Hôm nay,  

Cuộc Đời Và Tâm Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

8/7/201000:00:00(View: 2840)

Cuộc Đời và Tâm Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đại sư Geshe Phunsok Gyeltsen lượt qua tiểu sử và hành trạng của Đức Đạt Lai Ma Lạt Ma đời thứ 14 với ba phần chính nói về sự thị hiện ra đời tại Tây Tạng, thụ hưởng nền giáo dục toàn hảo của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, và cuộc sống lưu vong tại Ấn Độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Qua đó, được biết rằng sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 viên tịch, một Hội Đồng tìm vị hóa thân Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đã được thành lập gồm các vị Đại Sư Tây Tạng. Hội đồng này bắt đầu công việc tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 bằng cách đến một hồ nước ở phía Nam của thủ đô Lhasa để quán chiếu những điềm báo mầu nhiệm về tông tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi quán chiếu tại hồ nước này, Hội Đồng đã vẽ ra khung cảnh của nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 tái sinh, và theo bản đồ ấy để đi tìm. Cuối cùng phái đoàn đã đến được ngôi làng và ngôi nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 tái sinh. Lúc đó cậu bé tái sinh mới có 4 tuổi. Công tác cung thỉnh kéo dài trong 2 năm mới về tới thủ đô Lhasa để làm lễ đăng quang, lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 được 6 tuổi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 bắt đầu được các vị Đại Sư danh tiếng của Tây Tạng truyền thọ sự giáo dục tinh nghiêm. Vài năm sau đó, khi tình hình chính trị Tây Tạng trở nên căng thẳng tột độ vì sự xâm lăng của Trung Quốc, vị quốc sư của Tây Tạng đã phải từ chức và Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 được tấn phong lên ngôi vị lãnh đạo chính phủ Tây Tạng để lèo lái con thuyền lịch sử đầy sóng gió trước mắt. Năm 25 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua được cuộc trắc nghiệm về kiến thức Phật Học với nhiều vị Đại Sư nổi tiếng Tây Tạng và tốt nghiệp chức vị Ghese, tương đương với văn bằng tiến sĩ Phật Học ngày nay.


Năm 1959, Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể tiếp tục ở lại Tây Tạng nên đã cùng phái đoàn chư Tăng và chính phủ Tây Tạng tị nạn sang Ấn Độ. Được chính phủ Ấn hiến tặng vùng đất mà ngày nay là Dharamsala để định cư, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu nỗ lực ổn định đời sống cho đoàn người Tây Tạng lưu vong. Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tiếp tục con đường học vấn và nghiên cứu Phật Học của ngài với những bậc Đại Sư Tây Tạng, vừa xây dựng nơi ăn chốn ở, dựng trường học, thành lập các Tu Viện cung cấp nền giáo dục cho chư Tăng, Ni và người Tây Tạng tị nạn. Ngài để tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ Tây Tạng vừa giữ được truyền thống văn hóa Tây Tạng, vừa tiếp thu văn hóa Tây Phương để thích nghi với hoàn cảnh sống mới và công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã hy sinh nhiều thì giờ quý báu của Ngài cho công tác hoằng pháp và giới thiệu tinh thần từ bi, trí tuệ, hòa bình của Đạo Phật đến thế giới. Vì vậy, Ngài được cả thế giới biết đến như là biểu tượng của tinh thần từ bi, hòa bình và bất bạo động, là nhà lãnh đạo tinh thần được nhiều người trên thế giới kính trọng nhất.
Đại sư Geshe Kelsang Damdul, trong phần phát biểu, cho biết rằng Ngài rất vui khi chứng kiến một buổi lễ mừng sinh nhật và chúc thọ Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Việt Báo với tinh thần hài hòa giữa các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và Việt Nam. Ngài cũng không quên bày tỏ lòng cảm tạ đến Ban Tổ Chức và chư tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử tham dự trong buổi lễ này. Nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Đại Sư Geshe Kelsang Damdul cho biết rằng, “Ngài là người chủ xướng hòa bình và đem lại sự hài hòa cho tất cả mọi chủng tộc trên thế giới.” Đại sư kể rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi tới 62 nước để thuyết giảng về đức từ bi và sự an lạc hòa bình cho mọi người. Theo Đại sư Damdul, dù bận lo nhiều Phật sự khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã dành thì giờ để viết sách và đến nay đã xuất bản được 22 cuốn được xếp vào loại sách bán chạy nhất thế giới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Trong khuôn viên đại lý xe Carvana số 13950 Springdale ST, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 18 tháng 4 năm 2025, Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí Địa Hạt 70 đã long trọng tổ chức lễ khánh thành bảng “Little Saigon Freeway” được dựng trên Xa Lộ 405 đoạn ngang qua Thành Phố Westminster. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự rất đông đống hương, một số đại diện các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, quý vị nhân sĩ, một số quý vị dân cử tại địa phương và San Jose, qúy cơ quan truyền thông.
Tại hội trường 14361 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club-VADC) đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 ngày Quốc Hận. Tham dự buổi tưởng niệm nhận thấy có: Bà Florice Hoffman, Chủ Tịch Đảng dân Chủ Quận Cam; Bà Libby Frolichman, Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Quận Cam; Jim Moreno Coast Community College Trustee; Phú Nguyễn Coast Community College Trustee; Ông Long Trần, Dân Biểu Tiểu Bang Georgia; Ông Carlos Manzo, Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster; BS. Lê Đình Phước, Giáo Sư Đại Học UCLA; BS. Ngô Bá Định, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân, Hội trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội, Phó Hội trưởng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; một số đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị nhân sĩ, quý cơ quan truyền thông và đồng hương.
Tại phòng họp nhật báo Người Việt vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư ngày 16 tháng 4 năm 2025, tổ chức ACoM America Community Media tổ chức họp báo để thông báo tình trạng Medi-Cal có thể bị cắt giảm tài trợ. Mục đích buổi họp báo là để thông báo tin tức đến các cộng đồng biết là “có thể với tình trạng nầy bảo hiểm Medicaid Quốc Hội có thể thay đổi ngân sách và cắt giảm số tiền $880 tỷ dành cho bảo hiểm Medicaid, làm hàng triệu người mất bảo hiểm.”
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.