Hôm nay,  

HTĐ: Lễ Tưởng Niệm, Thọ Tang Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Có Mặt Scott Flipse, Đại Diện Ủy Ban HK Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

22/07/200800:00:00(Xem: 3260)

Hình ảnh trong lễ thọ tang, tưởng nguyện vùng Hoa Thịnh Đốn.

Virginia.-  Một nhóm Phật tử  vùng Hoa Thịnh Đốn đã trang trọng tổ chức lễ tưởng nguyện và thọ tang Cố Đức Đệ tứ Tăng Thống Hòa Thượng Thích Huyền Quang và hội thảo về hiện tình Giáo Hội Phật Giáo VNTN, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Viên Lý,  Tổng Thư Ký GHPGVNTN Văn Phòng II tại HK , vào lúc 1:30 trưa ngày 20 Tháng 7, 2008 tại Jewish Center, Fairfax, VA.

Trên lễ đài có cờ Phật Giáo VN, hình Đức Đệ Tứ Tăng Thống TT Thích Huyền Quang với trầm hương nghi ngút. Hai bên có ba vòng hoa tươi. Hiện diện trong lễ này có Ông Scott Flipse, đại  diện Ủy ban HK về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on Internatinal Religious Freedom), nhiều đại diện Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo,  Cao Đài và hầu hết đại diện những đoàn thể chính trị…cùng khoảng ba trăm đồng bào phật tử và tôn giáo khác.

Sau nghi lễ chào quốc kỳ HK, VNCH và Phật Giáo Kỳ,  Giáo sư Đặng Đình Khiết mời Thượng Tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Văn Phòng II tại  HK , Thầy Thich Minh Châu, quý Ni Phật Bảo Tự, Thích Nữ Luân Liên, quan lâm lễ đài. Trong lúc quý tăng ni quỳ trước lễ đài và hằng trăm đồng hương, phật tử đứng trang nghiêm, nhạc phẩm "Trầm Hương Đốt” được  trổi lên cùng với  những lời cầu nguyện cho giác linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang.

Lễ thọ tang theo nghi lễ Phật giáo bắt đầu,  khói hương tỏa bay nghi ngút, cùng với tiếng chuông mỏ và lời kinh kệ ngân vang, mọi người có cảm tưởng như giác linh của Đức Tăng Thống đã nương theo hương khói về  đây chứng minh hàng trăm phật tử đang thành tâm cầu nguyện cho Ngài. Từ bàn thờ, những mãnh “vãi tang” nhỏ màu vàng, được chuyển xuống cho những phật tử muốn thọ tang,  cài trên áo.

Sau đó Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu qua về cuộc đời của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Hòa Thượng Thích Huyền Quang,  từ lúc còn là một người con của miền Trung  cho đến  ngày Ngài viên tịch.  Ngày sinh ngày 8 Tháng 8, 1920, có thế danh là Lê Đình Nhàn, ở huyện An Nhơn, Bình Định. Ngài tham gia kháng chiền  chống Pháp ở Liên Khu 5. Năm 1958 Ngài  khai sáng Tu Viện Nguyên Thiều. Năm 1974 Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. CS lập Giao Hội Phật giáo  Quốc Doanh năm 1981.

Năm 1992, Ngài viết “Yêu sách 9 điểm” dài 9 trang, gữi đi sáu cơ quan lãnh đạo Nhà Nước CS, nói lên thảm trạng Giáo Hội PGVN Thống nhất bị kỳ thị, bị đàn áp trong suốt 18 năm và tố giác việc tù đày và khủng bố hàng  giáo phẩm, tố giác Đảng và Nhà Nước cố dựng ra giáo hội quốc doanh để  chia rẻ khối Phật giáo dân tộc. “Yêu sách 9 điểm”  mở ra  cuộc vận động giải trừ Pháp nạn thời CS.

Năm 1993 Ngài viết “Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp Nạn” với nhận thức quốc nạn chưa giải quyết thì pháp nạn cũng không thể giải quyết. Rồi Ngài đề xuất 9 biện pháp trị liệu, kêu gọi Đảng và Nhà Nứơc hãy  “sám hối với người chết “, “ bỏ điều 4 Hiến Pháp”  và “tổ chức bầu lại Quốc Hội” dưới sự giám sát của LHQ.

Với tên tuổi được biết đến khắp năm Châu, năm 2003 một trong đại hội Ngài được Viện Tăng Thống cử lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống của Giáo Hội,  sau đó Ngài ban Giáo chỉ cho Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hãi Ngoại tại HK  - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo Hội tại các Châu,  tổ chức Đại Hội để tiếp nối khai triển các công tác đề ra tại Tiền Đại Hội bất thường ở Bình Định. Ngài đã từ chối không cho phái đoàn Thích Nhất Hạnh đến thăm hay gặp.

Ngày 27 Tháng 5, Ngài phải vào bệnh viện Đa Khoa Quy Nhơn vì bệnh yếu  tim và có nứơc trong phổi. Sau một thời gian y sĩ phát hiện thêm bệnh gan, thận, suy dinh dưỡng,  nên phải chuyển vào phòng cấp cứu. Ngài tỏ ý muốn về Tu viện Nguyên Thiều cho được thanh tịnh và nghe công phu sớm chiều. Ngài về đến tu viện lúc 3 giờ 30 ngày 4/7,  chiều hôm sau, lúc 1 giờ trưa Ngài xã báo thân, ngay nơi phương trượng của Ngài, nơi Ngài đã sáng lập 50 năm về trước. Ngài trụ thế 89 tuổi, tu trì 69 năm. Ngài ra đi  là một mất mát vô biên cho Giáo Hội Phật Giáo VNTN. Nhưng gương bất khuầt của Ngài sẽ mãi mãi còn soi sáng cho công cuộc trường kỳ đấu tranh của dân tộc VN nhằm dành lại nhân quyền, tự do, dân chủ và nhân phẩm cho 86 triệu dân VN.

Sau lời giới thiệu , các đạo hữu và đại diện Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Phật giáo đựơc mời lên niệm hương trước bàn thờ. Ông Lý Văn Phước , Chủ Tịch Cộng Đồng VN vùng Washington, D.C., Md và VA phát biểu, dân tộc VN vẫn còn thống khổ và Giáo hội Phật Giáo vẫn còn trong cơn pháp nạn . 

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình đại diện  Tổ chức Quồc Tế Yểm Trợ Cao Trào  Nhân Bản gởi lời chia buồn trước sự mất mát to lớn nhất về  Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, dù sự mất mát to lớn đó đối với  chúng ta không có  lấy gì thay thế được nhưng niềm  tin trong lòng chúng ta vẫn còn mãi mãi và chúng ta sẽ tiếp tục những công cuộc tranh đấu  của Ngài .

Trong dịp này Ông Scott Flipse, đại diện Ủy hội HK về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế phát biểu, vấn đề tự do tôn giáo là một vấn đề vô cùng hệ trọng, cá nhân ông cũng đã làm việc rất nhiều cho VN. Ủy Hội HK cũng như Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng đã làm việc nhiều. Lúc này chính là thời điểm rất tốt  tranh đấu  tự do tôn giáo cho VN, quan hệ giữa Hà Nội và HTĐ  càng ngày càng được phát triển.   Để có đựơc tự do nhân quyền và tự do tôn giáo chúng ta  phải làm việc tích cực hơn, phải thuyết phục được HK và thuyết   phục chính quyền  HK hiện tại, đương kim Tổng Thồng và Tổng Thống tương lai rằng, vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề  vô cùng hệ trong sự bang  giao giữa hai nước.

Cá nhân tôi xin cam kết rằng, chúng tôi sẽ làm hềt sức cho những vị dân biểu, nghị sĩ, Tổng Thống HK để cho vấn đề tự do, dân chủ,  nhân quyên và tự do tôn giáo không bao giờ thiếu vắng trong những cuộc đối hoại  giữa chính phủ HK và chính phủ VN.

Ông Huỳnh Văn Hiệp, Phó Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo phát biểu, cuộc đời Đức Tăng Thồng là một tấm  gương sáng ngời, trên 89 năm trụ thế phần lớn cuộc đời Ngài là sự khổ hạnh, tù đày, quản chế. Nay tiếng nói  bất khuất của Ngài được vang dội khắp năm Châu. Đặc biệt những đòi hỏi của Ngài không chỉ riêng cho Phật Giáo mà  cho những tôn giáo khác và dân tộc. Noi  gương đại hùng đại lực của Ngài là nhiệm vụ của chúng ta.  Sau đó, đồng hương được mời lên niệm hương trước bàn thờ.

Trong phần  thảo luận về hiện tình của Giáo Hội VN Thống Nhất, trên bàn cử tọa bên trái có Ông Lê Hồng Long, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Đặng đình  Khiết, bên phải là Thượng Tọa Thích Viên Lý, Giáo Sư Võ văn Ái không có mặt nhưng từ Pháp ông  trả lời câu hỏi qua điện thoại...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.