Hôm nay,  

Ảo Tưởng: Thật Và Dối Chữ

11/8/202400:00:00(View: 1402)
Doi tra
 
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.

1. Khoanh vùng.

Có giới hạn lớn trong số lượng truyện và tiểu thuyết, nhất là các bài phê bình mà tôi có dịp đọc. Có giới hạn lớn hơn trong kiến thức và hiểu biết của tôi về ý của chữ và nghĩa của tác giả diễn tả hoặc khơi gợi.

Những gì tôi đọc được về phê bình, đa số là bài viết ở hải ngoại, dẫn tối đến ý nghĩ: văn học phê phán trong giai đoạn hiện tại hầu hết rơi vào”lịch sự” và “ảo luận”. Ngụ ý, nhận xét và phê bình cho hài lòng, mục tiêu không mất lòng tác giả. Người viết nỗ lực tận dụng sở học tìm tòi những điều gì hay đẹp để điềm chỉ giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả. Thường xuyên, người viết đắm chìm vào xu hướng suy tư đó đã tạo ra những ý nghĩ đào sâu, mở rộng nhiều điều tuy thành thật mà xa vời hoặc lạc mất đối với văn bản và sự mong muốn của tác giả. Tuy nhiên, đó là những lời khen ngợi, nhận thôi, tác giả rung đùi hài lòng.

Bên cạnh, có một số người viết cảm nhận một đường viết một ngả.  Dối chữ, chữ không biết.  Dối người, nào ai hay. Tuy nhiên, đó là những lời khen ngợi, nhận tạm, tác giả hài lòng rung đùi. Cả hai trường hợp đều đến từ ảo luận.

2. Truyền thống Việt tôi.

Nhưng không phải là việc đáng trách hoặc thiếu giá trị. Hài lòng và ảo luận vốn là truyền thống không chỉ trong văn học mà thể hiện lộng lẫy trong đời sống hàng ngày.

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, Hãy tự hỏi mình, trong một ngày, có bao nhiêu lần chúng ta dám nói những lời làm người khác phật lòng, đau lòng, hoặc phẫn nộ? Văn chương thể hiện tính sống thực và hư cấu. Văn học thể hiện thói quen tư duy và bản ngã chung của dân tộc. Đi ngược lại “lựa lời cho hài lòng” là một thách thức, không chỉ cần can đảm mà cần sự liều mạng cao cấp.

Nhưng người viết bài nhận định, phê bình vì nhiều lý do khác nhau, phải viết, hầu hết không thù lao, có chăng là một chút tình bằng hữu, mạnh hơn nữa là chút tình nam nữ. Dù thật hay dối, những suy nghĩ và lý luận này tạo ra ảo tưởng.  Tôi nghĩ, người vì tình bạn, tình yêu mà hành động, dù không đúng, cũng không nên trách. Có thể nói, đây là những đóng góp làm đẹp nơi chúng ta cư sống.

Ảo luận? Mỗi ngày, có bao nhiêu lần chúng ta suy nghĩ, lý luận trong đầu hoặc nói ra với sự thật khách quan? Hay chúng ta nghĩ, luận và nói theo cái tôi chủ quan, rất ngoan cố và xem thường sự thật?

Bạn đã đoán đúng diều tôi sắp nói ra: Đối với tác phẩm, tác giả, dòng phê bình theo hiệu quả hài lòng và ào luận là đáng thương và đáng yêu.

3. Chỉ thiệt hại cho thưởng ngoạn và sáng tác.

Hầu hết người đọc chọn tác giả yêu thích, chọn nhà phê bình đáng tin cậy, vì vậy ngay từ đầu họ đã có niềm tin tốt về văn bản và niềm tin đó tồn tại trong ngân khố làm người. Họ chỉ thay đổi khi tự mình khám phá hoặc nghe từ những người có khả năng phân tích, suy luận, vạch ra những điều đúng/sai, hay/dở hợp lý khiến cho niềm tin cũ lung lay hoặc đổi hướng. Phải chăng đó là khả năng tự phân tích, phê phán của mỗi người thưởng ngoạn? Phải chăng đó là tài năng, lòng can đảm, sức liều mạng của nhà nhận định, phê bình chuyên môn?

Hài lòng và ảo luận tạo ra ảo tưởng. Ảo tưởng này tương đương vói khái niệm “Chiều Ảo” của nhà phê bình về phê bình văn học, Wolfgang Iser (1926-2007). Tác giả từ khi rung đùi sẽ có ảo tưởng tác phẩm của mình hay quá, giá trị cân bằng núi Thái sơn. Độc giả bị thuyết phục có ảo tưởng thưởng thức một tác phẩm hay, cao kỳ và thu thập được một số điều phụ tá cho đời sống. Tác dụng này không phải hoàn toàn xấu, cứ lấy trường hợp tuy cực đoan nhưng dễ hiểu như Tây độc Âu Dương Phong nhờ học chân kinh giả đã tạo ra Hàm mô công, một mình đương cự cả ba Đông  tà, Bắc cái, và Nam đế.


Ví dụ này cho thấy lý luận của học thuyết “Đọc giả phản hồi” (Reader Response) là có cơ sở đúng đắn. Độc giả từ những ảo luận của nhà phê bình sẽ phát triển theo sở thích và sở học trở thành một số ảo tưởng khác. Và họ sẽ trở thành những nhà phê phán không chính thức với khả năng lợi hại của Hàm mô công.

Riêng nhà phê bình, hầu hết có ảo tưởng về một “chân trời kỳ vọng”, khái niệm của nhà phê bình Hans Robert Jauss (1924-1997). Nơi mà nhà phê bình hy vọng nỗ lực cảm thụ và sáng kiến về tác phẩm được hoan nghênh và đôi khi trở thành tiêu chí dẫn đạo. Jauss cho rằng nếu không vì kỳ vọng này, từ đông sang tây, viết phê bình đúng đắn chỉ tự mình chuốc lấy phiền hà. Cái gọi là “Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét” chính là thơ hay của Phùng Quán và chỉ là thơ hay, không áp dụng được.

Tất cả những chiều ảo này đền mang đến sự hỗn loạn cho sáng tạo và khả năng sáng tác. Không có tác giả nào mà không học từ những tác giả đi trước và bạn văn đồng thời dù vô tình hay cố ý. Chình tác giả, hầu hết, không mấy ưa nhà phê bình, nhưng cũng ngại vì muốn đọc những lời hài lòng về tác phẩm của mình. Họ giao tiếp hài hòa và ngưỡng mộ nhà phê bình, dù đôi khi giả vờ.

Nói như vậy, không có sự thật nào trong văn học hay sao?

Bạn hỏi đúng.

Nhà văn nhà thơ không có nghĩa vụ khai bày sự thật, chân lý như triết gia hoặc tôn giáo gia. Họ chỉ cần trung thực với những gì họ nghĩ. Họ là những người gợi ý hoặc trình bày, không có bổn phận giải quyết (Kafka). Vì vậy, đừng đòi hỏi tác giả về sự thật, chỉ nên hỏi họ có trung thực hay không? Và hơn ai hết, mỗi người viết nhận định, phê bình nên tự hỏi chữ nghĩa mình có trung thực hay không? Và người đọc nên tự hỏi khả năng trung thực của nhà phê bình? Dĩ nhiên, chúng ta đã biết, những câu hỏi này rất khó trả lời một cách trung thực, luôn có điều gì biện chứng cho sự thiếu trung thực hoặc bù đắp cho òng nghi ngờ trung thực. Nhưng ở tây phương, văn học bảo hiểm nảy sinh ra ngành “phê bình về phê bình văn học”. Có vẻ khôi hài khi nghĩ đến chuyện này, vì mai hậu sẽ có “phê bình về phê bình về phê bình văn học” cứ như vậy sẽ theo lối giải cấu trúc trở thành giải phê bình vô hạn. Vậy thì, phê bình có lẽ cần một tên khác với nội dung khác cho dù cùng một mục đích tìm hiểu phê phán văn chương.

Sống là tưởng tượng nhiều hơn hiện thực. Ít hay nhiều, mỗi người đều tưởng tượng đủ điều dù một số người tự cho mình là thực tế. Không có thực tế nào mà không đi qua hư cấu trong nội tâm trước khi phát ra lại một thực tế khác. Và một số người có khả năng tưởng tượng mạnh mẽ hoặc cao siêu hoặc ghê gớm đã mang thực tế và niềm tin đến mức bất khả truy lùng sự thật. Tệ hơn nữa, niềm tin khiến họ thật thà một cách dối trá.

Chỉ một phần nhỏ của qui luật nói trên hiện diện trong phê bình văn học Việt cũng đủ gây tai hại cho sáng tác và thưởng ngoạn ảnh hưởng đến những thế hệ tiếp theo.

Tôi lỡ dại có ý định viết phân tích phê bình một số tác phẩm đánh dấu sau 50 năm văn học hải ngoại. Ý tưởng này nhắc nhở tôi tìm hiểu những học thuyết và thực hành về phê bình văn học tây phương trong hơn 5 năm qua, để bảo đảm một mức bằng tiểu học. May măn, nhờ rớt, tôi dừng lại vì biết rõ bản thân chưa đủ khả năng viết phê bình đúng nghĩa và trung thực.

Có một số tác phẩm có giá trị về nội dung và vị trí mấu chốt trong lịch sử văn học hải ngoại, vì dụ như gần đây là cuốn tiểu thuyết “AI” của nhà văn Đặng Thơ Thơ. Tôi đã thụt lùi, đẩy bàn gõ qua một bên để suy nghĩ về một cách viết không phải phê bình kiểu hài lòng và ảo luận.

Tôi vẫn chưa nghĩ ra. Hôm nay đã vào thu 2024.

Ngu Yên
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Các ‘đại gia’ đó đã trở về Việt Nam từ thập niên 1990 khi đất nước bắt đầu mở cửa để đổi mới. Họ đầu tư chủ yếu vào bất động sản và xây dựng quan hệ là hai thứ tài sản có lợi nhất trong thời quá độ. Với túi tiền và kinh nghiệm tham nhũng ở Liên Xô và Đông Âu cũ, họ là những người cơ hội (như ‘carpetbaggers’) đặc trưng của thời kỳ tích tụ tư bản hoang dã.
Chuyện thứ nhì vui, tràn đầy hạnh phúc. Đoàn lính đang diễn hành, sắp tới khán đài. Bổng một anh lính trẻ, tân binh của Trường Võ bị, đưa tay ra hiệu vào nhóm người đừng trên lề đường coi lễ. Một cô đầm, xiêm y tươm tất, vội tiến ra tới gần anh lính. Anh lính liền bước ra khỏi hàng, quì xuống, móc túi lấy ra chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay áp út của cô đầm. Họ đứng dậy, dĩ nhiên là ôm nhau hôn tuy còn luật ngăn cách vì dịch vũ hán! Cấm hôn!
Theo bản tin đăng trên trang mạng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Blinken đã tái cam kết sự ủng hộ của Hoa Kỳ với khối ASEAN, xây dựng mối quan hệ chiến lược dựa trên nhân quyền và các quyền tự do phổ quát, sự thịnh vượng kinh tế và dựa theo lợi ích người dân. Ông cũng cam kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ các quốc gia trong khu vực chống lại đại dịch Covid-19 qua các chương trình viện trợ của Mỹ.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Geneva vào tháng trước, vũ khí mạng đóng vai trò lớn hơn trong chương trình nghị sự so với loại vũ khí hạt nhân. Rõ ràng thế giới đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng Biden đã hoàn thành điều gì, nếu có?
Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Afghanistan, dự định sẽ đưa hết binh lính ra khỏi vùng đất này vào cuối tháng Tám, sau 20 năm can thiệp quân sự và giúp xây dựng quốc gia. Quan ngại là quân Taliban chống đối chính phủ đang chiếm đất giành dân tại nhiều nơi và đã kiểm soát được nhiều quận. Hình ảnh sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà năm 1975 đang được nhiều giới chức và truyền thông Mỹ nhắc lại và đặt câu hỏi là chuyện gì sẽ xảy ra nếu Taliban chiếm được Thủ đô Kabul.
Như vậy, những ai trong đảng CSVN đang hô hoán rằng “thực hành tập trung dân chủ trong đảng để lan tỏa ra toàn xã hội” là hoang tưởng, mị dân. Hãy lấy bằng chứng vài việc để xem dân đã có dân chủ chưa, như: Quyền tự do Tín ngưỡng và hoạt động Tôn giáo bi kiểm soát; Tự do tư tưởng, ngôn luận và báo chí bị phủ nhận; Người dân không có quyền ra báo.
Điều quan trọng đáng lưu ý là với Rashford và Sancho, hai cầu thủ dự bị vào sân thay người của Anh đã không thành công vì "yếu thần kinh". Ác mộng của người Anh trong loạt sút luân lưu bước sang một chương mới. "Tam sư (Anh Quốc)" thất bại trận chung kết trong "vụ Lotterie (Xổ số) 11 mét và qua đó bỏ lỡ danh hiệu vô địch châu Âu! Thật là cay đắng vô cùng cho đội tuyển Anh !. Ý đọat ngôi Vô Địch Túc Cầu Châu Âu lần thứ hai kể từ năm 1968. Đội tuyển Anh trải qua một "trận chung kết chấn động" trên sân nhà của họ, điều mà đội Southgate sẽ phải chịu đựng trong một thời gian dài.!
Thách thức của Tàu ngày nay đối với thế giới, nhứt là Âu châu và Huê kỳ, không chỉ là ý thức hệ, mà còn là kinh tế và công nghệ cao. Vậy các nước Dân chủ chấp nhận lệ thuộc Tàu vì tiền hay phải liên kết ngăn chận? Ông Tổng thống Joe Biden của Huê kỳ tuyên bố sẽ tổ chức một Diễn Đàn Dân chủ vào cuối năm để chống Tàu bành trướng!
Với tuổi già ở Mỹ với thế hệ thứ ba, ông bà mong muốn cháu nội, cháu ngoại nói được, viết được tiếng Việt là là tiếng mẹ đẻ là niềm vui trong gia đình. Vì vậy nơi nào có nơi dạy tiếng Việt cho con em, phụ huynh như tìm được cái phao để tuổi thơ tìm về cội nguồn. Đối với ông bà, khi các cháu nói “thưa ông, thưa bà, chào ông, chào bà…” nghe rất thân thương và mát lòng.
Gần đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý gia hạn hiệu lực của Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc và Nga năm 2001. Đây là một quyết định quan trọng để cho hai nước có cơ sở đến gần nhau hơn trong việc thực hiện các chiến lược hợp tác kinh tế và chính trị. Nhưng trong mối quan hệ đối tác mới này không có nghĩa là cả hai nước không còn các vấn đề tranh chấp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.