Hôm nay,  

Bệnh mới của CSVN

6/5/202418:01:00(View: 2002)
vn court

Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận  không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
    Dưới tiêu đề “Nhận diện những dạng thức mới của căn bệnh trầm kha”, báo Quân đội Nhân dân viết: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy trách nhiệm - căn bệnh trầm kha, mối nguy cho Đảng.” Báo này giải thích: “Nhận vơ” thành tích nhưng khi tập thể, cá nhân có khuyết điểm thì lại đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm. Đây là căn bệnh nguy hại bởi nó là giặc “nội xâm”, một loại “giặc từ bên trong”, gây chia rẽ đoàn kết, kìm hãm sự phát triển, làm giảm sút sức sống, uy tín, ngăn cản bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nguy hại là căn bệnh này đang lây lan trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trị bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm vừa là công việc cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng hiện nay.”
(báo QĐND, ngày 30/05/2024)
    Nhưng bệnh “nhận vơ” đã có từ sau Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân. Cuộc nổi dậy này có sự tham dự của nhiều Đảng phái Quốc gia, tiêu biểu  như Việt Nam Quốc Dân đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay “cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền.
    Ngày nay, cán bộ, đảng viên CSVN cũng rập khuôn theo đường cũ, đó là: “Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc không đáng kể nhưng vẫn “nhận vơ” thành tích về mình, thậm chí phô trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân; nhưng hễ có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận. Đó là biểu hiện của sự sa sút về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; một biểu hiện cụ thể, rất đáng báo động của chủ nghĩa cá nhân.”

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Hành vi này, QĐND gay gắt: “Đang ngấm ngầm diễn ra trong hoạt động công quyền ở các cơ quan Nhà nước…Đây là hành vi ngang ngược mà biểu hiện thấy rõ nhất là khi cấp trên đề nghị báo cáo thành tích để khen thưởng thì các tổ chức, cơ quan đồng loạt báo cáo rất kêu. Ngoài việc “tô hồng” thành tích thì có cả những phần việc biết đơn vị, cá nhân mình không tham gia nhưng vẫn khai man, “dây máu ăn phần”.
    Để minh chứng, QĐND kể: “Chuyện thật như bịa ấy đã xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long cách đây chưa lâu. Chuyện là, khi được cấp trên đề nghị báo cáo tiến độ Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú, lãnh đạo huyện Long Hồ đã vô tư khai man hoàn thành tiến độ để được biểu dương. Chỉ đến khi bị đoàn thanh tra của Chính phủ về làm việc thì mới lòi “cái đuôi chuột” ra.”

VẪN ĐANG DIỄN RA

Bài viết của QĐND còn chứng minh bệnh “nhận vơ” thời nào cũng có vì nó “là máu” trong người Cộng sản. Chẳng thế mà bài báo đã cảnh giác: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy,lo sợ trách nhiệm là những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động, thực thi nhiệm vụ của tổ chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, là biểu hiện đáng báo động với các dạng thức mới của chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện của tình trạng “tranh công, đổ lỗi”. Căn bệnh này đang lây lan và có chiều hướng gia tăng, nhất là thời điểm trước thềm đại hội Đảng các cấp. Thực chất nó tạo nên sự vững mạnh giả tạo, thành tích ảo; triệt hạ sự phát triển.”


BỆNH LƯỜI

Sau bệnh “nhận vơ” nhơ bẩn như thế, cán bộ, đảng viên CSVN ngày nay còn bị nhiễm 2 chứng bện mới “lười lao động” và “lười làm việc”. Báo của Trung ương đảng (ĐCSVN) cho biết: “Tình trạng “lười lao động” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần phải chữa ngay bằng “phương thuốc đặc trị”. (ĐCSVN, ngày 28/05/2024)
    Nhưng ngoài “lười biếng, lười lao động, lười làm việc”, theo bài viết của Trung ương, đảng viên còn mắc bệnh “ kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng phí.” Các tệ nạn này như “trăm hoa đua nở dưới thời các Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, chiến dịch chống tham nhũng được gọi là “đốt lò” được thi hành. Nhưng các chứng bệnh trầm kha của CSVN vẫn tồn tại.
    Bằng chứng như báo Đảng viết: “Mới đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người: “Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút”.
    Đáng chú ý, theo báo Đảng, chính ông Trọng, cách nay 50 năm đã viết về: “Bệnh sợ trách nhiệm”đăng trên Tạp chí Cộng sản. Ông viết: “Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm. Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền...”.
    Nhưng tại sao họ cầm chừng, không dám quyết định?
    Báo QĐND giải thích: “Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy, khóa XV mới đây, lý giải nguyên nhân vì sao đầu tư công sau 4 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 17,46% kế hoạch, trong đó hơn 310 dự án có tỷ lệ giải ngân 0%; 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước? Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng một phần là do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá nặng nề. Hệ quả là làm chậm quá trình phát triển của tổ chức, sự tiến bộ của cá nhân, nghiêm trọng hơn làm giảm sút niềm tin trong quần chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ.
    Đấu tranh ngăn chặn căn bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta hiện nay.”
    Nhưng những “chứng hư tật xấu” này đã có từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà chưa dẹp được. Huống hồ bây giờ là thời đại của “thập nhị sứ quân” hoành hành thì nếu chỉ nói mà không làm thì chứng nào vẫn tật ấy.

– Phạm Trần

(06/024)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các số liệu mới nhất từ DataReportal cho biết hiện có khoảng 4.3 tỉ người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng hơn 55% dân số thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cùng sự gia tăng người sử dụng là một môi trường thuận lợi và đầy tiện dụng cho cả hai bên: cho giới truyền thông lẫn các khán-thính-độc giả.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
FB Phạm Minh Vũ đặt những tấm ảnh chụp Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 tại Cornwall (Anh Quốc) cạnh hình buổi họp đảng bộ xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức -Hà Nội) rồi so sánh: “Một cuộc gặp của những người ảnh hưởng nhất thế giới mà nội thất tối giản nhất có thể… Còn một bên, cuộc gặp cấp xã chia ghế thôi, mà phải nói hết sức rườm rà, hoè hoẹt…”
Triết gia và kinh tế gia của Pháp, ông Frédéric Lordon (Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học pháp – CNRS) vừa cho ra mắt hôm đầu tháng 3/2021 tại Paris (xb La Fabrique) quyển sách mới của ông « Những bộ mặt của cộng sản » (Figures du communisme) Và ông tạm gọi thứ cộng sản của ông đưa ra là « Cộng sản dễ thương »!
Chỉ vài ngày sau nghị hội đưa ra quyết định gây sự chú ý và tranh cãi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), được cho là dường như để cấm Tống Thống Joe Biden và các chính khách Công Giáo cấp tiến không được phép rước lễ, Hội Đồng đã lập tức đưa ra lời đính chính về điều này, trong đó bản công bố mới ghi rõ là "không mang tính chất kỷ luật cũng như nhắm vào bất cứ một cá nhân hay giới nào". (*)
ECONOMICS Khủng hoảng kinh tế có 2 hình thức: khủng hoảng cung cầu và khủng hoảng tài chánh. Khủng hoảng cung cầu do chiến tranh hoặc thiên tai (hạn hán, động đất, dịch bệnh,v.v…) khiến hãng xưởng bị tàn phá, mùa màng bị thất thu. Hàng hóa không cung cấp đủ cho nhu cầu nên cơ bắp của nền kinh tế trở nên yếu đuối bại hoại. Khủng hoảng tài chánh do nơi tiền và bao gồm bong bóng, lạm phát, nợ trong nước, nợ ngoài nước và khủng hoảng ngân hàng. Tiền như máu huyết trong cơ thể nên khi nghẽn mạch máu - tức là dòng tiền bị đứt lưu thông - thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tiền một khi được cởi trói (financial liberalization) sẽ tự do chảy tìm ngõ ngách kiếm lời. Nguồn tiền nếu dồi dào (tiền đầu tư từ nước ngoài, hoặc một mối đầu tư mới hấp dẫn thu hút tiền vào) sẽ thôi thúc giới kinh doanh hám lợi mà trở nên liều lĩnh, cẩu thả rồi dẫn đến thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và bong bóng. Trường hợp các ngân hàng hay công ty tài chánh cho vay nhiều nợ xấu đến lúc phải ngừng cho vay,
Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp? Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời. Nó là hình dạng của hầu hết các vì sao: Hình cầu.
Báo chí tự phong “cách mạng” của Cộng sản ở Việt Nam đã hiện nguyên hình là cái loa tuyên truyền cho đảng để phủ nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của dân. Việc này đã, một lần nữa, được chứng minh vào dịp kỷ niệm 96 năm của điều gọi là “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/-1925 – 21/6/2021). Ngày 21/6 được chọn để đánh dấu việc ông Hồ Chí Minh đã một mình thành lập và biên tập Báo Thanh niên - cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên - tại Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Sartre là con người hoài nghi muôn thuở nổi trôi giữa hai cực Hiên Hữu và Hư Vô- L'Être et Le Néant. Chủ thuyết Existentialisme của Jean Paul Sartre là hiện thân của nước Pháp và Châu Âu ở hậu bán thế kỷ thứ XX. Charles De Gaule có lý khi ông bảo Sartre là nước Pháp- "Sartre, c'est la France"./.
Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.