Hôm nay,  

Đấu Tranh Đòi Dân Chủ Cho VN

11/22/200600:00:00(View: 10021)

Báo Mỹ Viết Về Phong Trào Đấu Tranh Đòi Dân Chủ Cho Việt Nam: Người Việt Tỵ Nạn Đấu Tranh Đòi Tự Do, Công Lý Cho VN

Phong trào đấu tranh cho dân chủ đang lớn mạnh tại VN và người Việt ở Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ như thế nào, đã là đề tài nóng bỏng được thảo luận trong chương trình hội luận hàng đêm trên đài TNT do Minh Thi phụ trách.

Phong trào dân chủ thực sự ra đời vào ngày 8-04-2006 tại thành phố Hồ Chí Minh qua "Bản tuyên ngôn Tự Do" được ký bởi 118 nhà dân chủ gồm các vị Linh mục, Tu sĩ, cựu sĩ quan quân đội, lãnh đạo của tầng lớp công nhân, Luật sư, Bác sĩ, Giáo sư, Ký giả cùng nhiều người khác, và được gọi là Khối 8406.

Từ đó đến nay, trên 2000 người tại Việt Nam đã ký tên vào văn bản kêu gọi bầu cử tự do, tự do Ngôn luận, tự do Tôn giáo, thả tù nhân chính trị, chấm dứt mọi hình thức lao động bất công và tệ nạn tham nhũng đang lan tràn trong chính quyền, nơi đã tịch thu hàng ngàn mẫu đất trồng trọt để xây cất địa ốc.

Sức mạnh chính của phong trào là hàng ngàn người Việt hải ngoại đã tham gia ký tên vào bản tuyên ngôn và trợ giúp tài chánh cũng như giúp phổ biến tờ "Tự do Ngôn luận", tờ báo độc lập đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà đấu tranh cho dân chủ tại Sacramento Trần Hùng bình luận rằng: Với 4000 ấn bản được phổ biến mỗi kỳ, đây là một lực đối trọng với 600 tờ báo của nhà cầm quyền. Tờ báo nầy kêu gọi người Việt Nam trong nước hãy tẩy chay cuộc bầu cử năm 2007 cho đến khi nào nhà cầm quyền cộng sản chấp nhận những ứng cử viên độc lập ra tranh cử một cách công bằng. Ông nói thêm: "Nếu mọi người dân tẩy chay cuộc bầu cử, thì cộng sản Việt Nam không thể đánh lừa được thế giới".

Ông Trần Hùng, một cựu đại úy Không quân của miền Nam cho biết, những nhà đấu tranh dân chủ rất hân hoan khi Tổng thống Bush đến viếng thăm Việt Nam nhân dịp tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào cuối tuần nầy và Việt Nam đang mong đợi những ưu đãi thương mại khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Theo ông Trần, một trong 50 người hoạt động đấu tranh tại Sacraemnto đã tham gia phong trào đòi dân chủ này thì: "Thế giới đang chú ý đến chế độ. Họ cần sự ủng hộ của thế giới, vì thế, người dân Việt Nam biết rằng bạo quyền không thể đàn áp họ như trước được nữa".

Ông Trần Hùng và những người Việt hải ngoại khác đang nỗ lực vận động các dân biểu nghị sĩ Hoa kỳ và sự ủng hộ của công luận quốc tế cho một nền dân chủ thật sự tại Việt Nam.

Hai Mươi Tám nhà đấu tranh dân chủ đã trả tiền để đăng lá thư gửi Tổng Thống Bush trên tờ Washington Post. Lá thư có đoạn viết:

"Việt Nam là một trong những nứơc tham những trầm trọng nhất trên thế giới, thành phần tham nhũng nặng nề nhất lại là thành phần cán bộ cao cấp trong đảng Cộng sản. Tổng thống đã từng nói nhiều lần rằng, mang lại dân chủ cho thế giới là một trong những mục tiêu cao cả của mình... chúng tôi hy vọng rằng, ông sẽ dùng cơ hội thăm viếng sắp đến, để khuyến khích lãnh đạo cộng sản Việt Nam áp dụng nền dân chủ thực sự và hủy bỏ điều 4 hiến pháp Việt Nam, chính điều luật này đã cho họ quyền độc đảng.

Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã không trả lời những câu hỏi liên quan đến phong trào dân chủ, nhưng một nhân viên lãnh sự có tên Le Lam đã lên tiếng như sau: "Tôi không hiểu tại sao những người khùng điên nầy lại hành động như thế"".

Trên đài TNT (Tiếng Nước Tôi) hôm tối thứ Ba, ông Trần Hùng và những người hoạt động đấu tranh khác tại địa phương đã bình luận rằng: "Đây là lần đầu tiên một phong trào đấu tranh dân chủ bí mật đã xuất hiện như là một sự thách thức trực diện với chế độ Hà Nội"

Bà Phạm Diễm Hương, 55 tuổi, chủ bút tờ báo song ngữ BN Magazine tại Sacramento cho biết cảm nghĩ của bà về "những người trẻ ở Việt Nam không được đi học, hay bị bán làm nô lệ tình dục ở xứ người, chúng tôi phải tranh đấu quyết liệt hơn để lấy lại đất nước".

Minh Thi, tên gọi của tiến sĩ Trần Diệu Chân trên Đài phát thanh TNT, cho biết mỗi ngày, hàng ngàn người đã tụ tập tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội để biểu tình khiếu kiện. Theo các nhà dân chủ cho biết những người dân oan này đã bị đuổi khỏi công viên trong tuần nầy và nhà cầm quyền cố gắng ngăn chận những người lãnh đạo phong trào tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Nhà dân chủ Nguyễn Chính Kết, người đã ký tên trong bức thư gửi tổng thống Bush, cho biết ông là người đồng chủ tịch Liên Minh Dân Chủ và Nhân quyền cho VN, một tổ chức bao gồm nhiều chính đảng, kể cả khối 8406.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm thứ Tư, từ Việt Nam, ông Nguyen, Giáo Sư Triết Học, đã nhận định về trang web của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng sự chà đạp nhân quyền tại Việt Nam đã giảm bớt, vì họ đã thả một số tù nhân chính trị trong năm qua, theo ông: "Đó chỉ là một đòn hỏa mù do nhà cầm quyền dựng lên, những người bất đồng quan điểm chính trị như tôi thì căn bản là bị cầm tù tại gia"

Qua người thông dịch, ông cho biết máy vi tính của ông bị tịch thu, ông bị bắt điều tra "12 tiếng đồng hồ mỗi ngày liên tiếp trong 3 tuần, cho đến khi tôi từ chối và cho họ biết rằng tôi không cần biết các anh sẽ làm gì tôi". Ông nói thêm: "Càng ngày càng có nhiều người nhập dòng đấu tranh."

"Hơn 80% trong số 83 triệu dân chúng sống ở vùng nông thôn, họ không được hưởng một lợi ích gì từ những tiến bộ kinh tế của Việt Nam. Khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn so với 10 năm về trước".

Hàng ngàn nông dân đã bị những cán bộ tham nhũng chiếm đoạt đất đai bằng cách buộc họ phải bán rẻ, sau đó các cán bộ này bán lại cho các nhà đầu tư với số tiền lời kếch sù. Ông Nguyễn nhận định: "Ngoại trừ khi nào nhà cầm quyền có những hành động thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề nầy, bằng không chúng tôi tiên đoán rằng trong tương lai rất gần, những người dân nầy sẽ nổi dậy".

Và đối với công nhân cũng vậy, ông Nguyễn nói: "Điều kiện làm việc của công nhân trong hãng xưởng thật tồi tệ, trong khi họ bị chủ nhân ngoại quốc chèn ép, nhà cầm quyền VN vẫn làm ngơ, không lên tiếng bênh vực".

Theo ông Nguyen, "trong quá khứ chưa hề có sự liên hệ mật thiết giữa thành phần trí thức và giới công nhân, nhưng hiện nay họ liên kết sức mạnh với nhau". Ông cho biết: "Những người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Cali đã đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào dân chủ. Một trong những thủ đoạn chính của nhà cầm quyền là cắt nguồn sống của những người đấu tranh... Những người như tôi bị ngăn cấm làm việc, và những người Việt hải ngoại đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về tài chánh."

"Người Việt ở Cali cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận động chính quyền Tây phương. Tính mạng của chúng tôi được an toàn là nhờ những chính quyền và giới truyền thông phương Tây biết đến phong trào dân chủ. Cách đây 5 hay 10 năm những người như chúng tôi chắc chắn đã bị tống giam và thủ tiêu ngay tức khắc, không hề ai biết đến.

Ông Nguyen kết luận: "Chúng tôi nhận thức được tự do không phải đương nhiên mà có. Chúng tôi sẽ giành được tự do bằng sự tranh đấu và bằng vào sinh mạng của chúng tôi".

Bài của ký giả Stephen Magagnini - Bee Staff Writer; Văn Hiền-Diễm Hương chuyển ngữ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhạc Sĩ Tô Hải và Cựu Đại Tá Bùi Tín là hai nhân vật đã có dịp theo dõi và tham gia cuộc sống trong thời gian hai biến cố kể trên xảy ra, đã phục vụ chính quyền Cộng Sản trong Quân Đội Nhân Dân, trong văn nghệ và báo chí, sau đó đã đổi thái độ. Ngày 11/8/ 2018, hơn một tuần lễ trước ngày có thể coi là mở đầu cho định mệnh của hai ông, hai ông cùng qua đời, cùng ở tuổi 91. Câu hỏi được đặt ra là hai ông đã nhận định ra sao về ngày 19/8/1945 này? Người viết xin vắn tắt ghi lại sau đây để người đọc tiện theo dõi và hiểu rõ hơn quan điểm của hai ông, đồng thời cũng xin ghi thêm một vai chi tiết liên quan tới ngày 19/8/1945 ít được mọi người biết tới hay chỉ biết mơ hồ, trong đó có chuyện tấm ảnh của Tướng Cọp Bay Chennault ký tặng Hồ Chí Minh, chuyện Việt Minh lấy đồ trong cung vua đem ra chợ bán, chuyện bốn tấn bạc người Nhật trả lại cho Chính Phủ Việt Nam, chuyện Việt Minh tịch thu của cải của nhà giầu...
Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu “không có lý do chinh đáng”, khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giớ tối đến 6 giớ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v…
Tôi tha phương cầu thực đã lâu nên tiếng mẹ đẻ không khỏi có phần giới hạn. Bữa qua, đứng xếp hàng ở chợ chờ trả tiền thùng bia, chợt nghe loáng thoáng dăm câu đối thoại của mấy người đồng hương mà không khỏi có đôi chút băn khoăn: Vậy chớ chị thuộc diện gì? Nào có “thuộc diện” gì đâu. Mình chỉ là loại … ăn theo thôi mà! Về nhà, xem qua tự điển thì thấy Soha định nghĩa (“ăn theo”) thế này: Khẩu ngữ: Được hưởng hoặc có được nhờ dựa theo cái khác, người khác, không phải do tự bản thân có hoặc làm nên: “Nước lên cá đuối ăn theo, Lái buôn hết gạo bỏ neo cầm chừng.” (Cdao)
Lời người dịch: Các lý giải của Jude Blanchette và Richard McGregor về sự ra đi và kế vị của Tập Cận Bình trong tương lai là một đóng góp hữu ích cho độc giả quan tâm đến sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng và sự thống trị của ĐCSVN, vì không có sự khác biệt to lớn trong hệ thống chính trị của Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hai tác giả không nêu lên một khía cạnh thời sự đang tác động cho tình thế là dịch bịnh COVID-19. Cả hai ĐCSTQ và ĐCSVN đều luôn tự hào về các thành tích kinh tế toả sáng mà không cần cải cách tự do chính trị và tự tuyên dương là “cường quốc chống dịch bịnh” hữu hiệu hơn các nước dân chủ phương Tây. Hiện nay, biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Ở độ cao hơn 46,000 feet tức là cao hơn 14 kilomets trên vùng sa mạc khô cằn của tiểu bang New Mexico, chiếc phi thuyền không gian màu trắng và bạc đã được hỏa tiễn phóng lên hướng về bầu khí quyển của Trái Đất, cỡi lên một chòm khói khí đốt và nhiên liệu cao su cứng đang cháy rực, theo ký giả Michael Greshko của báo National Geographic. Một vài phút sau, 2 phi công và 4 hành khách của phi thuyền, gồm tỉ phú Richard Branson, đã trôi trên bề mặt của hành tinh chúng ta hơn 53 dặm, tức hơn 85 cây số là độ cao đủ để nhìn thấy độ cong của Trái Đất và trượt qua mối ràng buộc của hấp lực, trong vòng ít nhất vài phút. Chiếc phi thuyền lấp lánh đó -- Virgin Galactic’s V.S.S. Unity – được phóng vào không trung từ một chiếc máy bay lớn hơn để đạt tới độ cao hơn 53 dặm trên bầu trời. Khi nó hoàn tất đường phóng lên, nó xoay cặp đuôi của nó lại, sắp xếp lại hình dạng chiếc phi thuyền để cho phép nó rơi trở lại thượng tầng khí quyển như một trái banh vũ cầu. 15 phút sau khi tách khỏi phi thuyền mẹ,
Câu chuyện của Giannis Antetokounmpo cũng là câu chuyện của những người di dân Mỹ. Bất kể đến từ đâu, bất kể màu da, bất kể chủng tộc, giá trị của người di dân chỉ có thể được đánh giá trên sự phấn đấu và những đóng góp của họ cho quê hương mới.
Như vậy, thì “mạng xã hội” đã lũng đoạn thành công và làm tha hóa đảng Cộng sản chưa, hay là, nói như lời để lại ngày 15/09/2017 của Cố Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh (Trung Cộng) rằng: ”ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa.”
Sóng radio, sóng ánh sáng lan tỏa trong không gian như thế nào ta đã biết. Chỉ còn một thắc mắc: Nguyên do nào khiến một vi phân tử, thí dụ như photon, “bay” nhanh đến thế – có thể nhanh nhất trong Vũ Trụ. Theo truyền thống, trước hết, thỉnh ý tiền nhân. Lên Gúc, tra cứu sách báo khoa học, không thấy các ngài – như Einstein, Newton – dạy bảo gì rõ ràng, dứt khoát về vụ này. Đành trông chờ ở các bậc cao minh của thời đại chúng ta.
Trong bóng hậu trường đàm phán có các sự thật khác mà hồi ký của Khrushchev hé lộ một phần trong chi tiết. Khrushchev kể lại nội dung trao đổi giữa Chu Ân Lai với Hồ Chí Minh. Về diễn tiến trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh cho biết tình hình chiến sự là tuyệt vọng, nếu không ngừng bắn sớm, Việt Minh không thể chống Pháp trong lâu dài. Trước nguy cơ này, Viêt Minh, khi cùng đường, có thể tháo chạy qua biên giới tìm nơi trú ẩn và xin Trung Quốc tiến quân sang Việt Nam, như đã làm ở Triều Tiên.
Với riêng những người dân Việt Nam, còn có thêm câu trả lời rằng, chính phủ Mỹ của tổng thống Joe Biden hiện nay cũng là một ân nhân khi đã viện trợ và chấp thuận các hãng chế tạo thuốc ngừa Covid của Mỹ được phép bán thuốc cho Việt Nam vì nội các tiền nhiệm của Trump đã từ chối tham gia chương trình viện trợ nhân đạo COVAX cho thế giới. Chích mũi thuốc Pfizer hay Moderna, hy vọng người dân Việt Nam sẽ nhớ đến điều này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.