Hôm nay,  

Cuộc Đời Và Tâm Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

8/7/201000:00:00(View: 2823)

Cuộc Đời và Tâm Nguyện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đại sư Geshe Phunsok Gyeltsen lượt qua tiểu sử và hành trạng của Đức Đạt Lai Ma Lạt Ma đời thứ 14 với ba phần chính nói về sự thị hiện ra đời tại Tây Tạng, thụ hưởng nền giáo dục toàn hảo của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, và cuộc sống lưu vong tại Ấn Độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Qua đó, được biết rằng sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 viên tịch, một Hội Đồng tìm vị hóa thân Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đã được thành lập gồm các vị Đại Sư Tây Tạng. Hội đồng này bắt đầu công việc tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 bằng cách đến một hồ nước ở phía Nam của thủ đô Lhasa để quán chiếu những điềm báo mầu nhiệm về tông tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khi quán chiếu tại hồ nước này, Hội Đồng đã vẽ ra khung cảnh của nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 tái sinh, và theo bản đồ ấy để đi tìm. Cuối cùng phái đoàn đã đến được ngôi làng và ngôi nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 tái sinh. Lúc đó cậu bé tái sinh mới có 4 tuổi. Công tác cung thỉnh kéo dài trong 2 năm mới về tới thủ đô Lhasa để làm lễ đăng quang, lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 được 6 tuổi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 bắt đầu được các vị Đại Sư danh tiếng của Tây Tạng truyền thọ sự giáo dục tinh nghiêm. Vài năm sau đó, khi tình hình chính trị Tây Tạng trở nên căng thẳng tột độ vì sự xâm lăng của Trung Quốc, vị quốc sư của Tây Tạng đã phải từ chức và Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 được tấn phong lên ngôi vị lãnh đạo chính phủ Tây Tạng để lèo lái con thuyền lịch sử đầy sóng gió trước mắt. Năm 25 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vượt qua được cuộc trắc nghiệm về kiến thức Phật Học với nhiều vị Đại Sư nổi tiếng Tây Tạng và tốt nghiệp chức vị Ghese, tương đương với văn bằng tiến sĩ Phật Học ngày nay.


Năm 1959, Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể tiếp tục ở lại Tây Tạng nên đã cùng phái đoàn chư Tăng và chính phủ Tây Tạng tị nạn sang Ấn Độ. Được chính phủ Ấn hiến tặng vùng đất mà ngày nay là Dharamsala để định cư, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu nỗ lực ổn định đời sống cho đoàn người Tây Tạng lưu vong. Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tiếp tục con đường học vấn và nghiên cứu Phật Học của ngài với những bậc Đại Sư Tây Tạng, vừa xây dựng nơi ăn chốn ở, dựng trường học, thành lập các Tu Viện cung cấp nền giáo dục cho chư Tăng, Ni và người Tây Tạng tị nạn. Ngài để tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ Tây Tạng vừa giữ được truyền thống văn hóa Tây Tạng, vừa tiếp thu văn hóa Tây Phương để thích nghi với hoàn cảnh sống mới và công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã hy sinh nhiều thì giờ quý báu của Ngài cho công tác hoằng pháp và giới thiệu tinh thần từ bi, trí tuệ, hòa bình của Đạo Phật đến thế giới. Vì vậy, Ngài được cả thế giới biết đến như là biểu tượng của tinh thần từ bi, hòa bình và bất bạo động, là nhà lãnh đạo tinh thần được nhiều người trên thế giới kính trọng nhất.
Đại sư Geshe Kelsang Damdul, trong phần phát biểu, cho biết rằng Ngài rất vui khi chứng kiến một buổi lễ mừng sinh nhật và chúc thọ Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Việt Báo với tinh thần hài hòa giữa các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và Việt Nam. Ngài cũng không quên bày tỏ lòng cảm tạ đến Ban Tổ Chức và chư tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử tham dự trong buổi lễ này. Nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Đại Sư Geshe Kelsang Damdul cho biết rằng, “Ngài là người chủ xướng hòa bình và đem lại sự hài hòa cho tất cả mọi chủng tộc trên thế giới.” Đại sư kể rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi tới 62 nước để thuyết giảng về đức từ bi và sự an lạc hòa bình cho mọi người. Theo Đại sư Damdul, dù bận lo nhiều Phật sự khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã dành thì giờ để viết sách và đến nay đã xuất bản được 22 cuốn được xếp vào loại sách bán chạy nhất thế giới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.