Hôm nay,  

Nga Mi, Trần Lãng Minh Diễn Nét Đáng Yêu Của Thi Ca VN

27/09/200700:00:00(Xem: 2691)

Nga Mi và Trần Lãng Minh.

Wesminster -- Lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2007, tại Hội Trường Viện Việt Học 15355 Brookhust St. Suite 222 hơn 200 quan khách, thân hữu, đồng hương và các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, đặc biệt có rất đông giới trẻ tham dự buổi trình diễn và giới thiệu về những nét đáng yêu của Thi Ca Việt Nam. Điều hợp chương do cô Kim Ngân.

Sau phần nghi thức khai mạc, Giáo Sư Phạm Cao Dương giới thiệu sơ lược vài nét về Nga Mi và Trần Lãng Minh, Ong nhấn mạnh Trần Lãng Minh và Nga Mi đã đóng góp nhiều trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhất là những bài hát dân gian, Ong cũng nhắc lại rằng trong việc dạy các em thiếu nhi học tiếng Việt các thầy cô cũng đã dùng những bài hát đó để dạy cho các em dễ nhớ...

Tiếp theo Trần Lãng Minh và Nga Mi lên cảm ơn quan khách, và chuyển lời cảm ơn đến Giáo Sư Trần Ngọc Ninh Viện Trưởng Viện Việt Học và qúi vị trong Viện đã tạo điều kiện để Ông có được buổi trình diễn ngày hôm nay, Ong cũng không quên cảm ơn những bạn học cũ có mặt trong hội trường.

Mở đầu buổi nói chuyện theo chương trình gồm có 3 phần. Phần thứ nhất: giới thiệu thể hát, Dân Ca, Dân Nhạc Bắc Trung Nam và các sắc tộc Thiểu Số từ ngàn xưa để lại. Phần thứ hai: Thể ngâm thơ truyền thống Việt Nam theo những độ thăng trầm của đất nước, phần nầy có tiếng sáo Ngọc Nuôi phụ diển. Phần thứ ba: Tình tự quê hương khắp các miền đất nước, phần nầy Ong mong được sự đóng góp của qúi khán giả tham dự. Qua phần trình diễn, bài hát mở màn là bài Nụ Tầm Xuân theo điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, Ong cũng nhắc lại những bài hát xuất xứ từ thời vua Lý Nhân Tông khi Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân đi đánh Nhà Thanh để sau nầy có câu "Nam Quốc Sơn Hà…" và những câu lục bát của Lý Thường Kiệt như: "Khi nên tay kiếm tay cờ. Không nên ta cũng chẳng nhờ cậy ai." Câu nầy về sau thành bài hát dân ca "Dô khoan, dô khuậy" Ong cũng đã nghiên cứu qua những bài hát dân ca đều gắn liền với lịch sữ qua từng biến cố thăng trầm cuả vận Nước.

Ong cũng đã trình diễn bản nhạc của người Mèo có từ năm 1885 được giải thưởng Quốc Tế, bản nhạc chỉ dùng 4 nốt nhạc Mi, La, Si, Re nội dung người mẹ dặn dò đứa con trước khi đi làm câu hát đó là: "đừng khóc, đừng huậy, Mẹ đi làm….." và rất nhiều những bản nhạc dân gian mà Ong đã sưu tầm đã trình diễn. Đặc biệt trong phần đóng góp của của đồng hương tham dư,  có Anh Trúc Giang người Bến Tre đã lên hát bài theo điệu dân gian ở Cái Mơn để chứng tỏ cho ta thấy ca dao và shooing điệu hò qua từng địa phương thật phong phú từ ngàn xưa Ong Bà ta đạ biết làm thơ, hát theo thơ qua các thể hát tùy theo mỗi địa phương, chẳng hạn như bài Anh Trúc Giang hát: "Nhớ, nhớ ai, nhớ ai vắng bóng. Tiếng trống xa xa,  như là chiếu triệu chồng ta, chốn giang miên người có biết, có hay chăng là. Lụy tương tư lý phận Hằng Nga.

Đó là những điệu hò mà nếu chúng ta không đi khắp các miền đất nước thì khó có thể khám phá ra được kho tàng dân ca phong phú nầy. Buổi trình diễn đã làm cho mọi người say sưa theo dỏi trong sự im lặng như một đêm nhạc thính phòng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.