Hôm nay,  

Tổng Thống Và Đcsvn

11/23/200600:00:00(View: 12060)

Ông Tổng Thống và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ George Bush tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC) tại Hà Nội và chính thức viếng thăm Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế - hiện đang cư ngụ tại Chợ Lớn - đã có một bài nhận định đánh giá Hoa Kỳ qua chuyến đi này. Bài viết được đăng trên trang bình luận báo Wall Street Journal Asia ngày thứ Năm 16-10-2006 với tựa đề "The President and the Party". Nguyên văn bài báo bằng tiếng Anh, Đinh Từ Thức chuyển ngữ.

Chợ Lớn, Việt Nam - Khi Tổng thống Bush tới Việt Nam vào thứ Sáu, ông sẽ thấy một quốc gia dang khao khát tự do. Cuộc thăm viếng của ông trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, sẽ là một dịp quan trọng để lượng định sự cân bằng của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ dân chủ và theo đuổi lợi nhuận về kinh doanh tại một nước đang phát triển nhanh về kinh tế. Người dân Việt Nam đang quan sát những dấu hiệu chứng tỏ Hoa Kỳ không bỏ rơi họ trong cuộc tranh đấu lâu dài để có tự do.

Mặc dầu đã ba thập niên bị áp bức, niềm mong mỏi được tự do khỏi ách độc tài Cộng sản vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc tranh đấu này. Các trại Tập trung - ngụy danh "Cải tạo" - đã trừng phạt, nhiều khi cho tới chết, những người đứng về phía Hoa Kỳ cho tới khi Sàigòn sụp đổ vào năm 1975. Những người khác đã bỏ mình trên biển cả trong những chuyến vượt thoát của thuyền nhân, bầy tỏ cho thế giới thấy được người thường dân Việt Nam có thể cố gắng tới mức nào để thoát cảnh bạo ngược.

Nhiều người nữa đã phải chịu khủng bố qua những hình thức khác. Bản thân tôi, trong 30 năm vừa qua, đã trải qua 20 năm trong tù, chỉ vì một lý do dản dị là lên tiếng chống lại áp bức. Tôi đã bị giam giữ không xét xử từ năm 1978 đến 1988 vì vai trò thành lập Mặt trận Quốc gia Tiến bộ, một tổ chức tận hiến cho việc phát huy nhân quyền tại Việt Nam. Rồi đến năm 1990, được gợi hứng bởi các phong trào tranh đấu dân chủ tại Đông Âu, một nhóm các trí thức, chuyên gia và sinh viên đại học cùng với tôi đã lập ra Cao trào Nhân bản. Bản tuyên ngôn của chúng tôi, kêu gọi một cuộc tranh đấu bất bạo động cho một Việt Nam tự do, dân chủ và đa đảng, đã khiến tôi phải trả giá bằng tám năm tù khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia. Chuyện này vừa chấm dứt, người ta lại bỏ tù tôi lần nữa. Lần này vì đã chỉ trích tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Mãi tới tháng Hai năm ngoái tôi mới được thả ra.

Nhưng các biện pháp áp bức như vậy đã không ngăn chặn nổi hàng ngũ những người chống đối tiếp tục lớn mạnh và lan rộng bao gồm nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam - từ các nhà lãnh đạo tôn giáo tới nông dân và thợ thuyền. Trên đà tăng tiến, chúng tôi đã khởi đầu họp lại với nhau thành các chính đảng, phong trào hoặc liên minh, trực diện thách thức đường lối cai trị của Cộng sản. Ví dụ Khối 8406, một nhóm nhân quyền đã đặt tên cho mình bằng ngày thành lập, ngày 8 tháng 4 năm 06. Trong bảy tháng từ khi ra đời, bản Tuyên ngôn của nhóm về Tự do Dân chủ cho Việt Nam đã thu hút hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Và sự thành hình vào tháng rồi của Liên minh Dân chủ và Nhân quyền, một liên minh rộng lớn với sự liên kết giữa Khối 8406, các nhà lãnh đạo Phật giáo và Công giáo, và Cao trào Nhân bản của tôi.

Ngay cả những người không dám công khai đương đầu với chế độ Cộng sản đã chọn hình thức phản kháng thụ động. Ví dụ, mặc dầu chính quyền phủ nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân, nhiều nông dân đã coi thường chuyện này. Thay vào đó, họ đã mua bán đất đai với nhau bằng văn tự viết tay, và giải quyết những tranh chấp qua trung gian chứ không chịu đưa nội vụ ra cho chính quyền xét xử.Một chợ đen khổng lồ đã giúp người dân qua mặt hệ thống nhà nước kiểm soát và kinh doanh với nhau mà không phải đóng góp cho hầu bao của đảng. Sách báo và phim ảnh bị cấm đã được lưu hành rộng rãi qua hệ thống chợ đen.

Biết rõ tình trạng dân chúng đang thoát khỏi vòng kiềm tỏa, giới lãnh đạo Cộng sản đã dựa vào thế giới bên ngoài để chấn chỉnh quyền hành. Vì thế, họ mong muốn để Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Bằng việc gia nhập tổ chức toàn cầu này, Đảng hy vọng sẽ củng cố độc quyền cai trị bằng hai mặt. Trước hết, hứa cuội về việc gia tăng tôn trọng nhân quyền và cai trị bằng luật pháp, nhà cầm quyền hy vọng sẽ hóa giải được những áp lực của ngoại quốc đối với Việt Nam và gây khó khăn thêm cho chúng tôi trong việc duy trì hậu thuẫn của quốc tế cho cuộc chiến đấu đòi dân chủ ở trong nước. Thứ đến, Đảng nhắm tới các lợi nhuận do ngoại quốc đầu tư tràn ngập sẽ ưu tiên dành cho đảng viên của mình, để họ tiếp tục trung thành với đảng.

Nhưng chúng ta cũng không thể chối cãi được vai trò tích cực của cải cách kinh tế và tự do mậu dịch trong việc làm gia tăng tự do về thông tin và làm bàn tay khống chế của đảng đối với xã hội trở thành lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, việc phát triển tự do kinh tế còn làm nảy sinh một tầng lớp trung lưu lớn hơn và phồn thịnh hơn với những khát vọng về tự do chính trị..

Dầu sao, người ngoại quốc tới Việt Nam kinh doanh cần suy tính rất thận trọng, liệu công cuộc đầu tư của mình sẽ góp phần vào việc phát huy dân chủ hay chỉ nhắm giúp củng cố một chế độ Cộng sản trên đường xuống dốc. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với truyền thống cao cả và lâu đời trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ trên toàn thế giới, còn phải cân nhắc suy tính nhiều hơn nữa.

Điều này có nghĩa là cần tránh đầu tư vào những công ty quốc doanh, vì ở đó, tiền sẽ chạy thẳng vào két bạc của Đảng. Cũng có nghĩa là cần phải lớn tiếng và mạnh bạo ủng hộ nhân quyền - điều mà Tổng thống Bush sẽ có cơ hội làm vào tuần này. Ví dụ, ông có thể đòi gặp một số các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Hoặc là, Tổng thống Hoa kỳ có thể dùng cuộc viếng thăm để thúc đẩy Hà Nội xác định một thời biểu cho những cuộc bầu cử công bằng và tự do, trong đó, các đảng phái ngoài đảng Cộng sản cũng được quyền tranh cử.

Dù chọn lựa cách nào, những cử chỉ như vậy sẽ tạo được ấn tượng lớn trong việc làm yên tâm người dân thường Việt Nam là Hoa Kỳ đã không bỏ rơi họ trong cuộc đấu tranh lâu dài chống Cộng sản áp bức.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là một y sĩ bị nhà cầm quyền Cộng Sản từ chối không cho ông hành nghề y khoa, ông là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuy nhiên đầu năm nay việc kiểm soát đại dịch tương đối có chiều hướng tốt, Vaccine đã được nhiều người dân ủng hộ, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành lệnh cho phép tụ tập không quá đông người trở lại tùy theo mỗi hoàn cảnh. Do đó Ban Chấp Hành, với sự khuyến khích của ông Hội Trưởng Phan Ứng Thời, Hội AH CHS PCT ĐN đã tổ chức một buổi họp mặt nhỏ để tưởng nhớ về Chí Sĩ Phan Châu Trinh vào trưa ngày Thứ Bảy 27/3/2021 tại một nhà hàng ở vùng Little Saigon, Nam California.
Những “hoạt động tuyên truyền cách mạng” của Người đã gây ra cớ sự và hậu họa khôn lường cho mấy thế hệ kế tiếp. Mãi đến thập niên 1990 – sau khi Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chuyển qua từ trần – nhà nước Thái mới hết lo ngại về những “quả bom nổ chậm” do Hồ Chí Minh gài lại, và bắt đầu nới tay với đám Việt Kiều. Từ đó, họ mới ngóc đầu lên được.
Chương trình cải tổ cơ sở hạ tầng, một "New Deal" thế kỷ 21 của tổng thống Joe Biden cũng vậy. Nó sẽ mang lại ích lợi to lớn cho quốc gia và người dân Mỹ một khi được thực hiện. Liệu có lý do gì để chống đối việc người dân cùng con cháu họ sẽ được uống nước sạch, có thêm trường học, chạy trên xa lộ an toàn, có hệ thống giao thông công cộng tiện nghi và sử dụng mạng internet nhanh và rẻ hơn?
Ngày nay, Hoa Kỳ giống như Nhà Chu, vẫn là siêu cường Số Một về quân sự và kinh tế nhưng Hoa Lục đang nổi lên như một cường quốc- giống như Nhà Tần có khả năng cạnh tranh địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ. Các nhà làm chiến lược, bộ trưởng quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân, giám đốc CIA khi điều trần trước Quốc Hội đều công khai bày tỏ lo ngại “Hoa Lục là đối thủ của Hoa Kỳ trong 100 năm tới”.
Liên Hiệp Âu châu, cả Anh quốc, Huê kỳ và Canada đều đồng loạt lên tiếng cực lực lên án Xi và đảng cộng sản Trung Quốc là tội phạm chống nhơn loại. Các nước văn minh trên đây đã quyết định trừng phạt Trung quốc vì tội diệt chủng nhằm vào dân tộc thiểu số Duy-ngô-nhĩ ở Tân-cương, miền Tây-Bắc nước Tàu.
Trước hiện trạng kỳ thị, không chỉ bạo hành bằng lời nói, mà còn tấn công hung bạo và bắn giết khiến nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị thương tích nặng, các chuyên gia và các nhà hoạt động đã đưa ra một số biện pháp để chống trả vấn nạn này và giúp các thành viên trong cộng đồng tự bảo vệ
Lực lượng “ăn cháo đá bát” rất đông và lan nhanh như bệnh dịch, nhưng chưa bao giờ được công khai cho dân biết để dân bàn, dân kiểm tra. Ngược lại, dân lại là nạn nhân của đám ong nuôi trong tay áo từ bao năm nay. Chúng nằm trong ngành Tuyên giáo, trước đây gọi là Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Sau lưng đảng còn có đội ngũ chuyên nghề nói thuê và viết mướn gồm Báo cáo viên và Dư luận viên được trả lương bằng tiền thuế của dân.
Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
Tôi là anh trưởng trong gia đình, với 9 đứa em cả trai lẫn gái, nên trách nhiệm thật khó khăn, từ nhân cách cho đến cuộc sống. Nhưng may mắn tôi gặp được những người anh ngoài xã hội để noi gương và học hỏi. Một trong số những nhân vật hiếm hoi đó, chính là anh Nguyễn Văn Tánh, người mà tôi đã có cơ hội được tiếp tay hỗ trợ và đồng hành cùng anh trong suốt 20 cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York từ 20 năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.