Hôm nay,  

Xi đăng quang hay thoái trào?

25/10/202220:08:00(Xem: 3005)

Bình luận thời sự thế giới

xi jinping

Từ hôm chủ nhựt 16/10/22, đảng cộng sản Bắc Kinh tổ chức Đại hội đảng lần thứ XX để đưa vào lịch sử Tàu một nhơn vật cực kỳ quan trọng: Xi sẽ trở thành lãnh tụ Tàu đầu tiên liên tiếp ba nhiệm kỳ 5 năm kể từ thời Mao tới nay. Thành tích của Xi vô cùng vĩ đại. Mao dựng nước cộng sản với hơn 80 triệu dân Tàu bỏ mạng. Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế để dân Tàu ăn « cơm cháy », khỏi ăn cháo muôn năm, với hơn mười ngàn sinh viên thanh niên nát xương dưới bánh xe tăng. Xi biến nước Tàu thành cường quốc thứ hai thế giới, với hơn triệu rưỡi người bị thanh trừng trong 2 nhiệm kỳ qua. Và đại lễ này cũng sẽ là dịp để đo lường khả năng của Xi nắm đảng.

 

Đại hội khai mạc với 2296 đại biểu, 205 Ủy viên trung ương, 7 Ủy viên Ban thường vụ Bộ chánh trị và Xi, đảng viên cao nhứt, tham dự. Có nhiều đại biểu địa phương đi dự Đại hội với y phục cổ truyền của sắc tộc mình. Những đại biểu tham dự Đại hội là bộ máy điều hành cái đảng lớn nhứt thế giới tới hơn 96 triệu đảng viên trên khắp nước Tàu (nhưng lại sợ cái « đảng » Pháp Luân Công, vì đông hơn trăm triệu đảng viên, hoàn toàn không võ trang, chỉ biết tu thân và cầu nguyện, mà bị đàn áp, trù dặp, đảng viên bị đảng cs bắt làm thịt sống lấy nội tạng bán).

 

Thật ra, Đại hội chỉ là cơ hội phô diễn cờ quạt rình rang để công kênh Tổng Bí thư Xi chớ Xi đã là Tổng Bí Thư nhiệm kỳ ba rồi. Ai tranh cử với Xi? Mọi việc đều đã được « quyết ».  Hôm mùng 9 tháng 10, Xi đã cẩn thận họp Trung ương đảng để soát lại lần cuối những điều đã nhứt trí với nhau để sẽ diễn ra đúng y như vậy tại Đại hội. Lề lối sanh hoạt của cộng sản trên khắp thế giới xưa nay vẫn là như vậy.

 

Gọi kỳ Đại hội XX này là « lịch sử » vì từ thời Đặng, sau Mao, đã có qui định không có lãnh tụ nào được quyền đảm nhiệm quá 2 nhiệm kỳ để ngăn chận trường hợp tập trung quyền lực mạnh trong tay một người quá lâu dài, như Mao. Nhưng Xi lờ đi. Năm 2018, Xi đưa đề nghị cho phép làm Tổng Bí thư suốt đời và được biểu quyết chấp thuận. Thế là Xi từ nay sẽ là Tổng Bí thư muôn năm của nhơn dân Tàu.

Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn, Vạn… té... Xi!

Đại hội XX có gì mới?

 

Để Đại hội diễn ra tốt đẹp trong trật tự, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho áp dụng biện pháp an ninh cực kỳ nghiêm ngặt từ tháng 6. Đã có hơn 1 triệu người bị bắt giữ vì bị nghi ngờ là phần tử xấu hay phản động.

Công nhơn những xí nghiệp lớn ở Bắc Kinh không được phép rời khỏi thành phố trong thời gian đại hội. Du khách tới Bắc kinh, ai có cầm theo chai nước, bị bắt buộc phải uống một ngụm trước mặt công an để chứng tỏ đúng đó là nước uống chớ không phải chất nổ. Điều lạ vào những ngày trước đại hội đảng năm nay là không thấy có nhiều báo chí, đài phát thanh và TV cổ động rùm beng cho Xi như 2 kỳ trước? Vì Xi chắc ăn nên không cần dư luận ủng hộ hay do ảnh hưởng của phe cánh đối lập?

 

Đại hội XX sẽ chọn thay thế gần phân nửa số đảng viên tới tuổi nghỉ hưu (quá 68 tuổi). Trong số người mới này sẽ có bao nhiêu người trung thành với Xi? Việc này hệ trọng vì sẽ cho thấy mối tương quan lực lượng giữa các phe phái và Xi từ đó sẽ nắm được bao nhiêu khả năng lãnh đạo. Trong những phe phái không ủng hộ Xi, ít nhứt có hai phe thấy rõ: phe ở Thượng Hải của Giang Trạch Dân chủ trương cải cách sâu rộng kinh tế và cánh Thanh niên Cộng sản hô hào  « đảng phải trên lãnh tụ » trong lúc đó Xi nắm trọn đảng trong tay.

Cùng tới tuổi hưu trí, còn có Li  Keqiang, Thủ tướng, hiện 67 tuổi, sẽ về vườn sau Đại hội? Một khuôn mặt khả ái trước nhơn dân Tàu, có những suy nghĩ về kinh tế có giá trị cho tình trạng đình trệ hiện nay nhưng lại không phù hợp với đường lối của Xi, là một người cạnh tranh với Xi đã công khai xuất hiện hồi giữa tháng 5 rồi.

 

Riêng trong kỳ đại hội này, bà Sun Chunlan 72 tuổi đi hưu trí và không có người thay thế. Ban lãnh đạo sẽ gồm toàn đàn ông. Theo lý thuyết, nước Tàu cộng sản muốn mình là chế độ bình đẳng nhứt thế giới. Năm 1969, Mao đã không từng nói chính « đàn bà là những người nâng đỡ bầu Trời vì họ chiếm hơn phân nửa nhơn loại ? » Nên ngay sau khi vừa thành lập xong nước Tàu cộng sản năm 1949, đảng  đã lo xếp đặt sự bình đẳng nam/nữ trong đảng. Nhưng đảng cộng sản Tàu hiện nay chỉ có 8% phụ nữ.

 

Đại hội XX không chỉ là vấn đề nhơn sự lãnh đạo mà thôi. Ý hệ của đảng cũng quan trọng không kém. Như « Tư tưởng Xi vể chủ nghĩa xã hội theo cách Tàu của thời đại mới » (Theo Steve Tsang, Giám đốc China Institute de la School of Oriental and African Studies de l' Université de Londres). Cái tựa của Tư tưởng Xi quá dài làm mờ đi điểm quan trọng là tên Xi nên Đại hội cần phải thảo luận tìm cách rút ngắn lại. Vì tư tưởng Xi sẽ được đưa vào lịch sử Tàu « Tư tưởng Xi » hoặc « Tư tưởng Mác-xít Xi ». Nếu Đại hội đề nghị được cái tít đúng ý muốn của Xi và Đại hội thông qua thì Xi sẽ chánh thức được đưa vượt lên khỏi đảng. Điều này, theo Steve Tsang, không phải làm cho Xi trở thành một người mạnh của đảng mà là một người độc tài.

 

Tư tưởng Xi không gì khác hơn là theo « Lê-nin về chánh trị để giữ an ninh xã hội » (vì Lê-nin đã từng dạy « Biết áp dụng bạo lực triệt để thì chế độ không bao giờ sụp đổ »), theo « Mác để nắm kinh tế »« quốc gia cực đoan gây hấn trong đối ngoại».

 

Trong bài diễn văn khai mạc, Xi nhấn mạnh « an ninh xã hội là uu tiên của những uu tiên. Vấn đề an ninh cùng tầm quan trọng với sụ phát triển kinh tế. Chánh sách Zero-Covid là hoàn toàn đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của nhơn dân ». Nhưng đừng quên, mặt trái của Zero-Covid là nhằm kiểm soát toàn dân vì mọi di chuyển đều bị theo dõi qua công nghệ tin học (IT). Một sự vi phạm nhơn quyền trắng trợn. Muốn giữ được an ninh, đảng phải mạnh và Tổng Bí thư đảng phải nắm vững đảng trong tay. Toàn dân, toàn đảng phải đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo đảng của Xi vì « đoàn kết là sức mạnh » và « chiến thắng đòi hỏi sự thống nhứt ». Đại hội vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Tổng Bí thư rất lâu. Nhơn đó, Xi nhấn mạnh « Tàu thật sự là một cường quốc trên thế giới, ảnh hưởng của Tàu trên chánh trường quốc tế, sự thu hút và khả năng làm thay đổi thế giới của ta đã tăng đáng kể ».

 

Phần lớn của bài diễn văn dành nói về nội chính. Về đối ngoại, Xi quả quyết « chống lại mọi sự xâm lấn và chiến tranh lạnh ». Nhưng Xi lại không lên án Putin xâm lăng Ukraine. Vì chủ trương an ninh quốc gia là số 1 nên với Xi, « không có khoan nhượng ở biển Đông, về vấn đề Đài Loan và Hong Kong ».

 

Cuối tuần bế mạc Đại hội, Xi chánh thức là Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3 nhưng trong thâm tâm Xi sẽ làm mọi cách để giữ chức Tổng Bí thư đảng cộng sản Tàu suốt đời.

 

Những thách thức

 

Lớp trung luu ở Tàu từ ít lâu nay sống dưới áp lực kinh tế đình trệ trong lúc đời sống ngày thêm đắt đỏ, việc làm khó khăn, nhà đất mất giá, v.v... Chính lớp dân trung lưu từ lâu nay là hiện thân của « giấc mơ Tàu », tượng trưng cho nền kinh tế phát triển và Tàu là cường quốc thứ nhì trên thế giới. Là trụ cột chánh nâng đỡ Xi vững vàng. Nay xã hội Tàu đã biến chuyển sâu sắc và rất mau. Giới trung lưu có chừng từ 300 đến 700 triệu (đầu thế kỷ chỉ có 15 triệu) đã sống đời sống hoàn toàn mới, với đầy đủ tiện nghi hiện đại, thì nay trở thành từng lớp nghèo, xuống cấp thảm hại (Theo Louis Rocca, Xã hội học ở Sc-Po, Paris). Họ không thể ở trong khu phố phải như thế, con em phải học trường đó, ăn mặc đúng hiệu đó, đi xe hiệu… Song song, họ không thể tới nhà thương hay bác sĩ chữa bịnh và chữa bịnh cho gia đình.

 

« Giấc mơ Tàu » mới ngày nào đẹp đẽ thì nay bắt đầu rạn nứt do kinh tế suy sụp (tăng trưởng có 0, 4% trong đệ nhị cá nguyệt 2022, trọn năm cũng chỉ 2,3% theo Ngân hàng Thế giới), xung đột thương mại với Huê Kỳ, ảnh hưởng chiến tranh Ukraine, hạn hán và lũ lụt liên tiếp. Thanh niên ra trường không tìm được việc làm. Thất ngiệp lên tới 20%.

 

Trước viễn ảnh đen tối như vậy, thanh niên không còn thấy có quyền lợi gì nữa mà phục tùng hệ thống cạnh tranh trong sản xuất « 9 giờ sáng tới 9 giờ  tối và 6 ngày tuần » nữa. « Giấc mơ Tàu » được hiểu là thế hệ này sống khá hơn thế hệ đã qua. Nhưng nay, thực tế là thanh niên đang phải đối đầu với những giới hạn của giấc mơ ấy.

 

Trước Đại hội, Xi tuyên bố Tàu hiện là cường quốc, là mẫu mực cho thế giới theo nhưng có biết đâu uy tín của Xi đã mất 82% với Huê Kỳ, 87% với Nhựt,  80% với Đại Hàn, 86% với Úc, 74% với Đức và 68% với Pháp. Và các nước này từ lâu đã xa cách lần với Tàu do thấy Xi nuôi dưỡng tham vọng về thế giới quá lớn.

 

Xi luôn luôn áp dụng sát nguyên tắc tương quan lực lượng trong đối ngoại với chánh sách gây hấn, cả xung kích, đối nội cô lập mọi xu hướng cạnh tranh với Xi. Nắm Tổng Bí thư đảng là con đường dài, mỗi nhiệm kỳ 5 năm là kết quả một giai đoạn. Lịch sử cho thấy khi Tàu « ăn cơm » là thế giới đại loạn!

 

-- Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.