Hôm nay,  

Cần Tìm Hiểu Thêm Về Hồi Giáo - Musa Porome

11/8/200600:00:00(View: 14012)

Cần Tìm Hiểu Thêm Về Hồi Giáo - Musa Porome

Đọc những tờ báo và nguyệt san Việt ngữ xuất bản ở phố nhỏ Sài-Gòn miền nam California liên quan đến những cuộc chiến tranh vùng vịnh đã và đang diễn ra ở Iraq, Lebanon, và lâu dài hơn nữa là ở Palestine.

Tất cả những tín đồ người Việt nam theo đạo Islam đã không đồng ý với những bài viết đăng trên các tờ báo ấy vì lý do là nó vừa thiếu trung thực vừa mang hàm ý kỳ thị đạo Islam một tôn giáo mà người VN  thường biết qua bằng từ  ngữ  "đạo Hồi".

Việc đăng những cốt chuyện thiếu trung thực và cách dụng từ không được đứng đắn trên những trang báo đã gây cho hàng nghìn độc giả người Việt không phải là tín đồ Islam hiểu lầm nên đánh giá Islam là một thứ tôn giáo quá khích và khủng bố. Có chăng đây là cách thức tuyên truyền của các vị làm chính trị hay các ông lảnh đạo nhu nhược của các tôn giáo khác cố tình đưa những ngôn từ gây xốc lên trang báo nhằm hạ giá trị một tôn giáo mà mình không hiểu biết gì đến nó, một tôn giáo đang phát triển nhanh nhứt trên thế giới"

Việc làm của các tay viết báo này quá khinh xuất bởi nó làm đảo lộn tâm tưởng tư duy của hàng ngàn độc giả  người Việt  chúng ta đã vừa chưa biết và vừa không thấu hiểu Islam hay Hồi-Giáo là gì nên vô tình  đồng thuận cuốn theo chiều gió hiểu theo những ý từ  đăng trong những bài báo lên án đạo Islam.

Ở đây tôi muốn đưa ra vài minh chứng để biện minh cho một số từ ngữ mà các vị phóng viên nhà báo Việt thường hay dùng trong những bài bình luận liên quan đến vấn đề chiến tranh trung đông và các chiến cuộc chống khủng bố:

1. Tại sao có từ  "Đạo Hồi""

Đạo Islam là một tôn giáo mà hầu như mọi người Việtnam chúng ta đều chỉ biết qua từ ngữ  "Hồi-Giáo" từ ngữ mà hàng nghìn tín đồ theo đạo này đã không ai hiểu nó mang ý nghĩa gì và cũng chẵng biết ai là tác giả"  Islam không phải là Đạo của Thánh Muhammad nhưng Muhammad là giáo chủ, là Thiên sứ được Thượng-Đế lựa chọn để tiếp nhận những thông điệp và truyền đạt lại cho nhân loại.  

Islam theo tiếng Ả-Rập có nghĩa là Bình an, là quyết tâm thờ phượng Đấng Tạo Hóa duy nhứt hay là "tôn giáo của sự bằng an hay thái bình",  nó hoàn toàn trái hẳn với cụm từ  Hồi-Giáo một từ ngữ nếu không lầm là do người Việt chúng ta đặt  ra dựa vào nguyên cớ là Islam gia nhập vào vương quốc Champa khoảng cuối thế kỷ 15, và vì vua chúa và nhân dân Champa đã ngưỡng mộ và gia nhập đạo Islam quá đông nên người Việtnam gọi đạo này là đạo của người Hồi hay người Chàm là một nhóm dân tộc thuộc vương quốc Champa ngày xưa. Ngày nay từ ngữ  Hồi-Giáo đã trở thành quá phổ thông trong cộng đồng người Việt nên từ đó khi thấy ai theo Islam thì người Việt gọi họ là người Hồi, và nếu quốc gia nào có tín đồ Islam chiếm đa số thì gọi quốc gia ấy là Hồi-Quốc chẳng hạn như nước Pakistan và Bangladesh... được Việtnam đặt là Tây Hồi và Đông Hồi. 

Do bởi quá trình lịch sử văn hóa nên chúng ta cùng thừa nhận gọi Islam là Hồi-Giáo, thế nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu Islam hay Hồi-Giáo là gì và  nên phân biệt rõ giữa người Ả-Rập với đạo Islam nó khác nhau ở điểm nào và nên biết rằng tín đồ Islam không chỉ có riêng người Ả-Rập để rồi từ đó chúng ta có thể dể dàng am hiểu và thông cảm cho nhau.

2. Tại sao lại có từ ngữ Hồi-Giáo khủng bố hay Hồi-Giáo quá khích"

Đây là thứ từ ngữ mà ngày nay đã trở nên quá thông dụng và thuận tiện cho những nhà viết báo người Việt dùng mỗi khi tường thuật những tin tức liên quan đến chiến tranh vùng vịnh cũng như  những vấn đề liên quan đến những cuộc khủng bố của các nhóm cực đoan Usama Bin Laden và các tay súng du kích chống Mỹ ở khắp vùng Trung-Đông, A-Phú-Hản, và ở trong vài quốc gia Á-Châu như Indonesia, Philippine và Thái-Lan...

Vấn đề khủng bố hay quá khích hình thành hay phát xuất từ các quốc gia bị đế quốc ngoại bang xâm lăng áp đảo chính sách đàn áp để cướp tài nguyên của quốc gia ấy mang về làm giàu cho riêng nhóm êkip tham ô và cho đất nước của chúng.

Quá trình đấu tranh của người Trung-Đông khi La-Mã, Pháp rồi đến Anh-Quốc là những đế quốc đã đưa quân đến xâm lăng và nghiền nát các quốc gia này bằng đủ loại súng đạn tối tân trong khi người dân vùng này khí cụ hãy còn quá thô sơ lỗi thời, việc đấu tranh chống đế quốc xâm lăng vẫn là vấn đề tinh thần hy sinh liều lĩnh bằng mọi phương tiện sẵn có kể cả việc ôm bom tự xác. Cách thức đấu tranh này trước kia được thế giới công nhận là cuộc đấu tranh anh dũng, việc này đã thể hiện qua nhiều cuốn phim do người Mỹ và Anh thâu hình như cuốn phim "Lion of Desert" chẳng hạn, và phong trào đấu tranh của người dân Palestine nghèo nàn đã dùng cục đá đánh chọi xe tăng Do-Thái cũng đã được thế giới ca ngợi là cách thức đấu tranh anh dũng. 

Nhưng đến biến cố 9/11 năm 2001 vì môi trường chính trị nó đã chuyển từ ngữ  và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh  ấy thành thứ từ ngữ mới gọi là Khủng bố cho dù sự đấu tranh anh dũng này là để đánh đổi lấy sự tự do độc lập cho tổ quốc của họ. Thế nhưng những cuộc oanh kích hằng ngày giết hại dân lành trẻ em Palestine vô tội của quân đội Do-Thái thì không bị lên án cho đó là thứ chiến tranh khủng bố mà là để phòng vệ" Nếu là phòng vệ thì khi nào mình bị người khác tấn công trước thì mới đúng theo từ ngữ chứ! Việc làm của bọn Do-Thái đã không khác một võ sĩ  dũng mạnh đi tìm đánh những thằng què homeless không nhà cửa nằm ngoài đường xó chợ mà không ai lên án, và nó cũng  không khác việc Hoa-Kỳ kêu gọi kết nạp đồng minh hô hào thế giới tham gia để cùng mang tự do dân chủ đến cho nhân loại nhưng sau lưng lại ve vuốt khen thưởng các nước cộng sản độc tài...

Mỹ xua quân xâm lăng Iraq chỉ mới được 3 năm đã có đến hơn 600.000 dân Iraq vô tội chết thê thảm chưa kể đến việc nhà tan cửa nát do bom đạn của Mỹ gây ra so với việc 3000 dân Kurdish bị thủ tiêu bằng những quả đạn giết người hàng loạt do Mỹ sản xuất tiếp viện cho chính quyền độc tài thời Sadam Hussien trước kia. Vậy thì ai chính và ai tà" T.T Bush hay T.T Hussien"

Còn nữa, Hoa-Kỳ đã và đang trắng trợn dung túng nuôi dưỡng tiếp tục viện trợ hàng ngàn máy bay thiết giáp bom đạn nguyên tử cho Do-Thái để chúng tự do giết hại người dân Ả-Rập khắp nơi trong vùng như ở Palestine, Lebanon, Syria. Có phải đây là lý do đã thúc đẩy người Ả-Rập  nổi lên để chống lại những hỏa lực tân tiến và với chính sách tham ô bất chính theo chủ trương  của Do-Thái và Hoa-Kỳ do T.T Bush lãnh đạo"

Chúng ta có thể kết luận rằng Khủng bố hay qúa khích không tự nó hình thành mà nguyên do của một ngọn lửa đã bị ai đó chăm ngòi, là từ  chính sách của bọn đế quốc khai hỏa, nó không khác trường hợp xung đột giết chóc đã xảy ra gần đây ở các làng Chăm giữa người Chăm với người Kinh ở vùng Phan-Rang Phan-Rí và trên toàn vùng cao nguyên như Banmêthuột, Kontum, Pleiku, Phú bổn...

Con người ta nào ai muốn xa rời cuộc sống phú quí giàu sang để phải đến nằm rừng hoang mưa gió ngày đêm âu sầu thổn thức những tiếng cọp kêu vượn hú như Usama Bin Ladin" Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nhóm quá khích và những bọn khủng bố hoàn toàn không liên hệ gì đến Islam hay đạo Hồi-Giáo mà nó khai hóa từ nhóm chính trị hay những người mang tinh thần sinh tử cho quốc gia của họ, có điều đáng tiết họ không còn chọn lựa nào hơn và họ lại là người theo đạo Islam.

Vâng, họ là tín đồ Hồi-Giáo nhưng nghĩ lại có bao giờ người ta lên án tín đồ Công-Giáo là những nhóm dân bản xứ  ở Scotland, New Zealand, và nhóm thiểu số ở Spain đã cho nổ bom giết hại người dân lành của họ là thứ tín đồ công giáo khủng bố hay quá khích" Hy vọng chúng ta có đủ kiến thức để nhận định và phân tích rõ ràng hai biên giới Chính trị và tôn giáo thì may ra tâm tưởng tư duy có thể thay đổi lại tầm hiểu biết về đạo Hồi-Giáo hơn,  khác với những ngòi viết của nhiều nhà báo đã thiếu ý thức viết những bài nhận định hay đăng tin dùng từ ngữ đổ dồn tội lỗi cho tín đồ Hồi-Giáo, hoặc định nghĩa với những từ ngữ sai bét để viết về các dân tộc mà mình không hiểu và phân biệt được đâu là dân tộc và đâu là hệ phái của các tôn giáo như  bài báo nọ viết  "...dân tộc Hồi-Giáo Shite và dân tộc Hồi-Giáo Suni chống giết nhau để dành quyền lực...." đã làm tôi nửa buồn cười nửa bực bội bởi Shite và Suni không phải là hai dân tộc mà là hai hệ phái tôn giáo khác nhau.

Ngoài ra còn có những tờ báo đăng tin rằng "...Mỹ đã bắt được một tên khủng bố hồi giáo ả-Rập..." Tại sao phải đề cập đến từ ngữ Hồi-Giáo thay vì chỉ viết "...tên khủng bố người Ả-Rập...." thì có xác đáng hơn không" Đây là những thứ từ ngữ dùng để miệt thị, châm biếm và khiêu khích không khác lời nói của Đức giáo Hoàng vừa tỏ gần đây đã làm phẫn uất tinh thần của hàng tỷ tín đồ Hồi-Giáo trên thế giới, và gần đây nữa có xảy ra vụ việc một ông ứng cử viên dân biểu vào quốc hội Hoa-Kỳ là người Việt tên Nguyễn-Đ-Tân lên án bọn khủng bố nhưng đưa ra hình vẽ của một  người đàn bà Ả-Rập bịt mặt với những lời tố giác bọn khủng bố liên can đến đạo Islam. Đây là đoạn từ thiếu nghiên cứu, thiếu giáo dục mà chúng ta cần phải dè dặt suy nghĩ cặn kẽ bởi chúng ta đang sống trong một quốc gia đa chủng tộc.

Viết báo và tuyên bố điều gì thì cần có cơ sở nghiên cứu, đọc báo thì phải biết nhận định tình hình, nghe đài và xem truyền hình thì phải biết phân tích dựa trên cơ sở khoa học chính xác rõ ràng thì mọi việc trở nên thanh bình, tâm thần thoải mái và được người khác kính trọng. 

Tôi chỉ muốn nêu ra vài điểm yếu ở đây để yêu cầu các vị viết báo nên dè dặt khi đưa dẫn những vấn đề ra phải hợp lý hợp cảnh hơn bởi lòng người rất dễ dị ứng trước vấn đề liên quan đến tôn giáo. Vài lời góp ý, hy vọng các đọc giả sẽ am hiểu Hồi-Giáo phần nào để tránh được sự lầm lẫn và hận thù ghét bỏ lẫn nhau.

Nên nhớ rằng đạo Islam hay Hồi-Giáo lên án mọi hình thức khủng bố và chống đối kẻ quá khích. Lập luận này là thể theo lời giảng dậy trong kinh thánh Quran. Cá nhân hay nhóm người nào đó vi phạm thì chúng sẽ chịu tội chứ  không phải tôn giáo lãnh trách nhiệm cho tội ác của chúng.

Kính chào đoàn kết và xây dựng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.