòng tay định mệnh. Đơn giản, ta có thể coi đó như nỗ lực tuyệt vọng trong kiếm tìm hoàn hảo họ Nguyễn.”

Tranh của Khánh Trường thời chưa quan tâm về Thiền là, theo phân tích của nhà thơ Du Tử Lê, “Những người theo dõi khít khao bước đường tạo hình của Nguyễn, sẽ không khỏi ngạc nhiên, khi thấy những tương phản, đối chọi gay gắt. Từ những bức sơn dầu khỏa thân mà hai mầu chính được dùng ở thể gần như nguyên trạng là đỏ và xanh, Khánh Trường bước qua mầu tối là sự trộn lẫn giữa hai mầu nguyên thủy đen và trắng thể hiện hình ảnh những người đàn ông lẻ loi, cuối đường. Những thiếu nữ và trăng xám. Những mẹ, con và biển tối...

Lại có thời gian người xem chỉ thấy trên canvas của Khánh Trường những hình khối, chơ vơ, lạc lõng. Như sự vỡ bùng của tâm thức bị quá tải số lượng thuốc nổ hư vô...”

Đó là thời của những thập niên trước. Bây giờ Khánh Trường đang xuất hiện với những tác phẩm hôi họa về Thiền, về những đau khổ bên bờ này và về những phương trời giải thoát bên bờ bên kia. Đáo Bỉ Ngạn. Đúng vậy. Đó là chữ Khánh Trường đặt tên cho cuộc triển lãm sắp tổ chức ở Thiền Viện Sùng Nghiêm.

Có thể nói ngắn gọn vài lời về cuộc triển lãm tranh Thiền này? Khi tôi hỏi như thế, họa sĩ Khánh Trường giảỉ thích:

“Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.

Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.

Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”

Trong các họa phẩm mới, cùng chủ đề Qua Bờ Bên Kia, người xem sẽ gặp một số hình ảnh thường gặp nơi tranh thủy mặc của các thiền sư cổ thời. Không, tranh Khánh Trường không phảỉ thủy mạc. Tất cả tranh này đều vẽ trên vải bố với sơn dầu. Nhưng vẫn cùng một chất thơ mộng của trăng, của núi, của cành mai, của mây, của hoa, và vân vân.

Thí dụ, Khánh Trường đã vẽ lại một nét trăng, mà anh gọi là Vầng Trăng Tật Nguyền. Họa phẩm này được họa sĩ giải thích:

“Những cồn cát chập chùng tắm đẫm sương đêm, ánh sáng lung linh của màu trăng huyền ảo. Đất trời lồng lộng, tiếng sóng vỗ bờ âm vang... Gần nửa thế kỷ trôi qua, ấn tượng những mùa trăng xưa vẫn thường xuyên hiện về.

Một điều lạ: lần nào cổ nguyệt trong trí nhớ cũng không tròn, chẳng khuyết, mà chừng như bị “vạt” đi một phần. Vầng trăng tật nguyền! Ấn tượng ấy trở thành ám ảnh khôn nguôi. 

Mọi ước mơ đều như trăng 16, tròn đầy, sáng, đẹp, viên mãn.

Nhưng đạo Phật thường ví đời như bể khổ, Sinh làm người, mấy ai vượt qua khổ hải này, dù vô số người đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Ước mơ vốn vô cùng, không bao giờ có điểm dừng. Khổ!

Vầng trăng tật nguyền thường ám ảnh phải chăng là hình tượng cụ thể của những ước mơ không thành?”

A ha! Bây giờ chúng ta đang bắt gặp Khánh Trường vẽ và nói y hệt một thiền sư, dĩ nhiên theo kiểu riêng của anh.

Tuy nhiên, không chỉ triết lý, Khánh Trường vẫn có những nét vẽ về một ký ức thời thơ ấu, một hình ảnh mà anh trọn đời không quên được, và anh gọi họa phẩm này là “Trăng ngồi khe núi.”

Khánh Trường giảỉ thích về họa phẩm này:

“Trên những chiếc xe đạp, bọn chúng tôi gồm 8 thiếu niên cùng trang lứa khởi hành đến một địa danh chỉ cách thị xã 15 km, được xem là vùng bán sơn địa, với những ngọn đồi cây xanh rợp bóng, những hẻm núi vách đá dựng cao vút, con sông uốn lượn ven theo những địa hình nhấp nhô cỏ lau hoang dại. Tuy đang trong giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến Bắc Nam song vùng này vẫn là một trong vài nơi “thanh bình” của miền Nam. Vì vậy những buổi dã ngoại thường được bọn thiếu niên chúng tôi tổ chức.

Đêm, sau một ngày vượt suối băng rừng, cả nhóm quyết định dựng trại trong một hẻm núi, khuất gió. Gã thiếu niên là tôi của ngót nửa thế kỷ trước vừa ngã lưng xuống tấm bạt, đã ngủ ngay, như chết. Nửûa khuya thức giấc nhìn ra ngoài. Qua khe núi, tôi bàng hoàng nhìn thấy mặt trăng tròn sáng rực treo lơ lửng giữa một bầu trời trong vắt không gợn mây.

Từ ngày ấy đến nay, gần 50 năm, rất nhiều lần tôi tái ngộvới trăng, nhưng không bao giác nữa tôi có đươc cảm giác choáng ngợp, như đã.”

Chắc chắn, đợt tranh Thiền này của Khánh Trường sẽ thu hút nhiều quan tâm. Và đặc biệt, với nhiều tấm tranh, bên cạnh sẽ có lời giảỉ thích viết bằng song ngữ Anh-Việt để mời gọi người xem cùng chiêm ngắm thế giới tranh Thiền độc đáo này.

Phan Tấn Hải

GHI CHÚ: Thiền Viện Sùng Nghiêm sẽ:

-- Tặng sách: từ Đêm Giao Thừa Nhâm Thìn 500 cuốn sách: “Tại Sao Không Mở Mắt Vãng Sinh khi Đang Hiện Sống?”

-- Triển Lãm: tranh Thiền độc đáo của Họa Sĩ Khánh Trường, chủ đề "Crossing to the Other Shore: Paramita-Đáo Bỉ Ngạn". Khánh Thành Triển Lãm vào lúc: 10 giờ sáng Chủ Nhật 22-1-2012, tức đúng ngày 30 Tết, cho đến hết ngày 6-2-2012. Giờ mở cửa: từ 9 am. đến 7pm. Thiền Viện Sùng Nghiêm: 11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841. Tel. # (714) 636-0118. Email: sungnghiem@hotmail.com. Website: www.thienviensungnghiem.com

Ý kiến bạn đọc
07/01/201216:45:33
Khách
bài viết thật cô động, thật hay.
Cư sĩ Nguyên Giác đã tránh không đề câ.p tới sự kiện HS đã bị stroke đến lần thứ ba chỉ nói một cách gián tiếp là "sau một biến cố..." vì tế nhị

Mong sự phổ biê'n của Viê.t Báo sẽ đem nhiều người thưởng ngoạn tới Thiền viện Sùng Nghiêm để tán thưởng công trình siêu việt của HS Khánh Trường.
Willy Quí Nguyễn
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.