Hôm nay,  

Đấu Tranh Đòi Dân Chủ Cho VN

22/11/200600:00:00(Xem: 9998)

Báo Mỹ Viết Về Phong Trào Đấu Tranh Đòi Dân Chủ Cho Việt Nam: Người Việt Tỵ Nạn Đấu Tranh Đòi Tự Do, Công Lý Cho VN

Phong trào đấu tranh cho dân chủ đang lớn mạnh tại VN và người Việt ở Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ như thế nào, đã là đề tài nóng bỏng được thảo luận trong chương trình hội luận hàng đêm trên đài TNT do Minh Thi phụ trách.

Phong trào dân chủ thực sự ra đời vào ngày 8-04-2006 tại thành phố Hồ Chí Minh qua "Bản tuyên ngôn Tự Do" được ký bởi 118 nhà dân chủ gồm các vị Linh mục, Tu sĩ, cựu sĩ quan quân đội, lãnh đạo của tầng lớp công nhân, Luật sư, Bác sĩ, Giáo sư, Ký giả cùng nhiều người khác, và được gọi là Khối 8406.

Từ đó đến nay, trên 2000 người tại Việt Nam đã ký tên vào văn bản kêu gọi bầu cử tự do, tự do Ngôn luận, tự do Tôn giáo, thả tù nhân chính trị, chấm dứt mọi hình thức lao động bất công và tệ nạn tham nhũng đang lan tràn trong chính quyền, nơi đã tịch thu hàng ngàn mẫu đất trồng trọt để xây cất địa ốc.

Sức mạnh chính của phong trào là hàng ngàn người Việt hải ngoại đã tham gia ký tên vào bản tuyên ngôn và trợ giúp tài chánh cũng như giúp phổ biến tờ "Tự do Ngôn luận", tờ báo độc lập đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà đấu tranh cho dân chủ tại Sacramento Trần Hùng bình luận rằng: Với 4000 ấn bản được phổ biến mỗi kỳ, đây là một lực đối trọng với 600 tờ báo của nhà cầm quyền. Tờ báo nầy kêu gọi người Việt Nam trong nước hãy tẩy chay cuộc bầu cử năm 2007 cho đến khi nào nhà cầm quyền cộng sản chấp nhận những ứng cử viên độc lập ra tranh cử một cách công bằng. Ông nói thêm: "Nếu mọi người dân tẩy chay cuộc bầu cử, thì cộng sản Việt Nam không thể đánh lừa được thế giới".

Ông Trần Hùng, một cựu đại úy Không quân của miền Nam cho biết, những nhà đấu tranh dân chủ rất hân hoan khi Tổng thống Bush đến viếng thăm Việt Nam nhân dịp tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào cuối tuần nầy và Việt Nam đang mong đợi những ưu đãi thương mại khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Theo ông Trần, một trong 50 người hoạt động đấu tranh tại Sacraemnto đã tham gia phong trào đòi dân chủ này thì: "Thế giới đang chú ý đến chế độ. Họ cần sự ủng hộ của thế giới, vì thế, người dân Việt Nam biết rằng bạo quyền không thể đàn áp họ như trước được nữa".

Ông Trần Hùng và những người Việt hải ngoại khác đang nỗ lực vận động các dân biểu nghị sĩ Hoa kỳ và sự ủng hộ của công luận quốc tế cho một nền dân chủ thật sự tại Việt Nam.

Hai Mươi Tám nhà đấu tranh dân chủ đã trả tiền để đăng lá thư gửi Tổng Thống Bush trên tờ Washington Post. Lá thư có đoạn viết:

"Việt Nam là một trong những nứơc tham những trầm trọng nhất trên thế giới, thành phần tham nhũng nặng nề nhất lại là thành phần cán bộ cao cấp trong đảng Cộng sản. Tổng thống đã từng nói nhiều lần rằng, mang lại dân chủ cho thế giới là một trong những mục tiêu cao cả của mình... chúng tôi hy vọng rằng, ông sẽ dùng cơ hội thăm viếng sắp đến, để khuyến khích lãnh đạo cộng sản Việt Nam áp dụng nền dân chủ thực sự và hủy bỏ điều 4 hiến pháp Việt Nam, chính điều luật này đã cho họ quyền độc đảng.

Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã không trả lời những câu hỏi liên quan đến phong trào dân chủ, nhưng một nhân viên lãnh sự có tên Le Lam đã lên tiếng như sau: "Tôi không hiểu tại sao những người khùng điên nầy lại hành động như thế"".

Trên đài TNT (Tiếng Nước Tôi) hôm tối thứ Ba, ông Trần Hùng và những người hoạt động đấu tranh khác tại địa phương đã bình luận rằng: "Đây là lần đầu tiên một phong trào đấu tranh dân chủ bí mật đã xuất hiện như là một sự thách thức trực diện với chế độ Hà Nội"

Bà Phạm Diễm Hương, 55 tuổi, chủ bút tờ báo song ngữ BN Magazine tại Sacramento cho biết cảm nghĩ của bà về "những người trẻ ở Việt Nam không được đi học, hay bị bán làm nô lệ tình dục ở xứ người, chúng tôi phải tranh đấu quyết liệt hơn để lấy lại đất nước".

Minh Thi, tên gọi của tiến sĩ Trần Diệu Chân trên Đài phát thanh TNT, cho biết mỗi ngày, hàng ngàn người đã tụ tập tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội để biểu tình khiếu kiện. Theo các nhà dân chủ cho biết những người dân oan này đã bị đuổi khỏi công viên trong tuần nầy và nhà cầm quyền cố gắng ngăn chận những người lãnh đạo phong trào tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Nhà dân chủ Nguyễn Chính Kết, người đã ký tên trong bức thư gửi tổng thống Bush, cho biết ông là người đồng chủ tịch Liên Minh Dân Chủ và Nhân quyền cho VN, một tổ chức bao gồm nhiều chính đảng, kể cả khối 8406.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm thứ Tư, từ Việt Nam, ông Nguyen, Giáo Sư Triết Học, đã nhận định về trang web của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng sự chà đạp nhân quyền tại Việt Nam đã giảm bớt, vì họ đã thả một số tù nhân chính trị trong năm qua, theo ông: "Đó chỉ là một đòn hỏa mù do nhà cầm quyền dựng lên, những người bất đồng quan điểm chính trị như tôi thì căn bản là bị cầm tù tại gia"

Qua người thông dịch, ông cho biết máy vi tính của ông bị tịch thu, ông bị bắt điều tra "12 tiếng đồng hồ mỗi ngày liên tiếp trong 3 tuần, cho đến khi tôi từ chối và cho họ biết rằng tôi không cần biết các anh sẽ làm gì tôi". Ông nói thêm: "Càng ngày càng có nhiều người nhập dòng đấu tranh."

"Hơn 80% trong số 83 triệu dân chúng sống ở vùng nông thôn, họ không được hưởng một lợi ích gì từ những tiến bộ kinh tế của Việt Nam. Khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn so với 10 năm về trước".

Hàng ngàn nông dân đã bị những cán bộ tham nhũng chiếm đoạt đất đai bằng cách buộc họ phải bán rẻ, sau đó các cán bộ này bán lại cho các nhà đầu tư với số tiền lời kếch sù. Ông Nguyễn nhận định: "Ngoại trừ khi nào nhà cầm quyền có những hành động thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề nầy, bằng không chúng tôi tiên đoán rằng trong tương lai rất gần, những người dân nầy sẽ nổi dậy".

Và đối với công nhân cũng vậy, ông Nguyễn nói: "Điều kiện làm việc của công nhân trong hãng xưởng thật tồi tệ, trong khi họ bị chủ nhân ngoại quốc chèn ép, nhà cầm quyền VN vẫn làm ngơ, không lên tiếng bênh vực".

Theo ông Nguyen, "trong quá khứ chưa hề có sự liên hệ mật thiết giữa thành phần trí thức và giới công nhân, nhưng hiện nay họ liên kết sức mạnh với nhau". Ông cho biết: "Những người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Cali đã đóng vai trò rất quan trọng trong phong trào dân chủ. Một trong những thủ đoạn chính của nhà cầm quyền là cắt nguồn sống của những người đấu tranh... Những người như tôi bị ngăn cấm làm việc, và những người Việt hải ngoại đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về tài chánh."

"Người Việt ở Cali cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận động chính quyền Tây phương. Tính mạng của chúng tôi được an toàn là nhờ những chính quyền và giới truyền thông phương Tây biết đến phong trào dân chủ. Cách đây 5 hay 10 năm những người như chúng tôi chắc chắn đã bị tống giam và thủ tiêu ngay tức khắc, không hề ai biết đến.

Ông Nguyen kết luận: "Chúng tôi nhận thức được tự do không phải đương nhiên mà có. Chúng tôi sẽ giành được tự do bằng sự tranh đấu và bằng vào sinh mạng của chúng tôi".

Bài của ký giả Stephen Magagnini - Bee Staff Writer; Văn Hiền-Diễm Hương chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.