Hôm nay,  

Những nguy cơ tiềm ẩn của đảng CSVN

1/30/202318:24:00(View: 4143)
Chính luận

vn court


Đầu năm mới Qúy Mão không ai muốn nghe chuyện xui, nhưng dân gian và báo chí của đảng CSVN lại chỉ nói đến những nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa sự sống còn của chế độ.

Chuyện này không mới so với những năm trước, nhưng Đảng cứ phải lập lại mãi thì đó là vấn đề nghiêm trọng. Sự lãnh đạo của đảng trong công tác “xây dựng chỉnh đốn đảng”, vì vậy, vẫn tồn tại từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền năm 2011.

 

Vậy ông Trọng có trách nhiệm gì trong việc để cho cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống ?

 

Tất nhiên là có nhưng chưa bao giờ ông nhận lỗi  trước nhân dân, hay bị Ban Chấp hành Trung ương đảng sửa sai. Ngược lại, Ban Chấp hành Trung ương vào ngày 17/01/2023 đã bãi nhiệm tất cả các chức vụ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vì “có trách nhiệm chính trị” trong vụ tham nhũng thuốc chích ngửa Covid-19 Việt Á và chuyến bay giải cứu công nhân Việt Nam ở nước ngoài tại Cục Lãnh sự Bô Ngoại giao.

 

Hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Võ Đức Đam cũng mất chức vì hai vụ án này. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính, người chỉ huy hai ông Minh và Đam lại không bị khiển trách hay “chịu trách nhiệm chính trị” như ông Phúc.

 

Như vậy thì có sự thiên vị hay tính bè phái giữa ông Trọng và ông Chính không ? Ở Việt Nam đang có tin đồn hành động của ông Trọng là nhằm chuẩn bị cho ông Chính không có tì vết gì để được cất nhắc làm Tổng Bí thư khóa đảng XIV, diển ra vào đấu năm 2026.

Ngoài ra việc để cho ông Chính tòan hảo cũng được lòng Trung Quốc vì ông Chính, cũng như ông Trọng, rất thân với Bắc Kinh.

NGUY CƠ CHỒNG LÊN NGUY CƠ

Tuy nhiên không phải ai trong lãnh đạo cũng bằng lòng với đường lối lãnh đạo của ông Trọng hay ông Chính là những người coi Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc nhất cho sự nghiệp chính trị của mình.

Vì vậy, tuy chưa đến tình trạng “thập nhị sứ quân”, nhưng trong đảng vẫn có những lãnh đạo không chịu làm theo lệnh đảng; không muốn tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh; và  muốn đảng bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước để đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước.

Vì vậy, trong Nghị quyết số 12-NQ/TW (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI), ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

Ông Trọng không dám đổ trách nhiệm cho những Tổng Bí thư tiền nhiệm về những yếu kém, nhưng nói chung chung rằng:”Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm đã tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.”

Rõ hơn, ông Trọng xác nhận:”Một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc…

Nhưng 5 năm sau, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa đảng XII, Trung ương vẫn nhìn nhận:”Sau 5 năm, từ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI nhiều hiện trạng nóng bỏng được phát hiện cho thấy “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.” ( Nghị quyết Trung ương 4--Khoá XII).


Theo báo cáo của Trung  ương, tổng kết nhiệm kỳ các khoá IX, X, XI và hai năm đầu nhiệm kỳ khoá XII đã “có 70.147 cấp uỷ viên các cấp bị xử lý kỷ luật trong tổng số 234.575 đảng viên bị xử lý kỷ luật (chiếm 30%). Trong đó, có 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, cả đương chức và nguyên chức.”

Như vậy đã có nhiều cán bộ bị kỷ luật dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hơn thời Lê Khả Phiêu hay Đỗ Mười.

Bởi vì mức độ vi phạm nghiệm trọng đã lan sang Bộ Chính trị, cơ chế quan trọng nhất của đảng. Đảng nói:”Cán bộ suy thoái không chỉ là nhiều Ủy viên Trung ương Đảng mà còn cả Ủy viên Bộ Chính trị, mức độ tham ô tăng dần lên mức hàng nghìn tỷ đồng… Gần đây nhất, vụ việc ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông nhận hối lộ 3 triệu USD trong thương vụ Mobifone mua AVG, làm thiệt hại vốn Nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng, đã khiến dư luận xã hội ngỡ ngàng về mức độ nghiêm trọng của vụ việc, về sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận quan chức, cán bộ Nhà nước.”

Vì vậy, tại Hội nghị Trung ương 4 khoá XII, Đảng nhận định: “Những hạn chế, khuyết điểm đã làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ.


Lần này, việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng cấp bách ở mức không thể không làm.”

Khẩn trương đến nỗi Trung ương phải nói hết ra rằng:“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”  (Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XII).

 

Tưởng đâu ông Trọng đã thành công. Nào ngờ tại Hội nghị Trung ương 4 khóa đảng XIII từ 4-7/10/2021, Trung ương vẫn nói:” Hội nghị lần này trực tiếp góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Đây là những vấn đề quan trọng, cấp bách trong xây dựng đảng hiện nay.” (Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII)

 

Điểm khác so với các Nghị quyết lần trước ở chỗ: ”Nội dung Nghị quyết Trung ương 4 lần này mở rộng phạm vi không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị. Theo đó, khi tổ chức thực hiện phạm vi rộng, liên quan đến cả hệ thống chính trị, nhiều người, nhiều cơ quan dẫn đến việc thực hiện sẽ gặp khó khăn nếu như người đứng đầu ở cơ sở thiếu kiên quyết, thiếu sáng tạo…”



Vì vậy đảng lại hứa sẽ:”Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm”

ÔNG TRỌNG NÊN TỪ NHIỆM

 

Như vậy, sau hơn 12 năm cầm quyền, ông Trọng vẫn để cho những chứng hư, tật xấu xẩy ra trong cán bộ, đảng viên. Và từ những hạn chế này, nhân dân là người phải lãnh đủ những thất bại do đảng gây ra trong cuộc sống hàng ngày.

 

Nếu ở một nước văn minh có pháp quyền và dân chủ thì người như ông Trọng phải từ nhiệm lâu rồi. Nhưng đảng lại đỗ lỗi cho những nguyên nhân vô thưởng vô phạt như cán bộ sa vào tham nhũng do nền kinh tế thị trường gây ra và do lợi ích cá nhân, phe nhóm thiếu tu dưỡng cách mạng.


Vì vậy, Tạp chí Cộng sản (TCCS) , cơ quan Lý luận Chính trị của Trung ương đảng phải chữa cháy:”Do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, việc xây dựng “thế trận lòng dân” có mặt còn hạn chế; “một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, nhiều bức xúc chưa được giải quyết; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm”. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng và suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được chú trọng, phát huy đầy đủ,... Những hạn chế đó làm cho “lòng dân”, hay nói cách khác là tư tưởng, tâm trạng của một bộ phận nhân dân có những bức xúc, gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (TCCS, ngày  25-01-2023)

Thêm lần nữa, Tạp chí Cộng sản nhìn nhận:”Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tuy đã được ngăn chặn bước đầu, song còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực, bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn, chiến lược “diễn biến hòa bình” rất tinh vi, xảo quyệt; trong đó, chúng tìm mọi cách để chia rẽ quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền cũng như thực hiện mưu đồ ly tán lòng dân, nhất là lòng dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo đạo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và vùng căn cứ cách mạng được coi là trọng điểm chống phá của chúng.”

Đảng nói thế để phủi trách nhiệm. Sự thật là ngày nay, không làm gì còn cảnh “cán bộ đi trước, làng nước theo sau” như tuyên truyền, mà là “đảng viên ăn trước, làng nước theo sau ăn bã mía” nên dân đã xa đảng, hết còn quan hệ máu-thịt như phô trương của cán bộ loa phường.

CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN

 

Sự mỉa mai của dân gian còn bắt nguồn từ tình trạng chạy chức chạy quyền trong mỗi kỳ Đại hội đảng. Việc này diễn ra rất sớm, có khi vài năm trước ngày Đại hội. Vi vậy, ở Việt Nam từ năm 2019, dân gian đã có câu vè:”Thứ nhất tiền tệ. Thứ nhì hậu duệ. Thứ ba đồ đệ. Thứ tư trí tuệ”. Hoặc như: “Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì quan hệ. Thứ ba tiền tệ. Thứ tư trí tuệ”… (báo điện tử ĐCSVN, ngày 22/10/20190).

Báo của Trung ương viết:”Trên thực tế, trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ việc bổ nhiệm cán bộ sai quy định khiến dư luận hết sức bất bình. Bố ký quyết định bổ nhiệm con dù chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn; chồng làm Cục trưởng ký quyết định quy hoạch vợ làm Cục phó. Cá biệt có trường hợp chưa làm việc ngày nào cũng được bổ nhiệm làm Vụ phó như ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Hay có những cán bộ vi phạm chỗ này lại được đề bạt, luân chuyển sang chỗ khác với chức vụ cao hơn hay chí ít cũng ngang bằng. Nhờ mối quan hệ “thân hữu” mà những trường hợp trên được bổ nhiệm đầy “ưu ái” "nâng đỡ".

Xã hội cũng đã chứng kiến những “hoàng hôn” nhiệm kỳ với hàng loạt đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thậm chí còn thiếu nhiều tiêu chuẩn. Hay “chạy tuổi” nhằm kéo dài thời gian công tác, giữ chức vụ.

Cũng có những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc “nhảy phóc” lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên. Có những cán bộ mới vào làm việc được ít năm nhưng đã được thăng tiến một cách “thần tốc” khiến dư luận bất bình.”

Vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi còn giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương (2016-2021) cũng khẳng định:”Sau 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong công tác cán bộ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng thiếu chủ động, chưa quyết liệt, không kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nên hiệu quả thấp. Có lúc, có nơi chưa tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, có trường hợp lợi dụng nguyên tắc để hợp thức hóa ý đồ, mục đích cá nhân. Thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ, nhất là của người đứng đầu chưa được phân định rõ nên khi để xảy ra sai phạm rất khó quy trách nhiệm. Công tác quản lý cán bộ chưa chặt chẽ, còn bộc lộ nhiều sơ hở, chủ yếu thông qua hồ sơ nên chưa nắm chắc cả quá trình công tác của cán bộ. Trên thực tế có không ít trường hợp khi cán bộ xảy ra sai phạm hoặc có đơn thư tố cáo, báo chí phanh phui, thậm chí vi phạm pháp luật thì cấp ủy quản lý cán bộ đó mới biết.”

Vậy những bê bối này đã được giải quyết ra sao ? Bước sang khóa đảng XIII, bắt đầu từ năm 2021, Nghị quyết vẫn nói lại những lời hứa dân đã nghe mòn tai như :”Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Nên biết ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã hứa như thế từ khi ông lên cầm quyền thay ông Nông Đức Mạnh năm 2011. Đến nay, đã gần hết 3 nhiệm kỳ của 15 năm mà mọi chuyện vẫn trơ ra như đá mà ông vẫn nghiễm nhiên tồn tại thì chỉ có ở Việt Nam, một nước do đảng Cộng sản độc tài cai trị mới nhiễu nhương như vậy.

 

– Phạm Trần

(01/023)





 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.