Hôm nay,  

Tổng Thống Và Đcsvn

11/23/200600:00:00(View: 12062)

Ông Tổng Thống và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ George Bush tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC) tại Hà Nội và chính thức viếng thăm Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế - hiện đang cư ngụ tại Chợ Lớn - đã có một bài nhận định đánh giá Hoa Kỳ qua chuyến đi này. Bài viết được đăng trên trang bình luận báo Wall Street Journal Asia ngày thứ Năm 16-10-2006 với tựa đề "The President and the Party". Nguyên văn bài báo bằng tiếng Anh, Đinh Từ Thức chuyển ngữ.

Chợ Lớn, Việt Nam - Khi Tổng thống Bush tới Việt Nam vào thứ Sáu, ông sẽ thấy một quốc gia dang khao khát tự do. Cuộc thăm viếng của ông trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, sẽ là một dịp quan trọng để lượng định sự cân bằng của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ dân chủ và theo đuổi lợi nhuận về kinh doanh tại một nước đang phát triển nhanh về kinh tế. Người dân Việt Nam đang quan sát những dấu hiệu chứng tỏ Hoa Kỳ không bỏ rơi họ trong cuộc tranh đấu lâu dài để có tự do.

Mặc dầu đã ba thập niên bị áp bức, niềm mong mỏi được tự do khỏi ách độc tài Cộng sản vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc tranh đấu này. Các trại Tập trung - ngụy danh "Cải tạo" - đã trừng phạt, nhiều khi cho tới chết, những người đứng về phía Hoa Kỳ cho tới khi Sàigòn sụp đổ vào năm 1975. Những người khác đã bỏ mình trên biển cả trong những chuyến vượt thoát của thuyền nhân, bầy tỏ cho thế giới thấy được người thường dân Việt Nam có thể cố gắng tới mức nào để thoát cảnh bạo ngược.

Nhiều người nữa đã phải chịu khủng bố qua những hình thức khác. Bản thân tôi, trong 30 năm vừa qua, đã trải qua 20 năm trong tù, chỉ vì một lý do dản dị là lên tiếng chống lại áp bức. Tôi đã bị giam giữ không xét xử từ năm 1978 đến 1988 vì vai trò thành lập Mặt trận Quốc gia Tiến bộ, một tổ chức tận hiến cho việc phát huy nhân quyền tại Việt Nam. Rồi đến năm 1990, được gợi hứng bởi các phong trào tranh đấu dân chủ tại Đông Âu, một nhóm các trí thức, chuyên gia và sinh viên đại học cùng với tôi đã lập ra Cao trào Nhân bản. Bản tuyên ngôn của chúng tôi, kêu gọi một cuộc tranh đấu bất bạo động cho một Việt Nam tự do, dân chủ và đa đảng, đã khiến tôi phải trả giá bằng tám năm tù khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia. Chuyện này vừa chấm dứt, người ta lại bỏ tù tôi lần nữa. Lần này vì đã chỉ trích tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Mãi tới tháng Hai năm ngoái tôi mới được thả ra.

Nhưng các biện pháp áp bức như vậy đã không ngăn chặn nổi hàng ngũ những người chống đối tiếp tục lớn mạnh và lan rộng bao gồm nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam - từ các nhà lãnh đạo tôn giáo tới nông dân và thợ thuyền. Trên đà tăng tiến, chúng tôi đã khởi đầu họp lại với nhau thành các chính đảng, phong trào hoặc liên minh, trực diện thách thức đường lối cai trị của Cộng sản. Ví dụ Khối 8406, một nhóm nhân quyền đã đặt tên cho mình bằng ngày thành lập, ngày 8 tháng 4 năm 06. Trong bảy tháng từ khi ra đời, bản Tuyên ngôn của nhóm về Tự do Dân chủ cho Việt Nam đã thu hút hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Và sự thành hình vào tháng rồi của Liên minh Dân chủ và Nhân quyền, một liên minh rộng lớn với sự liên kết giữa Khối 8406, các nhà lãnh đạo Phật giáo và Công giáo, và Cao trào Nhân bản của tôi.

Ngay cả những người không dám công khai đương đầu với chế độ Cộng sản đã chọn hình thức phản kháng thụ động. Ví dụ, mặc dầu chính quyền phủ nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân, nhiều nông dân đã coi thường chuyện này. Thay vào đó, họ đã mua bán đất đai với nhau bằng văn tự viết tay, và giải quyết những tranh chấp qua trung gian chứ không chịu đưa nội vụ ra cho chính quyền xét xử.Một chợ đen khổng lồ đã giúp người dân qua mặt hệ thống nhà nước kiểm soát và kinh doanh với nhau mà không phải đóng góp cho hầu bao của đảng. Sách báo và phim ảnh bị cấm đã được lưu hành rộng rãi qua hệ thống chợ đen.

Biết rõ tình trạng dân chúng đang thoát khỏi vòng kiềm tỏa, giới lãnh đạo Cộng sản đã dựa vào thế giới bên ngoài để chấn chỉnh quyền hành. Vì thế, họ mong muốn để Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Bằng việc gia nhập tổ chức toàn cầu này, Đảng hy vọng sẽ củng cố độc quyền cai trị bằng hai mặt. Trước hết, hứa cuội về việc gia tăng tôn trọng nhân quyền và cai trị bằng luật pháp, nhà cầm quyền hy vọng sẽ hóa giải được những áp lực của ngoại quốc đối với Việt Nam và gây khó khăn thêm cho chúng tôi trong việc duy trì hậu thuẫn của quốc tế cho cuộc chiến đấu đòi dân chủ ở trong nước. Thứ đến, Đảng nhắm tới các lợi nhuận do ngoại quốc đầu tư tràn ngập sẽ ưu tiên dành cho đảng viên của mình, để họ tiếp tục trung thành với đảng.

Nhưng chúng ta cũng không thể chối cãi được vai trò tích cực của cải cách kinh tế và tự do mậu dịch trong việc làm gia tăng tự do về thông tin và làm bàn tay khống chế của đảng đối với xã hội trở thành lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, việc phát triển tự do kinh tế còn làm nảy sinh một tầng lớp trung lưu lớn hơn và phồn thịnh hơn với những khát vọng về tự do chính trị..

Dầu sao, người ngoại quốc tới Việt Nam kinh doanh cần suy tính rất thận trọng, liệu công cuộc đầu tư của mình sẽ góp phần vào việc phát huy dân chủ hay chỉ nhắm giúp củng cố một chế độ Cộng sản trên đường xuống dốc. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với truyền thống cao cả và lâu đời trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ trên toàn thế giới, còn phải cân nhắc suy tính nhiều hơn nữa.

Điều này có nghĩa là cần tránh đầu tư vào những công ty quốc doanh, vì ở đó, tiền sẽ chạy thẳng vào két bạc của Đảng. Cũng có nghĩa là cần phải lớn tiếng và mạnh bạo ủng hộ nhân quyền - điều mà Tổng thống Bush sẽ có cơ hội làm vào tuần này. Ví dụ, ông có thể đòi gặp một số các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Hoặc là, Tổng thống Hoa kỳ có thể dùng cuộc viếng thăm để thúc đẩy Hà Nội xác định một thời biểu cho những cuộc bầu cử công bằng và tự do, trong đó, các đảng phái ngoài đảng Cộng sản cũng được quyền tranh cử.

Dù chọn lựa cách nào, những cử chỉ như vậy sẽ tạo được ấn tượng lớn trong việc làm yên tâm người dân thường Việt Nam là Hoa Kỳ đã không bỏ rơi họ trong cuộc đấu tranh lâu dài chống Cộng sản áp bức.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là một y sĩ bị nhà cầm quyền Cộng Sản từ chối không cho ông hành nghề y khoa, ông là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.