Hôm nay,  

Ái Hữu Bạc Liêu Thăm VB Giới Thiệu 2 Khoa Học Gia

16/03/201100:00:00(Xem: 4106)

Ái Hữu Bạc Liêu Thăm VB Giới Thiệu 2 Khoa Học Gia

trinh_xuan_phuoc_v_t_diep-large-contentHai khoa học gia NASA và các viên chức Hội Ái Hữu Bạc Liêu tại tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Hai 14-3-2011.

WESTMINSTER (VB) – Các viên chức đạị diện Hội Ái Hữu Bạc Liêu hôm Thứ Hai 14-3-2011 đã tới thăm tòa sonạ Việt Baó, và giới thiệu 2 khoa học gia NASA với ban biên tập.

Ông Lâm Quang Hảỉ, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bạc Liêu, nió rằng Hội vinh dự có 2 khoa học gia NASA xuất thân từ Bạc Liêu, và hôm cuối tuần đã về Quận Cam để tham dự Tân Xuân Hội Ngộ. Dịp naỳ, ông Lâm Quang Hải tâm sự rằng có những đồng hương Bạc Liêu thành công ở Hoa Kỳ đã khích lệ nhiều thế hệ trẻ thêm ra sức học ở quê hương thứ hai này. Ông cũng nói, cặp vợ chồng khoa học gia Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp đã khuyến tấn, và bảo trợ cho các sinh hoạt khuyến học của Hội Ái Hữu Bạc Liêu. Sau đây là một số chi tiết tiểu sử 2 khoa học gia NASA.

Khoa học gia Trịnh Hữu Phước sinh ngày 24 tháng 12 năm 1962 tại làng Trưởng Toà, xã Long Thạnh (nay là xã Vĩnh Mỹ), quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Học lực: Tiến Sĩ Cơ Khí chuyên môn Không Gian Học.

Anh Phước, còn có tên là Hữu (vì người Mỹ không gọi được tên chính nên dùng tên lót), xuất thân từ gia đình thương buôn nhỏ. Anh lớn lên trong vùng chiến tranh của một làng quê có tên Trưởng Toà, cách thị xã Bạc Liêu 30 cây số. Anh là người con thứ bảy trong gia đình mười một người con. Ngay từ nhỏ anh đã có tính hiếu học, lúc lên năm tuổi anh bắt đầu cắp sách đến trường học lớp vỡ lòng. Thời bấy giờ học hành trong vùng giao tranh là một điều rất khó khăn. Trường làng chỉ chọn vẹn có một phòng học lợp bằng lá bao bọc với những hầm đào dành cho trẻ em chốn đạn mỗi khi nghe tiếng súng nổ. Hết tiếng súng nổ học trò lại ngồi vào bàn học tiếp tục cho hết bài ngày hôm đó. Cô giáo dạy không có tiền thù lao chi cả, chỉ nhận gạo hoặc tôm cá đóng góp của những phụ huynh học sinh trong xóm. Anh Phước tâm sự rằng: “Ngày nay trong những buổi họp bàn luận chế biến kỹ thuật hoả tiễn, đôi lúc anh chợt nghĩ đến quá khứ của mình và không tưởng được một đứa trẻ học đánh vần ở một trường làng nhỏ bé ấy nay ngồi đối diện với những nhà khoa học gia tại Hoa Kỳ bàn về việc thiết kế động cơ khám phá vũ trụ”. 

Cũng giống như những người dân khác trong làng, song thân của anh không có trình độ học vấn cao và không đặt nặng việc học hành, mặc dầu vậy họ lúc nào cũng cố gắng tạo điều kiện cho con mình đến trường để có chút chữ nghĩa. Năm lớp hai, anh cùng với anh chị trong gia đình được đưa ra chợ Cầu Số Hai (cách nhà 14 cây số) để tiếp tục học. Sau nầy, anh chị lần lượt nghỉ học để phụ giúp gia đình trong công ăn việc làm. Đặc biệt sau biến cố năm 1975, gia đình anh sa sút về kinh tế nên không có khả năng cho các con mình ăn học như lúc trước. Lúc bấy giờ, trường ở thôn quê chỉ dạy đến lớp năm (còn gọi là lớp nhất), muốn học cao thêm thì phải lên tỉnh. Vì thấy con mình ham học, cha mẹ cố gắng lo cho anh lên tỉnh học đến lớp 11.

Khoảng thời gian 1979, phong trào vượt biển ra nước ngoài lan rộng. Gia đình sắp xếp cho anh Phước cùng hai người chị và anh rể ra đi. Cơ hội nầy đã mang đến sự may mắn nhất trong đời của anh. Giống như những thuyền nhân khác, anh Phước đã trải qua một thời gian vất vã tại trại tỵ nạn Nam Dương (Indonesia). Hơn nữa, cuộc vượt biển ấy duy chỉ có một mình anh đi lên tàu được còn những thân nhân của anh đều bị kẹt lại. Anh có kể thêm rằng, gia tài của anh chỉ có một bộ quần áo đang mặc trong người. Trong suốt thời gian ở trại tỵ nạn, anh lên rừng đốn củi và sau đó bán bánh mì để sinh sống. Mặc dù khó khăn đến mấy, anh lúc nào cũng tỏ ra lạc quan, vì biết sẽ có cơ hội tiếp tục con đường học vấn như anh đã từng mơ ước được du học giống như những sinh viên Việt Nam xuất ngoại thời Việt Nam Cộng Hoà.

Bấy giờ anh Phước còn dưới tuổi vị thành niên, vì vậy việc xin định cư của anh rất khó khăn. May mắn trong lúc ở trại tỵ nạn, anh vô tình gặp lại cô bạn học cùng lớp và sau này cũng là người bạn đời của anh. Không bao lâu sau cô bạn ấy đến Hoa Kỳ định cư và giúp tìm người bảo trợ cho anh. Cuối cùng anh được nhận định cư tại thành phố Alton, tiểu ban Illinois, Hoa Kỳ, sau hơn một năm rưỡi khổ cực trong cuộc đời ở trại ty nạn.

Ngôn ngữ bất đồng và kinh tế eo hẹp hầu như là những trở ngại đầu tiên của tất cả những người mới đến định cư. Anh Phước cũng ở hoàn cảnh nầy. Khi sang Mỹ anh được sống với gia đình bảo trợ người Mỹ.

Anh cố gắng học Anh ngữ, bắt đầu với lớp vỡ lòng, một tháng sau anh xin vào dự thính lớp trung cấp, rồi hai tháng kế đến ghi danh lớp bổ túc văn hoá, sau sáu tháng kể từ ngày đặt chân đến nước Mỹ, anh lấy được bằng tương đương trung học. Lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm ấy đã đưa anh Phước vào ngưỡng cửa đại học mà anh hằng ước mơ.

Tài chánh cũng là một trở ngại không nhỏ. Anh Phước vừa học vừa làm trong trường và tìm thêm việc làm để đủ tiền sinh sống và trả học phí. Ở trường, lúc các sinh viên ăn trưa cũng là lúc anh đi rửa chén hoặc dọn bàn trong câu lạc bộ của trường. Ban đêm và cuối tuần anh làm nghề gác gian cho một cơ quan bảo hiểm gần nơi anh sống. Mùa hè thì xin đi làm hãng thịt bò để kiếm tiền thêm. Đến sau, anh Phước được học bổng và làm phụ tá giảng viên trong trường, đời sống của anh có phần thoải mái hơn.

Khi tốt nghiệp cử nhân kỹ sư không gian, Cơ Quan NASA Không Gian Hoa Kỳ có gọi anh đi làm. Nhưng vì chưa có quốc tịch Hoa Kỳ thành thử anh phải ở lại học thêm chương trình cao học (Master). Sau khi đạt bằng cao học anh nhận việc làm ở NASA và kết hôn với Tiến sĩ Hoá học Võ thị Diệp, người bạn học cùng trường từ lúc còn ở Việt Nam và lúc nào cũng tương trợ lẫn nhau trong cuộc hành trình xây dựng tương lai. Với sự khích lệ và chủ trương tiếp tục học của cơ quan NASA, anh Phước đã thực hiện được giấc mơ của mình bằng cách học thêm trong thời gian làm tại NASA và cuối cùng đạt được bằng tiến sĩ cơ khí. Hiện vợ chồng anh đang làm cho trung tâm Không Gian Hoa Kỳ đặc trách chế tạo hoả tiễn, NASA George C. Marshall Space Flight Center, tại Huntsville, Alabama. Anh có ba cháu gái vẫn còn đang đi học.

Tiến sĩ Trịnh Hữu Phước hiện là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật gia chịu trách nhiệm chế tạo máy động cơ hoả tiễn dùng nhiên liệu chất lỏng oxygen và methane.

Các thành tích:

* Cấp bằng phát minh trong cách phóng nhiên liệu vào phòng cháy của động cơ hoả tiễn. Hiện được một tổ chức hiệp hội chế tạo động cơ hoả tiễn mướn phát minh trên.

* Hiện xin hai bằng phát minh trong kỹ thuật chế tạo bộ phận máy động cơ hoả tiễn.

Văn phòng phát minh đang kiểm khảo sự tường trình của loại kỹ thuật nầy.

* Viết hơn 30 bài tường trình kỹ thuật về những nghiên cứu, thí nghiệm, và chế biến động cơ hoả tiễn. Những tường trình nầy đã được đăng trên những tạp chí kỹ thuật.

* Được cơ quan Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ tưởng thưởng bội chương (NASA Medal for Exceptional Service).

* Lãnh một số khen thưởng của cơ quan NASA George C. Marshall Space Flight Center.

Phu nhân của anh Trịnh Hữu Phước là Tiến sĩ Võ Thị Dịêp sinh ngày 14 tháng 12 năm 1962 taị làng Giòng Me, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Học Lực: Tiến Sĩ Hoá Học.

Tiến sĩ hoá học Võ Thị Diệp đang làm cho một trong những trung tâm nghiên cứu không gian của Hoa Kỳ taị thành phố Huntsville, thuộc tiểu bang Alabama. Võ Thị Diệp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân taị làng Giòng Me, thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Vĩnh Lơị, tỉnh Bạc Liêu. Là đứa con thứ bảy trong gia đình có tất cả là chín ngươì. Gia đình của cô thuộc vaò hàng trung nông trước biến cố năm 1975. Ba của cô không có cơ hội đến trường. Ông tự học để biết đọc biết viết. Còn mẹ của cô được ông ngoại tuy là một tá điền thời bấy giờ (lúc đó còn vào thời Pháp thuộc) mời thầy đến nhà đễ dạy cho biết đọc và biết viết. Bước đầu xây dựng gia đình với nhau, hai ông bà rất ngheò nên người chị cả và người anh thứ hai của cô không có dịp may đễ cắp sách đến trường.

Sau này người anh thứ ba học hết trung học và trở thành một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Phần tất cả anh chị em còn laị đều được đi học. Sau biến cố năm 1975, dầu hoàn cảnh xã hội thật khó khăn, nhưng cô vẫn tiếp tục học và phụ giúp gia đình trong công việc đồng áng. Cánh đồng nước mênh mông, cò bay thẳng cánh là nơi đã ấp ũ bao mơ ước xa vời của cô. Trên cánh đồng nước bao la, cô cứ tưởng tượng đây là trường đaị học. Tay ôm những cây mạ non đễ cấy, cô tưởng đến giảng đường đaị học. Nghe tiếng chim hót, trâu góng, tiếng người trò chuyện goị nhau trên cánh đồng, cô tưởng tượng lời giảng của những giáo sư đang giảng baì. Cho đến năm 1977, kinh tế càng khó khăn, cuộc sống càng khổ sở, gia đình bắt buộc cô phaỉ nghĩ học vì học thời đó học không có tương lai hoặc không có một chút hưá hẹn naò cả. Mặc dầu biết thế, cô vẫn đấu tranh với gia đinh đễ tiếp tục được học. Mỗi buỗi sáng, cô phaỉ thức dậy thật sớm làm công việc nhà như hốt dọn chuồng heo…rồi mới được đi học. Sau khi đi học về, phaỉ gánh nước, giặt đồ làm tất cả những việc nhà rồi mới được học baì. Cô phaỉ trốn mẹ trong xó vắng để được đọc những taì liệu sách vỡ mà cô ưa thích. 

Năm 1979 là năm quyết liệt nhất, vào năm đó cô đang học lớp 11 và cũng là năm mà gia đình nhất quyết bắt cô phaỉ nghĩ học khi học hết lớp 11. Đứng trước hoàn cảnh đó, có đôi lúc cô muốn bỏ nhà trốn đi. Đi đâu" Làm gì" Ngay lúc đó cô cũng không biết nữa, cô chỉ biết muốn đi, muốn tiếp tục được học mà thôi. Cuộc đời thật kỳ lạ, nhiêù khi Trời chỉ thử lòng người chịu đựng được bao nhiêu. Một ngày nọ, cô đi ngang qua nhà một hàng xóm, thì chợt có một người nói “Nếu cô đi vượt biên qua Mỹ thì cô sẽ có cơ hội đễ được đi học.” Từ đó cô nuôi ý chí tìm đường vượt biên. Cơ may laị đến, không bao lâu sau đó, gia đình chị Hai có tàu đánh cá và đang tổ chức cuộc vượt biên. Cô có xin ba mẹ cho đi, nhưng ba mẹ cô không đồng ý vì lý do cô còn nhỏ, không người dạy dỗ sẽ dễ bị hư. Ba mẹ cô chỉ đồng ý cho người chị thứ năm và người anh thứ saú (người này không chịu đi, nhưng cả nhà laị năn nỉ anh đi) đi thôi. Nhưng cuối cùng người chị thứ saú quyết định ở laị chuyến đó. Thế là một lần nữa Cô phaỉ quyết định bỏ trốn gia đình đễ thực hiện mơ ước của mình. Sau bao lần trốn tránh, sau bao lần thất baị, thì cuối cùng con thuyền nhỏ đã đưa đoàn người rời khởi nơi chôn nhao cắt rốn vào tháng tư năm 1979, lúc đó cô đang học nữa chừng năm lớp 11 và được 17 tuổi.

Sau hơn tám tháng ở traị tỵ nạn ở đảo Indonesia, cô cùng người anh thứ saú và đứa chaú trai lớn của người anh thứ ba định cư taị thành phố nhỏ Alton, Illinois ngày 15 tháng 12 năm 1979. Cuộc sống mới, xã hội mới, ngôn ngữ mới, tất cả đêù phaỉ bắt đầu từ con số không. Không nhà cưả, không biết đọc, không biết viết, không biết nói, không cha mẹ, không tiền bạc, không hiểu luật lệ…Cuộc đấu tranh mới laị bắt đầu với cô một người sống tha hương với nổi cô đơn, nhớ quê hương làng xóm, nhớ gia đình. Không danh từ và bút mực nào có thể diễn tả cho hết cả tâm trạng nhớ nhung, nỗi vất vã cho bước đầu của cuộc sống mới của cô. Để vượt qua hàng rào khó khăn về ngôn ngữ,cô phaỉ ngày đêm miệt maì tự học tiếng Anh. Để chiến thắng với sự khó khăn trong đời sống kinh tế, đôi lúc cô phaỉ đi bộ mười mâý cây số để đi làm chắt chiu dành dụm từ đồng bạc để gởi về phụ giúp gia đình nơi quê nhà. Cô không nản lòng, thối chí khi vào lớp học Anh Văn (English 102) hai lần bị đuổi ra vì baì viết văn của cô không đủ tiêu chuẩn và trình độ đòi hỏi cho lớp đó. Nhưng cuối cùng rồi gia đình nhỏ gồm có ba người cách nhau khoảng ba tuổi đều học xong bậc đaị học. Người anh thứ saú hiện là kỷ sư điện tử đang làm việc và sinh sống ở FreeMont, California. Người cháu hiện nay cũng là kỹ sư điện tử và đang làm việc sinh sống taị thành phố Chicago, Illinois.

Cô đã kết hôn với người bạn học cùng chung một lớp từ lớp 8 đến lớp 11 lúc còn ở Việt Nam, đó là nhà tiến sĩ kỷ sư cơ khí Trinh Hửu Phước hiện nay cũng làm taị cơ quan NASA cùng cô. Cuộc hôn nhân này cũng là một sự tình cờ thú vị. Cô gặp laị người bạn học này bên traị tỵ nạn ở Indonesia. Trước khi đi định cư, Cô có hứa là sẽ giúp đở tìm bảo trợ. Sau khi định cư, ngoaì việc giử đúng lời hứa tìm bảo trợ, cô còn gởi tiền giúp cho ông Trinh Hửu Phước trong hoàn cảnh khó khăn ở traị tỵ nạn. Sau khi ông Phước định cư taị Hoa Kỳ, cả hai sống cùng một thành phố Alton. Cùng chung hoàn cảnh khỗ ngheò trong hiện taị, cùng hướng về tương lai và cùng sự tương đồng trong quá khứ, cuối cùng hai người kết hôn năm 1986 và bây giờ đã có ba cô gaí.

Hiện nay cô là trưởng nhóm trong vấn đề nghiên cứu vật liệu nhẹ và bền đễ thay thế cho phần kim loaị dùng trong các động cơ máy móc đễ có thể giảm bớt đi rất nhiều trọng lượng trong chương trình trở laị Mặt Trăng, đi lên Hoả Tinh và nhiều hành tinh khác trong không gian. Thêm vào đó, cô là khoa học trưởng trong phần dùng vật liệu cách ly nhiệt cho phần hoả tiễn của phi thuyền con thoi và Hoả Tiễn ARES-I sẽ thay thế cho phi thuyền con thoi vào khoảng năm 1012.

Bằng khen thưởng kèm theo tiền thưởng của khoa học và kỷ thuật về phần nghiên cứu tìm ra chất liệu mới chóng tia cực tím dùng trong nước sơn hoặc lớp phủ bên ngoaì của những con tàu vũ trụ. Cùng với bằng thưởng trên, cô còn có nhiều bằng khen cùng nhóm (group Achievement Award) trong những chương trình như: Hoả tiễn dùng nhiên liệu đặc (Solid Rocket Booster program), Tổng hợp chất đạm trên không gian (Protein Crystal Growth Furance)…..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.