Hôm nay,  

Hà Nội Bụi Quá Hà Nội Ơi

08/12/200600:00:00(Xem: 10759)

Hà Nội Bụi Quá Hà Nội Ơi

1- Ra khỏi Apec là khổ:

Người dân trong khu vực Khuất Duy Tiến, Thái Hà, Láng Thượng, Cầu Giấy v,v bao quanh sân vận động Mỹ Đình - Trung tâm thể dục thể thao Quốc Gia - nơi diễn ra hội nghị Apec không sao quên được những ấn tượng ngọt ngào đẹp đẽ trong suốt thời gian hội nghị Apec họp khi một ngày hai lần, xe hút bụi của thành phố cần mẫn hút bụi trong khu phố của họ, sau đó là xe phun nước, chĩa những vòi hoa sen như những con rồng nhỏ phun vào khắp hai hàng cây bên đường rồi gắn lên nó những ngọn đèn điện nhỏ xíu nhấp nháy, hay lá cờ vàng sang trọng, nhỏ xíu - biểu tượng của Apec 2006. Họ trầm trồ cùng nhau:

- Thật là tôi cứ tưởng mình đang sống trong mơ các ông các bà ạ. Từ thưở bé đến giờ mới thấy cuộc đời đáng sống như thế này, mặt đường bóng loáng, cây cối bên đường sạch như lau như li.

Khi "biển người" rút khỏi hội nghị, mọi sự "đáng sống" của bà con cũng lặng lẽ chết theo, không xe hút bụi, chẳng vòi phun nước, cánh xe tải chở đất đá vật liệu xây dựng vốn bị cấm từ hơn một tháng, để giữ cho bộ mặt Hà Nội "xanh,sạch, đẹp" dưới cái nhìn của khách quốc tế nay ngóc đầu trở lại, mọc lên như nấm dại sau cả tháng nắng cằn gặp mưa tuôn. Hàng chục hàng trăm cái chở hàng, chở phế thải xây dựng, vật liệu xây dựng khiến những con đường mới mở của Hà Nội chìm trong bụi bậm ồn ào... Nào vôi vữa, xi măng, gạch vụn, đất cát... Tất cả tràn ra mặt đường vào hùa với những "ngọn gió hươ tát"* hỗn hào và nghịch ngợm hươ lên trong nắng gắt, tát đồm độm vào mỗi cánh cửa từng nhà khiến cuộc sống của bà con ngập chìm trong bụi. ở đâu đó mặt đường là mặt tiền, mỗi mét vuông tính bằng cả chục cây vàng, còn ở đây, mặt tiền hoá mặt bụi, tất cả các gia đình chỉ còn cách "đóng cửa bảo nhau" ngồi lì trong nhà, nếu ra đường lập tức biến thành... Ninja, mũ đội, kính đeo, khẩu trang bít kín... đủ làm trẻ con kinh hãi mấy ngày liền... ấy thế dù có cảnh giác cách mạng cao độ, trang bị mũ mão, cân đai cẩn thận đến mấy đi chăng nữa, người đi đường vẫn bị "lỡm" mỗi lần xe tải đi qua... Đủ thứ bùn nhày nhụa hất lên tận đỉnh đầu, cánh xe máy, xe ôm còn vào hùa với xe tải trở thành thủ phạm của những vệt bùn, nước dơ dáy trên áo quần, người ngợm. Chưa kể lượng bụi lớn tích tụ ngày này sang ngày khác tập kết ngay mặt đường, chờ mưa xuống là nhầy nhụa bẩn thỉu, quyến luyến bước chân người đi, đến mức câu thơ của Phạm Tiến Duật một thời: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm, trường sơn đông, nhớ trường sơn tây, được bà con nhại thành: "đường ra chợ mùa này lội lắm, đường bê tông đã hoá đường thôn quê.

Ngoài khu vực này ra, ở Hà Nội hiện nay có cả vài chục con đường lầm bụi như thế, đường Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Tam Trinh, Phạm Văn Đồng, đường Giải Phóng, Xuân Thuỷ, Ngô Gia Tự v.v. Tất cả các con đường vành đai, đường trục hay quốc lộ này trước kia vốn là vùng quê yên tĩnh - nơi bình minh chim hót, là "ngọn đèn trong mơ", nay cơ chế mới gọi dạy, vùng lên thành những con đường bụi, sẵn sàng đổ ụp cả cột bụi khổng lồ xuống khắp nơi mỗi lần có gió thổi, xe qua... Điều đáng buồn là tất cả đám xe tải chở hàng hay phế liệu này hành xử hệt những tên "phàm phu tục tử", đã vận chuyển quá tải, lại không hề bịt, buộc, che chắn, cứ nhè mặt đường mà... thải, nôn khiến người dân lĩnh đủ, còn quan khách nước ngoài mỗi lần từ ngoại tỉnh hay sân bay về Hà Nội qua "cửa ngõ thủ đô" đành phải bịt đầu, nhắm mắt, chẳng biết bình luận gì ngoài câu cảm thán chết người: Hà Nội bụi quá Hà Nội ơi, thay vì câu hát đáng yêu một thời của người Sài gòn: "Sài gòn đẹp quá Sài gòn ơi!".

II- Thực trạng và báo động

Đứng trước tình trạng này, vài năm nay, quan chức Hà Nội đã có nhiều giải pháp cố nâng Hà Nội lên theo tiêu chuẩn xanh sạch đẹp. Song không hiểu sao màu xanh cứ mỗi mỗi ngày một ít đi, nếu không muốn gọi là trốn biệt. Cả Hà Nội chỉ còn vài đoạn phố, tuyến đường đáng gọi là xanh như Phố Lò Đúc, phố Hoàng Diệu, Đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông v.v là nơi "bác nằm trong lăng" và đám cháu con "đứng hầu ngoài lăng" hay các bộ thứ trưởng, cán bộ nhân viên văn phòng chính phủ - thuộc thành phần con ông cháu cha"quây quần quanh lăng" ở.

Những con đường đẹp, quanh đi quẩn lại quanh Hồ Tây, hồ Thiền Quang, hồ Hoàn Kiếm như đường Cổ Ngư, Quán Thánh, phố Hai Bà Trưng, nghiã là chỉ nội nhật trong bán kính chật hẹp của băm mươi sáu phố cổ ngày xưa, được thừa hưởng từ thời thực dân Pháp để lại. Ra khỏi bán kính phố cổ là loạn xị ngậu - bởi kiến trúc "bậc thầy" của hệ thống xã hội chủ nghĩa chen lấn với kiến trúc của các nước tư bản "giãy chết"... chắp vá, lộn ẩu, mạnh ai nấy xây như chỉ đạo từ ông thi sĩ một thời khoác áo phó thủ tướng"Đường ta ta cứ xây, nhà ta ta cứ ở" xây kiểu gì mặc kệ, ở ra sao... mặc thây...

Riêng tiêu chuẩn sạch, coi như bị gạch vì nạn ô nhiễm bụi tại khu vực nội và ngoại thành đã được thừa nhận hết sức trầm trọng. Tại hội thảo đề xuất các giải pháp chống bụi trên địa bàn Hà Nội tổ chức đầu tháng 10 năm nay, kết quả quan trắc nồng độ bụi được công bố như sau: Tại hai quận Đống Đa, và Long Biên là 0,8mg/m3, quận Tây Hồ 0,78mg/m3, quận Hoàng Mai 0,72mg/m3. Sang trọng và đài các như các quận Ba đình, Hoàn Kiếm, nồng độ bụi trong không khí cũng lớn tới 0,52 đến 0,67mg/m3... nghiã là chẳng đâu thoát khỏi nạn bụi và ô nhiễm. Theo tiêu chuẩn khoa học được công bố trên toàn thế giới - thành phần bụi trong không khí không nên quá O,2mg/m3. Người Hà Nội thanh lịch ta thì sống chết đều do vận mạng, số kiếp, cho nên gấp ba hay bốn cũng coi như... thừa.

Khi còn sống, giáo sư Tôn Thất Tùng đã cho công bố kết quả nghiên cứu khoa học của mình trong việc bảo vệ môi trường, ông khẳng định nếu thường xuyên hít vào những chất gây ô nhiễm không khí trong thành phố, người dân sẽ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Bệnh này gây tử vong ngang hàng với bệnh nhồi máu cơ tim và đứng thứ tư trong các bệnh gây chết ở tuổi trung niên.

Hai chất làm ô nhiễm không khí đó là ô xuýt lưu huỳnh (S02) ô xuýt Các bon (C0) là kết quả của khói than và khói xăng gây ra.

Hà Nội là thành phố của các loại bếp than tổ ong, tỷ lệ bụi than lẫn với bụi thông thường rất lớn, chỉ cần ở mức 0,8 mg/m3 S02 con người đã bắt đầu thấy khó chịu, mức 1,0 các triệu trứng ho và đờm rãi xuất hiện, mức 2,5 căn bệnh phổi nặng thêm, nếu lên tới 5,0 mg/m3 S02 các hạt bụi sẽ chui vào nang phổi và gây co thắt các phế quản làm tăng nhiều đờm, rãi, tăng nhanh số người bị ho xuyễn, và gây tử vong.

Các chứng này hoạt động liên quan tới thời tiết, nếu thời tiết tốt, lớp khí quyển lạnh nằm trên khí quyển nóng, các chất bẩn có thể bay lên trên để được khí quyển đào thải, ngược lại nếu trời rét đột ngột, lớp khí quyển lạnh bị "cấm vận" nơi mặt đất, dưới khí quyển nóng, làm bụi ô nhiễm tích tụ lại khiến nồng độ ô nhiễm tăng cao... xem ra tỷ lệ từ 0,52 ở Ba Đình đến 0,8 ở các quận Đống Đa, Long Biên, Hoàng Mai đủ để mgười dân cảm thấy khó chịu rồi, tất nhiên đành phải chịu khó mà thôi.

Với ôxúyt các bon - sinh ra từ xăng ô tô và xe máy. Chỉ cần 1000 ô tô chạy trên đường phố đủ sinh ra 3,2 tấn ôxúyt các bon, khi chất thải này hút vào phổi sẽ kết hợp với huyết sắc tố (Hêmô glôbin - Hb - một chất cần cho cơ thể trong việc vận chuyển ôxy) làm giảm lượng dưỡng khí nghiêm trọng, vì ôxúyt các bon có sức hoà với Hêmôglôbin lớn hơn 0xy 240 lần. Bình thường phản ứng giữa CO và Hb xảy ra sẽ tạo thành hợp chất COHb chỉ chiếm tỷ lệ 0,8%. Nếu hợp chất này tăng hơn 10% trong máu bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi, nhức đầu, từ 15-20% lao động chân tay sẽ giảm đi, còn với cơ tim chỉ cần COHb tăng lên 6%, thương tổn sẽ xuất hiện và huyết quản có khả năng bị sơ cứng.

Hiện tại người Hà Nội đang sống trong hiểm hoạ ô nhiễm, tỷ lệ bụi phế thải, bụi sinh hoạt trong khu vực nội thành luôn vượt ngưỡng gấp 3, 4 lần. Còn ngoại thành - nơi có khoảng 1.200 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa và hơn 500 điểm tập trung khai thác, mua bán vật liệu xây dựng hoạt động với hàng nghìn xe tải phục vụ suốt ngày đêm, thì mức ô nhiễm còn lớn đến đâu" Sao có thể coi là sạch được"

Tóm lại, Hà Nội xưa với 36 phố phường thực sự đẹp trong những trang thơ, câu viết, còn hiện tại trong điều kiện xây dựng với tốc độ quay cuồng chóng mặt thì Hà Nội thực sự chỉ còn là những con đường bụi trong một thành phố bụi mà thôi.

Sự bụi bặm và ô nhiễm nặng nề này một phần do chính sự kém hiểu biết, và vô cùng thiếu tự giác, của người dân gây ra, từ việc đốt than tổ ong và sử dụng hàng chục các loại phương tiện giao thông lưu hành trong thành phố như xe máy, ô tô, lambro, xe tải... khiến giao thông Hà Nội luôn bị ắc tách, phần khác do chính sách kém hiệu lực. Trước lượng bụi vượt ngưỡng cho phép nhiều lần như vậy ngài giám đốc sở giao thông công chính Hà Nội hùng hồn tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề phương tiện vận chuyển vật liệu rời bằng năm mẫu xe chuyên dụng chở vật liệu rời với ưu điểm là có hệ thống bạt che điều khiển bằng điện, cửa hậu có gioăng cao su bịt kín, để chuẩn hoá.

Quả là điếc không sợ súng" Hễ bí bách gì là lôi nhau lên hội thảo, hội thì nhiều mà thảo thì ít, ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo cuối cùng làm như mèo mửa - làm trò cười cho thiên hạ. Lấy bạt và gioăng cao su để chống chọi nạn ô nhiễm môi trường" Trong khi hàng vạn xe thồ của cánh trai quê thất nghiệp dồn về chợ lao động mỗi ngày để chở thuê vật liệu phế thải, đổ bất cứ nơi đâu trong thành phố mà không hề bị kiểm soát, liệu những chiếc xe thồ này có thể nâng cấp lên đời được không"

Còn việc xây dựng các trạm rửa xe tải tại các cửa ô ra vào thành phố, hay các công trình xây dựng, để chống bụi cho Hà Nội thì bao giờ thực hiện, trong khi đã đề ra từ hơn 2 năm nay rồi (7-2004)... và người dân Hà Nội, trên các tuyến đường bụi, mỗi lần nghe thấy chính phủ, lãnh đạo ngành, sở ban bệ nào đấy nhắc đến việc cải tạo, cải tiến, khắc phục lại trề môi, bảo: Dào... Toàn là thằng cuội ngồi gốc trung ương cả, cứ chờ đấy. Nghe cuội thì đổ... xương máu ra mà ăn à"

Hà Nội cuối 11-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.