Hôm nay,  

Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo

09/06/201100:00:00(Xem: 17776)

Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo

hoa_thinh_don_pg_hoa_hao_hinh_007-large-contentKỷ niệm 72 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo ở Maryland.

Tuyết Mai

Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận đã trang trọng tổ chức Đại lễ 18 Tháng 5 Âm Lịch, kỷ niệm 72 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo vào lúc 11 giờ trưa ngày 5 Tháng 6, 2011 tại Holiday Park Senior Center ở Silver Spring, MD.
Có khoảng hai trăm tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và quan khách tham dự. Trong hội trường có một bàn thờ lớn với hoa quả hương đèn rất trang nghiêm, bên trái có một bàn thờ nhỏ với di ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ. Mở đầu, Ông Võ Thanh Nhã, đại diện cho Ban Tổ chức đọc diễn văn khai mạc. Hằng năm vào khoảng 18 Tháng 5 Âm lịch, khắp nơi trên thế giới, nơi nào có tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nơi đó có cử hành Đại lễ 18 Tháng 5. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Vùng HTĐ cũng không ngoại lệ, tuy lễ ở đây không đông đảo náo nhiệt như ở Thánh địa Hòa Hảo, nhưng cùng có một ý nghĩa là để tưởng nhớ đến công ơn của Thầy Tổ đã dày công sáng lập nền Đạo và những lời dạy bảo vô cùng quý báu của Ngài Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Nhưng chẳng may vì phận sự cao cả cũng như vì vận nước Đức Thầy phải xa lìa những tín đồ thân yêu của mình. Đức Thầy đã biết trước. Kể từ khi Đức Thầy vắng mặt tín đố Phật Giáo Hòa Hảo chẳng khác nào như con lạc cha, gà lạc mẹ. Tuy Đức Thầy đã vắng mặt, nhưng tất cả những lời dạy cao quý và thơ văn của Ngài vẫn còn được giữ lại trong Thi Văn Sấm Giảng của Ngài.
Kế đến là nghi thức hành lễ, quý bậc trưởng thượng trong Phật Giáo Hòa Hảo được mời lên cử hành nghi lễ theo Phật Giáo Hòa Hảo. Sau đó Anh Nhất Lĩnh đọc lược sử Phật Giáo Hòa Hảo và ý nghĩa ngày 18 Tháng 5, Âm Lịch. Đức Huỳnh Giáo Chủ có phàm danh là Huỳnh Phú Sổ, sanh năm 1920 tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc. Thân phụ Ngài là Huỳnh Công Bộ, thân mẫu là Bà Lê thị Nhậm, thuộc gia đình trung lưu, có tiếng là phúc hậu và nhiều uy tín tại địa phương. Thuở nhỏ, vừa học xong tiểu học thì Ngài đau ốm liên miên nên phải nghỉ học ở nhà lo dưỡng bệnh. Từ năm 15 đến 19 tuổi, Ngài đau không lúc nào dứt và không lương y nào trị hết. Năm 1939 sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn và núi Tà Lơn về, thì sức khỏe của Ngài đột nhiên biến đổi. Ngài hết bệnh và tỏ ra đại ngộ. Ngài bắt đầu chữa bịnh cho người dân trong xóm, và tiếng đồn, người đến xin trị bịnh càng ngày càng đông, và đặc biệt là các bịnh hiểm nghèo và bịnh truyền nhiểm Ngài đều trị hết, chỉ bằng lá cây, nước lả hoặc giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y và Đông y thảy đều kinh ngạc. Đồng thời với việc trị bịnh, Ngài thuyết pháp giảng Đạo. Ngài chưa hề hoc chữ Nho, chữ Hán mà Ngài làm thơ đối họa rất tài tình và thuyết pháp thao thao bất tuyệt, xuất khẩu thành thi, thông suốt mọi vấn đề và biết trước những gì mà người đối thoại định hỏi Ngài. Các Nho gia thi sĩ, trí thức đương thời đều phải công nhận Ngài là bậc siêu phàm Đại Giác. Ngày 18 Tháng 5 năm Kỷ Mão Âm Lịch tức ngày 4 Tháng 7, 1939 dương Lịch. Đức Huỳnh Giaáo Chủ chánh thức tuyên bố khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
Thấy Ngài được quá nhiều người ngưỡng mộ, thực dân Pháp lo ngại một phong trào quần chúng sẽ trở thành một lực lượng quần chúng nguy hại đối với chế độ. Ngày 18 Tháng 5, 1940 Tòa Hành Chánh Pháp tỉnh Châu Đốc đòi Ngài qua, buộc Ngài phải rời nhà ngay và giao Ngài cho tên mật thám Pháp, đưa Ngài về tỉnh lỵ Sa Đéc và chuyển Ngài đi nhiều nơi. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, Ngài thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội. Ngài cùng các đoàn thể chính trị, tôn giáo thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất để chống Pháp, giành lại độc lập. 
Bởi Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương đường lối dân chủ và giải pháp Quốc gia, chống lại chánh sách độc tài và chủ nghĩa vô thần CS, nên CSVN lúc đó đội lốt dưới tên là Việt Minh, nhiều lần tìm cách hãm hại Ngài nhưng không thành. Việt Minh đã lợi dụng lòng tốt của Ngài, dở thủ đoạn mời Ngài đến dự phiên họp rồi hãm hại Ngài trong đêm 25 Tháng 2 nhuần, năm Định Hợi, nhằm ngày 16 Tháng 4, 1947 tại làng Tân Phú, khu vực Đốc Vàng, Đồng Tháp Mười, thuộc tỉnh Long Xuyên, Ngài vắng mặt từ đêm hôm đó. 
hoa_thinh_doc_pg_hoa_hao_hinh_006-large-contentVề sự nghiệp của Đức Huỳnh Giào Chủ, đó là sự nghiệp của bậc cứu thế độ đời. Công đức vĩ đại của Đức Hùynh Giáo Chủ là việc viết ra Kinh Thi Sấm Giảng, mà một phần đã đựơc ghi chép lại, và đựoc lưu truyền cho các thế hệ về sau. Nhờ Kinh Thi Sấm Giảng này mà giáo lý chân truyền của Đức Thích Ca Mâu Ni đựoc phổ biến sâu rộng, cũng nhờ đó mà hàng triệu ngưòi mộ Đạo, đã quay về với chân Tánh tự Tâm và tránh đựơc những hiểu lầm méo mó, mê tín, dị đoan.
Những tác phẩm của Ngài viết ra phần nhiều thuộc thể văn vần, cho ngừơi đọc dễ nhớ, dễ thuộc và đặc biệt là khi Ngài viết hay nói Ngài luôn luôn nói hay viết một mạch không ngưng, cũng không cần giấy nháp hay bôi xóa như các văn thi sĩ thường làm. Ngoài sáu quyển Sấm Giảng, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn viết nhiều bài thi, bài văn mà sau này tất cả được góp nhặt lại, in thành một quyển sách với nhan đề là Sấm Giảng Thi Văn Tòan Bộ.

Về ý nghĩa của ngày Đại Lễ 18 Tháng 5 Âm Lịch, Phật Giáo Hòa Hảo là Đạo Phật của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, không phải là một tôn giáo mới hay Phật Giáo Canh Tân hoặc thêm bớt gì khác . Chính danh của nền Đạo này là “Phật Giáo Hòa Hảo”, vì phát xuất từ làng Hòa Hảo và tu theo giáo thuyết chân truyền của Đức Phật, chớ không phải " Đạo Hòa Hảo” theo sự gọi tắt và sai lầm của một thiểu số người. Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo nhắc lại lời dạy của Đức Phật. Ngoài giáo thuyết Vô Vi để giải thoát chúng sanh của Đức Phật, Đức Phật cũng dạy Tu Nhân và bài học đầu tiên của Đúc Phật dạy là bàì học “Biết Ơn”.
Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo dạy Tu Nhân và Tu Phật theo pháp môn Thiền Tịnh song tu, nhưng vì hoàn cảnh của đất nước, ngừơi tín đồ Phật Giáo HH hấu hết là cư sĩ tại gia. Phải tu Nhân trước bằng cách hành sử Tứ Ân, nhưng lúc nào cũng nhớ đến việc Tu Phật. Ngài đã từng tuyên bố ” Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo HH , tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thich Ca. Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm mà còn phải thực hiện trên đường chính trị…”
Ông Trần Quốc Sĩ, Hội Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vùng HTĐ có vài lời với quan khách. Ông Sĩ nói, hiện nay Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một trong bốn tôn giáo quan trọng nhất ở VN, với khối tín đồ 5 triệu, sắt son tin tưởng nơi giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Tôn chỉ tu hàmh của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là Học Phật Tu Nhân, tức là noi theo giáo lý chơn truyền của Đức Phật mà tu sửa con ngừơi, để vừa làm tròn bổn phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân tâm cho trong sáng để được siêu thoát vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc, giải thoát khỏi vòng luân hồi.
Vì con số tín độ đông như vậy và áp lực của các chính phủ trên thế giới , nên chính quyền CSVN buộc lòng phải để cho tín đồ hành đạo. Tuy nhiên, pháp nạn vẫn còn trầm trọng, triền miên. Các tu sĩ tại gia bị đối xử tàn tệ, trấn áp, khủng bố, bách hại dã man, thô bạo. Cơ sở thờ phượng chùa chiền, thánh thất, không thuộc quốc doanh, thì bị xâm phạm, xâm chỉếm bất hợp pháp, biểu tượng , thánh tích thiêng liêng bị phá hủy, kinh giảng bị tịch thu, tín đồ tập hợp để cầu nguyện, học tập, bảo vệ nơi chốn tu hành thì bị ngăn chận, bắt bớ, hành hung, đánh đập tàn nhẫn, gây thương tích trầm trọng, giam cầm, truy tố, xét xử độc đoán.
Ông Sĩ nói tiếp, tại hải ngoại đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo đau xót, uất hận và cố vận dụng khả năng để khẫn cấp xin can thiệp, bảo vệ đạo pháp và thánh tích. Lịch sử đã cho thấy chế độ và Chính Quyền CS chỉ có tính cách nhất thời, nhưng tín ngưỡng Phật Giáo là vĩnh cữu. Tại hải ngoại các đồng đạo sẽ vun quén, đào tạo một tầng lớp trẻ, các em sinh trưởng hay đến Mỹ lúc còn nhỏ, để các em học hỏi, thấm nhuần đạo pháp và đạo đức văn hóa VN.
Cuối cùng Ông Sĩ thiết tha nguyện cầu Đức Tôn Sư sớm trở về dìu dắt tín đồ trong cơn pháp nạn, hộ trì cho đạo hữu giữ vững niềm tin, đạo tâm kiên cố, son sắt một lòng, trí dũng thông minh, đoàn kết thống nhất chặt chẽ, nhất quyết bảo vệ Đạo pháp như Đức Thầy đã dạy.
Trong dịp này ông Đỗ Hồng Anh được mời lên phát biểu cảm tưởng. Ông Anh nói CS tự nhận là kẻ vô thần. Chủ thuyết đó nằm trong thuyết tam vô, tức là vô Tổ Quốc, vô gia đình và vô tôn giáo mà CS đã chính thức du nhập vào nuớc ta qua sự hình thành chính thức của Đảng CSVN. Từ đó tín đồ các tôn giáo đều bị hạn chế quyền hành đạo của mình, nếu không muốn nói là bị đàn áp một cách thảm khốc. Riêng trong Phật Giáo Hòa Hảo thì trong ngày 25 Tháng 2, 1947, năm Đinh Hợi, CSVN đã ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ khi chúng mời Ngài đến dự một phiên họp và bắn chết những ngừơi bảo vệ Ngài và Đức Huỳnh Giáo Chủ biến mất từ đó cho đến nay.
Trong nước, CS có nhiều giáo gian đã liên kết với công an đàn áp một cách thô bạo các tôn giáo. Riêng đối với Phật Giáo Hòa Hảo chúng thẳng tay đàn áp khiến cho Bà Nguyễn Thị Thu, Ông Huỳnh Văn Út đã phải tự thiêu để làm ngọn đuốc soi đường, đánh thức lương tâm nhân loại, đánh thức tâm độc ác của bọn CS.
Ở vùng HTĐ này, trong tất cả những sinh hoạt đấu tranh của CĐ ngừơi Việt, Ông Anh ghi nhận luôn luôn có mặt của các tín đồ Hòa Hảo như Ông Trần Văn Mết, Ông Trần Quốc Sĩ, Ông Phan văn Bề …nhiều tín đồ Hòa Hảo trong vùng này đã tích cực, sát cánh với CĐ trong những sinh hoạt đấu tranh, đặc biệt là những sinh hoạt đấu tranh cho Tự do tôn giáo.
Ông Anh nói tiếp, ông rất hân hạnh tham dự Đại Lễ kỷ Niệm ngày khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Buổi lễ này đã đựoc tổ chức một cách trang trọng hơn những năm trước, đó là một sự thay đổi. Ông Anh hy vọng sự thay đổi này sẽ mang lại những kết quả cụ thể, những kết quả tốt đẹp cho công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo trong nước. Với sự tiếp tục đấu tranh, chúng ta cho thế giới thấy sự đàn áp của nhà cầm quyền CS đối với các tôn giáo, đặc biệt với PGHH vô cùng thô bạo. Chúng ta chứng tỏ cho đồng bào trong nước thấy rằng họ không cô đơn, họ luôn có sự hỗ trợ tích cực, mạnh mẽ ở hải ngoại.
Nhân ngày kỷ niệm ngày khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta cầu nguyện Đức Thầy, mong Đức Thầy sớm trở về để cứu nhân độ thế, ban đạo cứu đời, và cầu nguyện chư Phật mười phương, cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho dân tộc chúng ta sớm có được tư do, trong đó tự do tôn giáo là quan trọng nhất. Hy vọng ngày đó không còn xa nữa.
Cuối cùng là lời cảm tạ của Ban Tổ Chức, sau đó các đạo hữu Phật Giáo Hòa Hảo lễ bái và được mời qua phòng bên cạnh dùng cơm chay thân mật.

Ý kiến bạn đọc
29/10/201103:34:48
Khách
Xin giúp tôi tìm bạn cũ là Trần Quốc Sĩ ở cạnh nhà trong khu gia binh Toà Án Quân Sự Cần Thơ từ 1968 đến 1974. Cảm ơn nhiều.
10/06/201116:06:45
Khách
Người tín đồ PGHH tin tưởng Đức Huỳnh Giáo Chủ chưa chết. Ngài chỉ tạm vắng mặt 1 thời gian rồi sẽ trở lại. Vì vậy, người viết bài Tường trình nầy ghi "di ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ" là không đúng mà phải ghi là 'chân dung của Đức Huỳnh Giáo Chủ". Xin lưu ý điều nầy để tránh ngộ nhận, cám ơn.
Danh tánh người tín đồ PGHH tự thiêu ở VN là Trần văn Út tự Út Hoà Lạc, chớ không phải Huỳnh văn Út như tác giả loan tin. Xin điều chỉnh lại cho đúng. Thành thật cám ơn Việt Báo online và tác giả Tuyết Mai.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.