Hôm nay,  

Những Ngày Xuân Đã Qua

03/01/201100:00:00(Xem: 11620)

Những Ngày Xuân Đã Qua

Cao Hoài Sơn
Buổi sáng thức dậy, hơi lạnh nhè nhẹ từ cửa sổ trước đầu giường phả nhẹ vào mặt, tôi nhìn đồng hồ treo trên tường thấy mới bảy giờ sáng, còn sớm quá để thức giấc vì hôm nay thứ bảy cuối tuần. Trời mùa đông lành lạnh ru nhẹ giấc ngủ muộn trong chiếc chăn dầy, tôi đưa mắt còn ngái ngủ nhìn ra cửa sổ được buông bằng chiếc rèm giấy màu hồng. Tôi cảm nhận ánh sáng trong phòng sáng hẳn lên, một thoáng nghĩ nhanh trong đầu hay là Tuyết rơi bên ngoài, tôi nhoài mình đưa tay nắm lấy sợi dây kéo nhẹ rèm cửa sổ, Căn phòng đột nhiên bừng sáng màu sáng trắng nhưng dịu dàng . Tôi đưa mắt nhìn lên mái nhà thấy tuyết đã phủ trắng xóa, ngồi bật dậy tôi lao mình đến bên cửa sổ nhìn ra bên ngoài .
Không gian phủ đầy màu trắng nhẹ, những hàng thông cao vút trên dãy đồi trước nhà trở thành những màu trắng, cành cây oằn xuống vì sức nặng của tuyết trắng, hướng về những chóp núi xa xa cùng thành phố tôi đang ở như sáng rực lên trong ánh sáng . Năm nay tuyết đến muộn nhưng có còn hơn không, thường thì mọi năm trong tuần Thanksgiving là có tuyết rơi, còn mấy ngày nữa là đến Tết âm lịch có chút Tuyết trắng để trang điểm thêm sắc màu cho ba ngày tết cũng thú vị đấy chứ . Cái lạnh nhè nhẹ như lan tỏa qua làn kính cửa sổ, tôi đưa tay sờ lên tấm kính còn mờ hơi nước và lạnh buốt .
Tôi nhớ những ngày mới qua Mỹ, tôi ao ước được nhìn thấy tuyết, được nắm tuyết trong lòng bàn tay và tìm cái cảm giác lạnh điếng, cái màu trắng của hoa tuyết bay đã từng lôi cuốn, làm bồn chồn những con người nơi xứ ấm . Niềm say mê bất tận khi lần đầu tiên tôi đặt chân lên ngọn Núi Tuyết Mount Baker hùng vĩ, mặc dù là giữa mùa hè nhưng tuyết ở đây vẫn còn rất nhiều, tôi đứng giữa trời núi bao la mặc sức ngắm nhìn tuyết trắng, cùng thông reo.
Cơn tuyết đầu tiên trong mùa đông năm đó vẫn còn ghi mãi trong lòng .Cũng như năm nay, khi vừa nhìn qua cửa sổ tôi không kềm nỗi tiếng reo : Tuyết ! Tuyết ! !.. Khoác vội chiếc áo ấm và chiếc nón trùm đầu bằng len, tôi lao ngay ra sân đưa bàn tay trần nắm lấy tuyết trên nền cỏ và giơ tay lên đón nhận những cánh tuyết mỏng đang lất phất bay . Mới ngày nào mà đã nhìn cảnh tuyết bay qua hai chục mùa đông, tôi không còn cái cảm giác rạo rực như lần đầu, nhưng nó vẫn cứ như vương nhẹ vào hồn mỗi khi nhìn hoa tuyết bay .
Tôi bất chợt quay về với dĩ vãng nhớ về những ngày xuân xưa, nhớ những ngày lang thang trên đường phố Sông Mao trong chiều ba mươi tết, đường đất phủ màu đất đỏ cuốn bụi mịt mờ khi có chiếc xe vút qua, những tràng pháo nổ tí tách của nhà ai đó thôi thúc tôi bước nhanh về đơn vị . Nhà Ga Xe Lửa Sông Mao cổ kính nhô lên trên khoản trống của nhà Ga nhỏ, chằng chịt những ray sắt nằm im lìm vắng vẻ vì vắng bóng những con tàu lướt qua . Từ ngày Cộng sản từ ngoài đất Bắc đạp dãy Trường Sơn tràn về gây chiến tranh tang tóc cho Miền Nam thương yêu cũng là ngày vắng bóng những con tàu . Những đường ray sắt bị những người mang danh Giải Phóng đem Trâu kéo lật ngang . Bến Ga xưa vắng vẻ làm dâng một nỗi buồn man mác trong tôi .
Con đường Tự Do như dài vô tận, bên phải đường những căn nhà xập xệ đủ mọi hình thể cấu trúc, lui ra thụt vào như cái răng bừa cùn, đầy những quán nhậu và quán Bar . Cái rạp hát nhỏ xíu đen đúa dùng để chiếu phim Tàu Hồ Quảng cho mấy người Nùng coi . Gần đó là cái chợ xập xệ gần như muốn đổ nát, đường phố vắng bóng người càng làm cho tôi nhớ về thành phố nhỏ Phan Rí Cửa nhộn nhịp với hàng quán tấp nập, nơi đó Vợ con tôi đang sống .
Bên trái đường là khu quân sự với hàng rào kẽm gai thẳng tắp, bên trong vòng rào là ngôi giáo đường nhỏ và ngôi chùa nhỏ bị bỏ hoang phế không ai chăm sóc . Nằm ngay trước cổng chính là tượng danh tướng Lý Thường Kiệt đang vung đao trên chiến mã, tôi đi nhanh về đơn vị đóng bên trong những dãy kẽm gai xám xịt . Hôm nay ba mươi Tết nhưng những người Lính chúng tôi bị cấm trại 100% để đề phòng Việt cộng chơi trò bẩn thỉu tấn công như Tết Mậu Thân năm nào .
Vị Tiểu đoàn trưởng 229/ĐP Thiếu tá Nguyễn Hữu Tiến chỉnh tề trong bộ đồ tác chiến đang chờ các Sĩ quan trong Tiểu đoàn đến để mừng tiệc Tất niên . Những lời chào rôm rả, những cái bắt tay thật chặt, chúc tụng mừng nhau qua những ngụm rượu cháy môi, buổi tiệc đơn sơ nhưng đầy tình nghĩa . Tiểu đoàn trưởng nhắc nhở chúng ta vui xuân nhưng đừng quên nhiệm vụ, Bọn VC đang rình rập ta từng ngày, không kể gì những ngày Tết Cổ Truyền của dân tộc, các Đại đội trưởng sau khi về đơn vị nhớ canh gát cẩn thận, sau Tết chúng ta sẽ cho Binh sĩ thay phiên nhau về thăm nhà, đời chiến binh phải chấp nhận những thua thiệt .
Đời Chiến Binh là thế, không có ngày xuân nào vui với gia đình được trọn vẹn mặc dù nhà không xa là mấy . Những cái Tết mà Tiểu đoàn đóng ở Tân An, Bình An thật không bao giờ quên được những kỷ niệm ấy . Tôi còn nhớ vào đầu năm 1973, còn mấy ngày nữa là đến ngày Tết Âm lịch, Tiểu đoàn được lệnh di chuyển lên Đà Lạt để nhận lãnh nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này được giữ bí mật khi nào đến nơi sẽ biết . Chúng tôi lo lắng không ít vì đã gần ngày tết và Đà Lạt những ngày cuối năm trời đổ lạnh, mà Lính Bình Thuận thì chỉ chịu nóng quen rồi, nhưng nghe nói đến đi Đà Lạt ai cũng thích .
Thôi thì ăn Tết ở Đà Lạt cũng chả sao " biết thêm một chỗ mới, trong Tiểu đoàn rất nhiều người chưa biết Đà Lạt nên cũng háo hức . Riêng tôi nghĩ thầm, đi làm nhiệm vụ gì chưa biết, chắc gì Tiểu đoàn sẽ có thì giờ để về Thành Phố mà ngắm Chợ hoa, Hồ Xuân Hương . Có thể sẽ Hành quân hoạc trấn đóng một nơi xa xăm nào đó không chừng "


Đoàn xe Quân Vận chở chúng tôi ra QL1 ra Phan Rang rồi lên Sông Pha vượt đèo Phượng Hoàng tới Tiểu Khu Tuyên Đức là đã 5 giờ chiều . Tiểu đoàn trưởng và tôi Sĩ quan Hành Quân vào Phòng 3 nhận lệnh thì tôi thấy họ đã sẳn sàng lệnh Hành Quân và Bản Đồ khu vực xung quanh Đà Lạt . Đọc Lệnh Hành Quân tôi thấy an tâm vì nhiệm vụ của Tiểu đoàn lần này là đảm trách giữ gìn an ninh vòng ngoài cho trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt làm lễ mãn khóa, chắc là có nhân vật quan trọng đến tham dự nên mới điều Tiểu đoàn 229/ĐP lên tăng cường . Mà quả vậy kỳ đó có Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến dự .
Lệnh này chỉ có Tiểu đoàn trưởng và tôi biết để giữ bí mật đến giờ phút cuối cùng, Phòng 3 Tiểu khu cho hai binh sĩ người Địa phương rành địa thế đến hướng dẫn chúng tôi đến vị trí đóng quân theo Lệnh hành quân vì trời đã gần tối và chúng tôi chưa rành địa thế nơi đây .
Xe chở chúng tôi chạy ngược xuống Đèo Prenn, qua Thác Prenn chừng 2 cây số thì quẹo phải để vào Suối Tiên, từ đó chúng tôi đi bộ chừng 3 cây số nữa là đến vị trí đóng quân . Trời lúc này đã tối lắm rồi đường núi hoang vu toàn là cây Thông . Tiểu đoàn trưởng phân chia cho các đại đội chiếm lĩnh các ngọn núi xung quanh và anh Tư Tiến dặn chừng, dù có lạnh cũng không được đốt lửa vì sợ lộ mục tiêu địch pháo kích tới và cháy rừng .
Tôi còn nhớ, lúc này có khoảng chừng mười lăm Chuẩn úy mới ra trường chưa phân phối về các Đại đội còn giao cho tôi quản lý đi theo BCH/ Tiểu đoàn để học tập thêm mọi thứ rồi mới cho ra đơn vị. Tôi phân công cho các Chuẩn úy rải đều ở các Tiểu đội của Đại đội Chỉ huy Yểm trở xong trở về BCH/ Tiểu đoàn thì thấy hai người lính dẫn đường cho chúng tôi đang hì hục đào một hố rất rộng đủ cho hai người nằm ngủ, tôi cười thầm nghĩ bụng: đào hố để tránh pháo kích và chiến đấu không đào lại làm cái chuyện vớ vẫn .
Lúc này trời cũng chưa lạnh lắm nên tôi cùng hai Chuẩn úy khác chặt cây thông làm một cái lều rất đẹp dự trù tối sẽ ngủ trong đó. Còn bên BCH/ Tiểu đoàn Thiếu tá Tiến cho đốt một cây thông rất lớn đã ngã đổ lâu rồi, lửa cháy sáng như đốt lửa trại và nằm ngủ cạnh bên . Ba chúng tôi nằm trong lều cây mới đầu còn thấy được mặc dù đã bận thêm cái áo len thật dầy, nhưng càng về khuya thì cái lạnh của núi rừng bắt đầu thấm vào làm lạnh run không tài nào ngủ được, ngó qua hai anh chàng lính dẫn đường nằm ngủ ngon lành tôi mới biết công dụng của cái hố là dùng để ngủ khỏi lạnh. Bí quá tôi và hai Chuẩn úy cuốn gói mò lên nằm bên cây Thông đang đốt sáng rực chấp cho VC có ngon lành cứ pháo ông đây không sợ. Ngó qua mấy ngọn đồi xung quanh mà các đại đội chiếm đóng tôi thấy sáng rực một đêm hoa đăng .
Khoảng mười giờ sáng hôm sau, mặt trời đã lên cao nhìn ra phong cảnh xung quanh thật đẹp, thông reo ngút ngàn, đồi này nối tiếp đồi kia đẹp như tranh vẻ, dưới chân đồi con suối Tiên đang lững lờ chảy nước trong veo, anh Tư Tiến hỏi tôi có biết lặn không theo ông ra suối ném Lựu đạn kiếm ít con cá ăn. Tôi theo anh Tư ra suối chuẩn bị sau tiếng nổ là lao mình xuống dòng nước để bắt cá, nhưng khi quả lựu đạn đã nổ tung một cột nước văng lên thật cao tôi lao xuống nước thì vội nhảy ngược lên bờ tìm cái áo mặc vào ngay vì nước lạnh như nước đá, may mà không có con cá nào chết nổi lên để phải nhảy trở lại để bắt .
Chúng tôi ngày ngày ngắm núi rừng, trời mây, uống rươu, tranh thủ tôi dẫn một số anh em đi thăm thác Prenn và mua ít thực phẩm mang về cho anh Tư Tiến . Ngày hai mươi chín tết chúng tôi được lệnh ra đường để xe chở về lại Sông Mao, ai nấy cũng vui mừng mặc dù chưa ai thấy Đà Lạt nó ra làm sao, chỉ thấy thoáng qua khi xe vào Tiểu khu . Tôi bàn với anh Tư khi xe đi ngang Chợ Đà Lạt thì ngừng lại chừng nửa giờ cho anh em xuống xe vào mua sắm ở chợ, chứ mang tiếng đi Đà Lạt mà chẳng có chút quà Đà Lạt mang về tặng gia đình trong ngày Xuân, anh Tư đồng ý và chúng tôi có một giờ để mua sắm đặc sản của Đà Lạt . Nhiều anh em đã khám phá ra rất nhiều hoa Anh Đào mọc hoang trong rừng nên tranh thủ chặt về chơi trong ba ngày tết . Tết năm đó nhà tôi có cây Hoa Anh Đào trang trọng được đặt giữa nhà, mặc dù chưa ra hoa nhưng cũng có nhiều người tới xem vì người ở đây chỉ nghe hoa Anh Đào nhưng chưa bao giờ thấy .
Đến Phan Rang thì đã tối, không thể trở về trên đoạn đường đầy nguy hiểm vào ban đêm nên chúng tôi bị tống vào Sân Vận Động Tháp Chàm cho ngủ qua đêm. Thật buồn quá, thành phố Phan Rang đang rộn rịp đón Xuân mà chúng tôi bị nhốt nơi này. Cuối cùng nhờ sự bảo đảm của anh Tư Tiến với Đại Tá Tự Tiểu khu trưởng mà chúng tôi được về Thành Phố Phan Rang dạo chơi với điều kiện không quậy phá . Tối đó toàn bộ Quân cảnh Phan Rang rút lui giao quyền giữ trật tự cho chúng tôi . Lại một đêm vất vả phải tuần tra liên tục vì sợ anh em quậy phá, may mà không có việc gì . Chúng tôi cám ơn anh Tư Tiến vị Tiểu đoàn trưởng mến yêu vô cùng vì có một đêm lý thú ở một thành phố xa lạ, Xuân năm đó là mùa Xuân mang nhiều kỷ niệm nhất trong đời lính.
Mỗi khi nhìn thấy đồi thông là tôi nhớ lại Xuân năm ấy. Vì vậy khi đến đất Mỹ định cư tôi chọn Thành Phố Bellingham vì nó có nhiều nét giống Đà Lạt mà tôi yêu thích, cũng thông reo, đồi núi chập chùng, những hồ nước trong xanh rợp bóng Liễu rủ với ngàn Thông, Biển xanh mênh mông với hàng trăm hải đảo. Nơi đây còn có Tuyết mà quê mình không có, dầu nơi đây có đẹp hơn quê mình nhưng tôi vẫn thích quê mình hơn vì dầu gì thì quê hương mình bao giờ vẫn đẹp, nơi ấy có nhiều kỷ niệm, nhất là trong tôi không bao giờ quên được những đồng đội không may mắn còn kẹt lại nơi quê nhà .
Viết vào Mùa Đông 2010
Cao Hoài Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.