Hôm nay,  

Tại sao lại tát?

13/04/202309:44:00(Xem: 1561)
phson

Ngày 08 tháng Sáu năm 2021, Tổng Thống Pháp Macron bị tát vào giữa mặt khi vừa tới nói chuyện với một nhóm dân làng ở miền Đông-Nam nước Pháp. Người tát là một thường dân, thanh niên 28 tuổi. Bối cảnh xảy ra cái tát đó là nhiều dân Pháp phẫn nộ, chống đối quan điểm của Tổng Thống Macron về đại dịch Covid và các chính sách xã hội được cho là gây khó khăn, thiếu quan tâm tới thành phần dân nghèo. Dĩ nhiên, hành động trái phép của chàng thanh niên phải trả giá: án tù 4 tháng. Song, qua quan sát và trò chuyện, tôi cảm thấy dư luận Pháp khá bình tĩnh tới mức như bình thản trước hành vi xúc phạm nhân phẩm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người đứng đầu một nhà nước dân chủ. Sau 3 tháng ngồi tù, chàng thanh niên nói với báo giới : «Chẳng có gì ân hận !»
     Nói về uy lực, tổng thống Pháp thuộc hạng quyền thế lớn trong hệ thống các chế độ dân chủ. Nhiều người thường nghĩ tổng thống Mỹ là người quyền uy nhất. Nhưng tổng thống Pháp có những quyền mà tổng thống Mỹ không thể có. Ví dụ, hiến pháp Pháp cho phép tổng thống có thể giải tán Hạ Viện, một nhánh lập pháp do dân bầu ; tổng thống Pháp là người duy nhất có quyền chỉ định ai làm thủ tướng, người đứng đầu Hành Pháp; tổng thống Pháp có quyền quyết định người đứng đầu Hội Đồng Hiến Pháp (tương đương Tòa Án Tối Cao ở Mỹ).
     Tuy nhiên, cả hai nhân vật quyền lực vừa kể đều thua xa một nhân vật Việt Nam. Đó là người giữ vị trí chủ tịch đảng hay tổng bí thư đảng cộng sản. Như ông Hồ, người đã đưa Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa (dân gọi là xuống hố cả nút), đã gây bao tai ương, chết chóc cho dân tộc, nhưng cầm quyền liên tục 24 năm cho tới tận lúc chết (tổng thống Pháp, Mỹ, tài ba nhất cũng chỉ được cầm quyền liên tục cùng lắm là 10 hay 8 năm). Như ông Trọng hiện thời, ông này có thể quyết định mọi vấn đề liên quan tới đất nước từ quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội cho tới giáo dục, giao thông, đối ngoại, y tế, vân vân, mà chẳng cần phải lo lắng, hay hỏi ý kiến của dân. Ông Trọng có thể tiếp tục giữ quyền lực lớn như thế thêm 5, 10 hay 15 năm nữa chỉ là chuyện của riêng ông và đảng của ông. Dân chúng hay « hiến pháp » chẳng có giá trị gì ở những việc này.
      Nhưng, sự tương phản dễ hiểu nhất về quyền uy giữa người cầm quyền ở Pháp, Mỹ và Việt Nam là những gì diễn ra trong mấy năm chống dịch Covid vừa qua. Khi chống Covid, các ông tổng thống Pháp và Mỹ đều phải tức tốc chuyển ngay tiền trợ cấp nhiều tỷ đô-la vào tài khoản cho dân nghèo gần như vô điều kiện ; đều phải khẩn cấp tổ chức xét nghiệm và tiêm chủng miễn phí bằng những loại sản phẩm uy tín nhất thế giới cho dân. Nếu phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, cả hai ông tổng thống Pháp và Mỹ đều phải rất thận trọng để không gây ra các thiệt hại phụ cho người dân. Ví dụ, ở Pháp, vào thời kỳ phải giới nghiêm căng thẳng nhất, tổng thống Pháp còn phải cân nhắc cả việc sao cho hằng ngày người dân có thể ra ngoài hóng gió hay dắt chó, mèo đi dạo.
      Còn ở Việt Nam ta thì sao? Nói một cách ngắn gọn, dân ta đã bị ông Trọng và đảng của ông ta coi như người hủi ở thế kỷ 18. Tàn nhẫn hơn nữa, “người hủi” còn bị móc túi bằng đủ mọi cách, từ cưỡng bách đi xét nghiệm bằng những dụng cụ giả, chích những vắc-xin mà ông Trọng và đồng đảng của ông không chịu dùng hay phải hối lộ những món tiền khổng lồ mới có thể về nhà. Thế nhưng, đến nay, sau khi gây ra bao chết chóc, mất mát, ông Trọng và đảng của ông vẫn cứ rất oai vệ trong các lời kêu gọi về đạo đức, thanh liêm, trách nhiệm xã hội hay chống tham nhũng. Ngay cả việc chính ông Trọng đã trực tiếp ký bằng khen cho công ty Việt Á, ông cũng chẳng cần phải bận tâm thanh minh hay xin lỗi ai cả. Không những thế, ông Trọng và đảng của ông còn thẳng tay bắt, bỏ tù tất cả những ai muốn làm những việc để dân bớt khổ, chính quyền bớt “tham nhũng” đúng như ông hay kêu gào.
      Tôi kể sơ qua những chi tiết đó ở Việt Nam cho một người Pháp vốn rất ôn hòa và hỏi anh ta với ý hơi chọc ghẹo:
      - Vậy theo ông, người như thế thì theo ông cần cho mấy cái tát?
      - Tại sao lại tát?
      Câu hỏi ngược trở lại làm tôi cũng hỏi giật lại:
      - Sao lại không?
     Ông ta liền giơ cao tay rồi đập đánh rầm một cái xuống bàn và lầm bầm câu gì đó. Không hiểu do tiếng động mạnh hay do khả năng tiếng Pháp của tôi, tôi chẳng hiểu gì cả. Có lẽ sự sửng sốt pha lẫn ngây ngô trên mặt tôi đã làm cho ông ta trở nên nóng nảy chăng? Rồi ông ta nói gằn từng chữ:
      - Chúng nó đáng bị treo cổ… lên 10 lần.


-- Phạm Hồng Sơn

(12/04/2023, ngày Nguyễn Lân Thắng bị kết án 6 năm tù).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án « chuyến bay giải cứu », đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để « khắc phục hậu quả » : lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.