Hôm nay,  

Cần Tìm Hiểu Thêm Về Hồi Giáo - Musa Porome

11/8/200600:00:00(View: 14024)

Cần Tìm Hiểu Thêm Về Hồi Giáo - Musa Porome

Đọc những tờ báo và nguyệt san Việt ngữ xuất bản ở phố nhỏ Sài-Gòn miền nam California liên quan đến những cuộc chiến tranh vùng vịnh đã và đang diễn ra ở Iraq, Lebanon, và lâu dài hơn nữa là ở Palestine.

Tất cả những tín đồ người Việt nam theo đạo Islam đã không đồng ý với những bài viết đăng trên các tờ báo ấy vì lý do là nó vừa thiếu trung thực vừa mang hàm ý kỳ thị đạo Islam một tôn giáo mà người VN  thường biết qua bằng từ  ngữ  "đạo Hồi".

Việc đăng những cốt chuyện thiếu trung thực và cách dụng từ không được đứng đắn trên những trang báo đã gây cho hàng nghìn độc giả người Việt không phải là tín đồ Islam hiểu lầm nên đánh giá Islam là một thứ tôn giáo quá khích và khủng bố. Có chăng đây là cách thức tuyên truyền của các vị làm chính trị hay các ông lảnh đạo nhu nhược của các tôn giáo khác cố tình đưa những ngôn từ gây xốc lên trang báo nhằm hạ giá trị một tôn giáo mà mình không hiểu biết gì đến nó, một tôn giáo đang phát triển nhanh nhứt trên thế giới"

Việc làm của các tay viết báo này quá khinh xuất bởi nó làm đảo lộn tâm tưởng tư duy của hàng ngàn độc giả  người Việt  chúng ta đã vừa chưa biết và vừa không thấu hiểu Islam hay Hồi-Giáo là gì nên vô tình  đồng thuận cuốn theo chiều gió hiểu theo những ý từ  đăng trong những bài báo lên án đạo Islam.

Ở đây tôi muốn đưa ra vài minh chứng để biện minh cho một số từ ngữ mà các vị phóng viên nhà báo Việt thường hay dùng trong những bài bình luận liên quan đến vấn đề chiến tranh trung đông và các chiến cuộc chống khủng bố:

1. Tại sao có từ  "Đạo Hồi""

Đạo Islam là một tôn giáo mà hầu như mọi người Việtnam chúng ta đều chỉ biết qua từ ngữ  "Hồi-Giáo" từ ngữ mà hàng nghìn tín đồ theo đạo này đã không ai hiểu nó mang ý nghĩa gì và cũng chẵng biết ai là tác giả"  Islam không phải là Đạo của Thánh Muhammad nhưng Muhammad là giáo chủ, là Thiên sứ được Thượng-Đế lựa chọn để tiếp nhận những thông điệp và truyền đạt lại cho nhân loại.  

Islam theo tiếng Ả-Rập có nghĩa là Bình an, là quyết tâm thờ phượng Đấng Tạo Hóa duy nhứt hay là "tôn giáo của sự bằng an hay thái bình",  nó hoàn toàn trái hẳn với cụm từ  Hồi-Giáo một từ ngữ nếu không lầm là do người Việt chúng ta đặt  ra dựa vào nguyên cớ là Islam gia nhập vào vương quốc Champa khoảng cuối thế kỷ 15, và vì vua chúa và nhân dân Champa đã ngưỡng mộ và gia nhập đạo Islam quá đông nên người Việtnam gọi đạo này là đạo của người Hồi hay người Chàm là một nhóm dân tộc thuộc vương quốc Champa ngày xưa. Ngày nay từ ngữ  Hồi-Giáo đã trở thành quá phổ thông trong cộng đồng người Việt nên từ đó khi thấy ai theo Islam thì người Việt gọi họ là người Hồi, và nếu quốc gia nào có tín đồ Islam chiếm đa số thì gọi quốc gia ấy là Hồi-Quốc chẳng hạn như nước Pakistan và Bangladesh... được Việtnam đặt là Tây Hồi và Đông Hồi. 

Do bởi quá trình lịch sử văn hóa nên chúng ta cùng thừa nhận gọi Islam là Hồi-Giáo, thế nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu Islam hay Hồi-Giáo là gì và  nên phân biệt rõ giữa người Ả-Rập với đạo Islam nó khác nhau ở điểm nào và nên biết rằng tín đồ Islam không chỉ có riêng người Ả-Rập để rồi từ đó chúng ta có thể dể dàng am hiểu và thông cảm cho nhau.

2. Tại sao lại có từ ngữ Hồi-Giáo khủng bố hay Hồi-Giáo quá khích"

Đây là thứ từ ngữ mà ngày nay đã trở nên quá thông dụng và thuận tiện cho những nhà viết báo người Việt dùng mỗi khi tường thuật những tin tức liên quan đến chiến tranh vùng vịnh cũng như  những vấn đề liên quan đến những cuộc khủng bố của các nhóm cực đoan Usama Bin Laden và các tay súng du kích chống Mỹ ở khắp vùng Trung-Đông, A-Phú-Hản, và ở trong vài quốc gia Á-Châu như Indonesia, Philippine và Thái-Lan...

Vấn đề khủng bố hay quá khích hình thành hay phát xuất từ các quốc gia bị đế quốc ngoại bang xâm lăng áp đảo chính sách đàn áp để cướp tài nguyên của quốc gia ấy mang về làm giàu cho riêng nhóm êkip tham ô và cho đất nước của chúng.

Quá trình đấu tranh của người Trung-Đông khi La-Mã, Pháp rồi đến Anh-Quốc là những đế quốc đã đưa quân đến xâm lăng và nghiền nát các quốc gia này bằng đủ loại súng đạn tối tân trong khi người dân vùng này khí cụ hãy còn quá thô sơ lỗi thời, việc đấu tranh chống đế quốc xâm lăng vẫn là vấn đề tinh thần hy sinh liều lĩnh bằng mọi phương tiện sẵn có kể cả việc ôm bom tự xác. Cách thức đấu tranh này trước kia được thế giới công nhận là cuộc đấu tranh anh dũng, việc này đã thể hiện qua nhiều cuốn phim do người Mỹ và Anh thâu hình như cuốn phim "Lion of Desert" chẳng hạn, và phong trào đấu tranh của người dân Palestine nghèo nàn đã dùng cục đá đánh chọi xe tăng Do-Thái cũng đã được thế giới ca ngợi là cách thức đấu tranh anh dũng. 

Nhưng đến biến cố 9/11 năm 2001 vì môi trường chính trị nó đã chuyển từ ngữ  và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh  ấy thành thứ từ ngữ mới gọi là Khủng bố cho dù sự đấu tranh anh dũng này là để đánh đổi lấy sự tự do độc lập cho tổ quốc của họ. Thế nhưng những cuộc oanh kích hằng ngày giết hại dân lành trẻ em Palestine vô tội của quân đội Do-Thái thì không bị lên án cho đó là thứ chiến tranh khủng bố mà là để phòng vệ" Nếu là phòng vệ thì khi nào mình bị người khác tấn công trước thì mới đúng theo từ ngữ chứ! Việc làm của bọn Do-Thái đã không khác một võ sĩ  dũng mạnh đi tìm đánh những thằng què homeless không nhà cửa nằm ngoài đường xó chợ mà không ai lên án, và nó cũng  không khác việc Hoa-Kỳ kêu gọi kết nạp đồng minh hô hào thế giới tham gia để cùng mang tự do dân chủ đến cho nhân loại nhưng sau lưng lại ve vuốt khen thưởng các nước cộng sản độc tài...

Mỹ xua quân xâm lăng Iraq chỉ mới được 3 năm đã có đến hơn 600.000 dân Iraq vô tội chết thê thảm chưa kể đến việc nhà tan cửa nát do bom đạn của Mỹ gây ra so với việc 3000 dân Kurdish bị thủ tiêu bằng những quả đạn giết người hàng loạt do Mỹ sản xuất tiếp viện cho chính quyền độc tài thời Sadam Hussien trước kia. Vậy thì ai chính và ai tà" T.T Bush hay T.T Hussien"

Còn nữa, Hoa-Kỳ đã và đang trắng trợn dung túng nuôi dưỡng tiếp tục viện trợ hàng ngàn máy bay thiết giáp bom đạn nguyên tử cho Do-Thái để chúng tự do giết hại người dân Ả-Rập khắp nơi trong vùng như ở Palestine, Lebanon, Syria. Có phải đây là lý do đã thúc đẩy người Ả-Rập  nổi lên để chống lại những hỏa lực tân tiến và với chính sách tham ô bất chính theo chủ trương  của Do-Thái và Hoa-Kỳ do T.T Bush lãnh đạo"

Chúng ta có thể kết luận rằng Khủng bố hay qúa khích không tự nó hình thành mà nguyên do của một ngọn lửa đã bị ai đó chăm ngòi, là từ  chính sách của bọn đế quốc khai hỏa, nó không khác trường hợp xung đột giết chóc đã xảy ra gần đây ở các làng Chăm giữa người Chăm với người Kinh ở vùng Phan-Rang Phan-Rí và trên toàn vùng cao nguyên như Banmêthuột, Kontum, Pleiku, Phú bổn...

Con người ta nào ai muốn xa rời cuộc sống phú quí giàu sang để phải đến nằm rừng hoang mưa gió ngày đêm âu sầu thổn thức những tiếng cọp kêu vượn hú như Usama Bin Ladin" Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nhóm quá khích và những bọn khủng bố hoàn toàn không liên hệ gì đến Islam hay đạo Hồi-Giáo mà nó khai hóa từ nhóm chính trị hay những người mang tinh thần sinh tử cho quốc gia của họ, có điều đáng tiết họ không còn chọn lựa nào hơn và họ lại là người theo đạo Islam.

Vâng, họ là tín đồ Hồi-Giáo nhưng nghĩ lại có bao giờ người ta lên án tín đồ Công-Giáo là những nhóm dân bản xứ  ở Scotland, New Zealand, và nhóm thiểu số ở Spain đã cho nổ bom giết hại người dân lành của họ là thứ tín đồ công giáo khủng bố hay quá khích" Hy vọng chúng ta có đủ kiến thức để nhận định và phân tích rõ ràng hai biên giới Chính trị và tôn giáo thì may ra tâm tưởng tư duy có thể thay đổi lại tầm hiểu biết về đạo Hồi-Giáo hơn,  khác với những ngòi viết của nhiều nhà báo đã thiếu ý thức viết những bài nhận định hay đăng tin dùng từ ngữ đổ dồn tội lỗi cho tín đồ Hồi-Giáo, hoặc định nghĩa với những từ ngữ sai bét để viết về các dân tộc mà mình không hiểu và phân biệt được đâu là dân tộc và đâu là hệ phái của các tôn giáo như  bài báo nọ viết  "...dân tộc Hồi-Giáo Shite và dân tộc Hồi-Giáo Suni chống giết nhau để dành quyền lực...." đã làm tôi nửa buồn cười nửa bực bội bởi Shite và Suni không phải là hai dân tộc mà là hai hệ phái tôn giáo khác nhau.

Ngoài ra còn có những tờ báo đăng tin rằng "...Mỹ đã bắt được một tên khủng bố hồi giáo ả-Rập..." Tại sao phải đề cập đến từ ngữ Hồi-Giáo thay vì chỉ viết "...tên khủng bố người Ả-Rập...." thì có xác đáng hơn không" Đây là những thứ từ ngữ dùng để miệt thị, châm biếm và khiêu khích không khác lời nói của Đức giáo Hoàng vừa tỏ gần đây đã làm phẫn uất tinh thần của hàng tỷ tín đồ Hồi-Giáo trên thế giới, và gần đây nữa có xảy ra vụ việc một ông ứng cử viên dân biểu vào quốc hội Hoa-Kỳ là người Việt tên Nguyễn-Đ-Tân lên án bọn khủng bố nhưng đưa ra hình vẽ của một  người đàn bà Ả-Rập bịt mặt với những lời tố giác bọn khủng bố liên can đến đạo Islam. Đây là đoạn từ thiếu nghiên cứu, thiếu giáo dục mà chúng ta cần phải dè dặt suy nghĩ cặn kẽ bởi chúng ta đang sống trong một quốc gia đa chủng tộc.

Viết báo và tuyên bố điều gì thì cần có cơ sở nghiên cứu, đọc báo thì phải biết nhận định tình hình, nghe đài và xem truyền hình thì phải biết phân tích dựa trên cơ sở khoa học chính xác rõ ràng thì mọi việc trở nên thanh bình, tâm thần thoải mái và được người khác kính trọng. 

Tôi chỉ muốn nêu ra vài điểm yếu ở đây để yêu cầu các vị viết báo nên dè dặt khi đưa dẫn những vấn đề ra phải hợp lý hợp cảnh hơn bởi lòng người rất dễ dị ứng trước vấn đề liên quan đến tôn giáo. Vài lời góp ý, hy vọng các đọc giả sẽ am hiểu Hồi-Giáo phần nào để tránh được sự lầm lẫn và hận thù ghét bỏ lẫn nhau.

Nên nhớ rằng đạo Islam hay Hồi-Giáo lên án mọi hình thức khủng bố và chống đối kẻ quá khích. Lập luận này là thể theo lời giảng dậy trong kinh thánh Quran. Cá nhân hay nhóm người nào đó vi phạm thì chúng sẽ chịu tội chứ  không phải tôn giáo lãnh trách nhiệm cho tội ác của chúng.

Kính chào đoàn kết và xây dựng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.