Hôm nay,  

Giải Phóng Lúa Gạo

12/6/200600:00:00(View: 8730)

Giải Phóng Lúa Gạo

...mình trả đũa bằng biện pháp bảo vệ thì chả khác chi là tự phá hoại cầu đường của mình để trả thù....

Gạo là lương thực chính yếu cho phân nửa nhân loại, nhưng các nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết tại chỗ nên chỉ còn một tỷ lệ nhỏ được buôn bán ra thị trường quốc tế. Trên thị trường này, 75% số gạo xuất khẩu nằm trong tay vỏn vẹn có bốn nước là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong khi ấy, gạo cũng là nông sản được bảo vệ mạnh nhất và trợ cấp nhiều nhất trên thị trường quốc tế nên gây thiệt hại lớn cho các nước nghèo. Tiếp tục kỳ trước, Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về việc giải trừ nghịch lý này trong cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa hầu quý thính giả.

Hỏi: Tại phiên họp vừa qua của Quốc hội Việt Nam, một vị đại biểu đã đề nghị đồng loạt nâng mức trợ cấp nông nghiệp từ 10 đến 15% nhưng lập tức một vị đại biểu khác lại phát biểu ý kiến trái ngược, rằng không nên tiếp tục duy trì chế độ bao cấp như vậy vì không có lợi.

Thưa ông, đang theo dõi tình hình lúa gạo và hậu quả tai hại do chế độ trợ giá lúa gạo của các nước giàu gây ra cho các nước nghèo, ông nghĩ sao về hai quan điểm trái ngược nói trên"

- Tôi thông cảm với phản ứng tự vệ trong ý hướng bảo vệ nông nghiệp Việt Nam của vị đại biểu muốn tăng mức trợ cấp cho nông gia Việt Nam nhưng lại đồng ý với quan điểm của vị đại biểu kia và mừng là có người đã nêu ra điều ấy cho công luận và chính quyền suy ngẫm.

Tôi xin đi từ nguyên tắc là chế độ tự do mậu dịch cũng đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một nước y như hệ thống hạ tầng vật chất là cầu cống đường xá. Bây giờ, khi thấy một quốc gia giới hạn tự do mậu dịch của họ mà mình trả đũa bằng biện pháp bảo vệ thì chả khác chi là tự phá hoại cầu đường của mình để trả thù. Điều ấy gây bất lợi cho lâu dài vì cái được vốn dễ thấy, nhưng cái mất thì chẳng ai nhìn ra.

Hỏi: Khi ông nói về nguyên tắc thì cũng hàm ý là có nhiều biện pháp khác về thực tế"

- Trong thực tế thì không phải có xứ nào thi hành chế độ bảo vệ và trợ cấp lúa gạo - như trường hợp Hoa Kỳ mà ta đã tìm hiểu kỳ trước - thì mình sẽ cũng nên làm như họ. Điều ấy chỉ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của mình và đánh mất một tín hiệu cần thiết về cung cầu là giá cả, hầu từ đó tính toán chính xác và nhậm lẹ hơn về việc sản xuất và phân phối.

Tuy nhiên, chính quyền và các cơ quan ngoài chính quyền, giới khoa học và giáo dục cần yểm trợ nông dân của mình về khoa học, kỹ thuật canh tác, về thông tin thị trường hầu nông gia biết cải thiện sản xuất và có phản ứng thích hợp với những xoay chuyển về giá cả hay sở thích trên thị trường quốc tế. Trợ giá nông phẩm vì vậy không có ích bằng, thí dụ như, giúp nông gia thấy trước và đối phó được hữu hiệu với nạn sâu rầy hay dịch bệnh đang hoành hành trên vựa lúa của miền Nam. Vì vậy, chúng ta nên quan niệm lại cách yểm trợ cho thực tế hơn.

Hỏi: Một cách cụ thể thì ông cho là Việt Nam nên ứng phó như thế nào"

- Tôi thiển nghĩ là nên định chế hoá việc yểm trợ nông nghiệp qua xây dựng hạ tầng tiêu tưới và vận chuyển, xay xấy, tồn trữ, qua việc nghiên cứu về hạt giống, các thứ dịch bệnh và qua các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao năng suất và chủng loại mà vẫn bảo vệ được môi sinh. Còn trợ cấp bằng can thiệp tài chính vào giá cả chỉ là liều thuốc đổ bệnh. Đồng thời, Việt Nam nên dùng những cơ chế sẵn có như Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO hay tổ chức Lương nông FAO của Liên hiệp quốc để nêu vấn đề và vận động việc giải phóng lúa gạo.

Hỏi: Trở lại đề tài giải phóng luá gạo cho các nước nghèo, xin ông trình bày khái quát về bối cảnh vấn đề. Trước hết là về sản xuất, sau đó là về xuất khẩu.

- Gạo là nguồn lương thực chính yếu của phân nửa nhân loại. Xưa nay, đa số các nước trồng chỉ đủ ăn và thực sự mới dư dôi để xuất khẩu từ đầu thập niên 90, từ mười mấy năm nay mà thôi. Việt Nam chỉ bắt đầu xuất khẩu sau khi bãi bỏ chế độ hợp tác nông nghiệp và giải phóng sức sản xuất của người dân. Mà Việt Nam cũng là quốc gia có mức ăn gạo cao nhất thế giới, bình quân là 232 ký một người trong một năm, so với gần 200 ký của một nước cực nghèo khác là Bangladesh, hay 165 ký của dân Thái Lan, 100 ký tại Hàn Quoốc hoặc chỉ có 66 ký tại Nhật.

Hỏi: Khi ông nói Việt Nam là quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất trên thế giới thì giá lúa gạo là một yếu tố then chốt về mức sống người dân phải không"

- Thưa đúng như vậy, ngoài vàng và sau này là Mỹ kim, dân ta vẫn quen tính toán việc mua bán đổi chác với nhau qua một phương tiện giao hoán phổ biến là lúa. Các nước trồng gạo thì nhiều - nhưng đến 95% là các nước nghèo và phân nửa sản lượng là từ hai xứ đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Thế mà dư thừa để xuất khẩu thì chẳng có bao nhiêu quốc gia. Bốn nước dẫn đầu là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ thì đã chiếm đến ba phần tư là 75% ngạch số xuất khẩu của cả thế giới.

Thật ra, lượng gạo xuất khẩu chỉ chiếm có 6% của tổng số gạo thu hoạch được trên thế giới. Nhưng cái đỉnh mong manh ở trên, là thị trường xuất khẩu ấy, lại được bảo vệ rất kỹ, bảo vệ từ gốc là trợ cấp cho nông gia sản xuất, như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và nhiều nước Âu châu, cho đến ngọn là qua chế độ trợ giá xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhất là cho loại gạo hạt tròn gọi là Japonica. Việc bảo vệ ấy chẳng những gây thiệt hại cho nước xuất khẩu khác - vỏn vẹn chừng một chục quốc gia - mà còn chi phối giá cả và mùa màng của các nước nghèo. Lý do là theo thống kê của cơ quan Lương nông FAO, các nước nghèo chiếm 83% số gạo xuất khẩu và 85% số gạo nhập khẩu của thế giới. Bây giờ, một số quốc gia đã phát triển mà thực sự không phải sống chết về gạo mà lại tiếp tục duy trì chế độ trợ cấp ấy thì tất nhiên gây thiệt hại đầy bất công cho thế giới.

Hỏi: Ông vừa nói ra vài con số đáng kinh ngạc, có bốn nước chi phối đến 75% lượng gạo xuất khẩu của thế giới là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ, nhưng đồng thời các nước nghèo lại chiếm đến 83% số gạo xuất khẩu này. Điều ấy có nghĩa là ngoài Hoa Kỳ thì đại đa số các nước có gạo để bán ra ngoài đều thuộc loại nghèo và đang phát triển"

Thưa vâng, và đấy là một nghịch lý đáng chú ý. Ngoài Hoa Kỳ, có Australia và Nam Hàn cũng xuất cảng gạo, hai nước sau này vỏn vẹn chỉ có 2%, là thuộc loại đã công nghiệp hoá.

Còn lại là Pakistan, Egypt, Trung Quốc và Uruguay. Nghịch lý ở đây là Mỹ, với chính sách bảo hộ nặng nề không thua kém gì Liên hiệp Âu châu mà chỉ để bảo vệ quyền lợi cho một số dân rất ít ỏi và thực sự không phải là bần cùng nghèo túng. Họ là doanh gia về nông nghiệp, và nhóm doanh gia nhận trợ cấp nhiều nhất lại có lợi tức đồng niên chừng hơn 140 ngàn đô la, cao gấp hai lần rưỡi lợi tức bình quân của dân Mỹ. Đây là ta căn cứ trên thống kê của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Và họ làm giới thọ thuế hay tiêu thụ Mỹ và nông gia xứ khác bị thiệt!

Nghịch lý ở đây là chế độ thuế quan trên thế giới khiến gạo đắt giá hơn 43% và riêng ảnh huởng của chính sách lúa gạo Mỹ khiến giá gạo thế giới bị sụt mất 6% chỉ để nâng cao lợi tức đến ba phần tư cho một thiểu số nông gia trồng gạo trong sáu tiểu bang của Hoa Kỳ.

Hỏi: Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến việc giải phóng lúa gạo, điều ấy có nghĩa là gì"

- Điều ấy có nghĩa cụ thể là vận động các nước bãi bỏ chế độ trợ cấp sản xuất, nhất là tại các nước phát triển, và giải tỏa hết những rào cản về quan thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu.

Trong hai phạm vi bảo vệ, ở sản xuất hay xuất nhập khẩu thì việc bãi bỏ chế độ bảo hộ trong xuất nhập khẩu sẽ có tác dụng lớn hơn cho thị trường lương thực của thế giới. Theo công trình nghiên cứu của FAO thì việc ấy sẽ nâng giá gạo xuất khẩu từ 10 đến 14% và đồng thời gia tăng lượng gạo buôn bán trên thế giới được từ 30 đến 45%, tùy loại gạo. Còn theo Ngân hàng Thế giới, nếu Mỹ giải phóng lúa gạo thì ngạch số gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng được 15%, giá xuất khẩu sẽ tăng được gần 33% và giá gạo nhập khẩu giảm được 13,5%.

Hỏi: Trên diễn đàn này, ông thường nói đến quy luật được thua, lợi hại của từng quyết định kinh tế. Trong việc giải phóng lúa gạo, nếu có nhiều thành phần sẽ được, thí dụ như xuất khẩu dễ dàng hơn với giá cao hơn, thì có ai bị thiệt do quyết định này hay không"

- Tất nhiên thì nhất thời là có. Hoàn cảnh của mỗi nước và sở trường của từng nước về loại gạo họ trồng trọt, tiêu thụ và buôn bán thì mỗi xứ mỗi khác, nhưng các nước thuần nhập, nghĩa là trồng không đủ gạo ăn, thì bị thiệt nhất, nếu giá gạo tăng. Ngược lại, các nước xuất khẩu như Việt Nam thì có lợi khi khối lượng và giá xuất khẩu sẽ tăng. Nông gia trồng lúa cũng có lợi nhờ lợi tức được nâng cao cùng giá gạo. Tuy nhiên, xét vào chi tiết thì mối lợi lớn nhất sẽ là của các nước trồng loại gạo hạt tròn Japonica, nhiều hơn là loại gạo hạt dài Indica hay gạo thơm. Cũng chính vì những đặc tính ấy mà các cơ quan khuyến nông của Việt Nam mới cần tìm hiểu tình hình thị trường thế giới để giúp đỡ nông gia của mình đa dạng hóa việc sản xuất hầu không chỉ có đủ gạo ăn mà còn cạnh tranh được với các nước khác ở nơi có lợi nhất.

Hỏi: Thế muốn đạt kết quả ấy, các nước cần phải làm gì và đâu là những trở ngại" 

Các nước nghèo xưa nay bị nạn đói ám ảnh nên có thể vì lý do an toàn lương thực mà duy trì chế độ trợ cấp nông nghiệp hầu tránh động loạn xã hội và lo đủ lương thực cho đại đa số dân chúng. Vì vậy, ta có thể thông cảm với họ, dù rằng việc ấy không có lợi về dài. Tuy nhiên, vấn đề chính thực ra không nằm ở chế độ trợ cấp sản xuất của các nước nghèo, nhất là khi đã dư thừa để xuất khẩu như Việt Nam. Vấn đề chính là chế độ bảo hộ mậu dịch của các nước giàu để yểm trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hầu ưu đãi một thiểu số dân chúng của họ mà gây thiệt hại cho người thọ thuế, người tiêu thụ và nông gia của các nước nghèo.

Hỏi: Câu hỏi cuối ở đây, thưa ông, liệu các quốc gia trên thế giới đã sẵn sàng để giải phóng lúa gạo hay chưa"

- Ngắn gọn thì chưa dù bị sức ép rất mạnh. Quốc gia nào cũng ưa tìm ra lý do chính đáng để đòi xứ khác thay đổi mà mình vẫn giữ nguyên trạng nếu điều ấy có lợi. Xu hướng bảo hộ mậu dịch tại Mỹ đã tìm ra một từ rất khéo, tức là không thật, để nói là "mậu dịch tự do" không có giá trị bằng "mậu dịch công bằng".

Cũng chính vì đặc tính ấy mà các nước đang phát triển lại càng phải tranh đấu mạnh hơn và với viễn ảnh sẽ gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới vào cuối tháng này, Việt Nam cần tự chuẩn bị cho việc đấu tranh và vận động ấy.

Qua năm tới, Đạo luật Nông nghiệp Mỹ, gọi là Đạo luật về An toàn Nông trang và Đầu tư Nông thôn, sẽ phải được Quốc hội Mỹ thảo luận lại với rất nhiều biện pháp bao cấp và sẽ gây phản ứng mạnh từ các nước khác, từ Liên hiệp Âu châu tới các nước đang phát triển. Đấy là cơ hội cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm, cụ thể là học bài để chuẩn bị bảo vệ quyền lợi của mình. Và nếu có vận động hành lang thì đừng chỉ lo che chắn cho chuyện vi phạm nhân quyền mà phải nghĩ tới quyền lợi của nông dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đầu năm 70, bạn đồng minh Huê kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao Miền nam cho Hà nội. Ngày 30/04/75, quân Bắt Việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt nam, bức tường Bá-linh bổng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên xô xuống hố, giúp Huê kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh làm kẻ chiến thắng.
Người Mỹ nói “Nothing is certain but tax and death” (Không ai tránh khỏi thuế và chết). Thuế mang ý nghĩa đặc biệt vì lịch sử nước Mỹ được thành hình từ ngày dân chúng thuộc địa nổi loạn chống nhà nước bảo hộ Anh Hoàng với khẩu hiệu bất hủ “Taxation without representation is tyranny” (Bị đánh thuế mà không được có đại biểu là bạo quyền.) Cho nên mỗi kỳ bầu cử đều tranh luận gay gắt về thuế má – nhưng không chỉ là cải cọ vô bổ vì khi thành luật sẽ theo đó móc từ túi tiền của mỗi người dân nhiều hay ít.
Đảng cộng sản VN cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị … Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” - nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.” Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc
Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân. Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
Như vậy, tuy không công khai, nhưng Bà Harris có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam, một việc mà đảng và nhà nước CSVN luôn luôn chống đối và đàn áp. Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo “ôn hòa” như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Hoa của Bà Phó Tổng thống Harris.
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.