Hôm nay,  

Henry Kissinger: Hiện nay chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới

16/05/202209:38:00(Xem: 5625)
kiss
Ông Edward Luce phỏng vấn cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

 

 

Sau đây là bài biên tập về cuộc thảo luận giữa Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, và Edward Luce, Biên tập viên chuyên mục Hoa Kỳ của Financial Times, diễn ra vào ngày 7 tháng 5 tại Washington.

 

Financial Times: Đầu năm nay, chúng ta đã kỷ niệm 50 năm chuyến công du Trung Quốc của Nixon, Thông cáo Thượng Hải. Tất nhiên, ông là người tổ chức, người dàn dựng thỏa thuận Trung Quốc-Hoa Kỳ này. Và đó là một sự thay đổi lớn trong chiến tranh lạnh: ông tách rời Trung Quốc ra khỏi Nga. Nó mang cảm giác giống như như chúng ta đã xoay 180 độ. Và hiện nay, Nga và Trung Quốc đã trở lại trong một mối quan hệ rất chặt chẽ. Câu hỏi mở đầu của tôi cho ông là: chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc?

 

Henry Kissinger: Vào thời điểm mà chúng ta mở cửa với Trung Quốc, Nga là kẻ thù chính, nhưng các mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc cũng là tồi tệ như nó chỉ có thể. Quan điểm của chúng tôi khi mở cửa với Trung Quốc là thật không khôn ngoan, khi bạn có hai kẻ thù, đối xử với họ giống hệt nhau. Những gì tạo ra sự mở đầu là những căng thẳng mà nó phát triển một cách tự động giữa Nga và Trung Quốc. [Cựu nguyên thủ quốc gia Liên Xô Leonid] Brezhnev không thể quan niệm được rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể đến gần nhau. Nhưng Mao, bất chấp tất cả sự thù địch về ý thức hệ của mình, đã sẵn sàng để bắt đầu các cuộc thảo luận. Về nguyên tắc, liên minh [Trung Quốc-Nga] chống lại các lợi ích đặc biệt, hiện nay nó đã được thành hình. Nhưng đối với tôi, nó không như thể là một mối quan hệ vĩnh viễn trong nội tại.

 

FT: Tôi cho rằng đó sẽ là lợi ích địa chính trị của Mỹ để khuyến khích khoảng cách xa hơn giữa Nga và Trung Quốc. Điều này có sai không?

 

HK: Tình hình địa chính trị trên toàn cầu sẽ trải qua những thay đổi đáng kể sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc. Và đối với Trung Quốc và Nga không phải tự nhiên có  các lợi ích giống nhau về tất cả các vấn đề có thể tiên đoán được. Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra những bất đồng khả dĩ, nhưng tôi nghĩ các hoàn cảnh sẽ xảy ra.

 

Sau chiến tranh Ukraine, Nga sẽ phải đánh giá lại mối quan hệ của mình với châu Âu ở mức tối thiểu và thái độ chung đối với khối NATO. Tôi nghĩ rằng, thật không khôn ngoan khi đưa ra một thái độ đối nghịch với hai đối thủ theo cách thúc đẩy họ xích lại gần với nhau, và một khi chúng ta chấp nhân thực hiện nguyên tắc này trong các mối quan hệ của chúng ta với châu Âu và trong các cuộc thảo luận nội bộ của chúng ta, tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ đem lại các cơ hội mà trong đó chúng ta có thể áp dụng các phương cách khác biệt.

 

Điều đó không có nghĩa là, một trong hai nước sẽ trở thành bạn thân thiết của phương Tây, nó chỉ có nghĩa là, về các vấn đề cụ thể khi nó nổi lên, chúng ta bỏ ngỏ cách lựa chọn có một cách khác. Trong giai đoạn trước mắt, chúng ta không nên gộp Nga và Trung Quốc lại với nhau như một yếu tố không thể tách rời.

 

FT: Chính quyền Biden đang đóng khung các thách thức địa chính trị lớn của mình là chế độ dân chủ chống lại chế độ chuyên chế. Tôi nhận ra trong đó có một gợi ý ngầm rằng đây là khuôn khổ sai lạc?

 

HK: Chúng ta phải nhận thức được sự khác biệt của ý thức hệ và sự khác biệt về cách giải thích đang tồn tại. Chúng ta nên sử dụng ý thức này để áp dụng nó trong phân tích của riêng chúng ta về tầm quan trọng của vấn đề khi chúng phát sinh, thay vì biến nó thành vấn đề chính của sự đối đầu, trừ khi chúng ta sẵn sàng làm cho chế độ thay đổi mục tiêu chính của chính sách của chúng ta.

 

Tôi nghĩ rằng đứng trước sự phát triển của công nghệ, và sự hủy diệt to lớn của vũ khí hiện đang tồn tại, [tìm kiếm sự thay đổi chế độ] có thể được áp đặt lên chúng ta bởi sự thù địch của người khác, nhưng chúng ta nên tránh tạo ra vấn đề đó với thái độ của chính mình.

 

FT: Ông có thể có nhiều kinh nghiệm hơn bất kỳ người nào còn sống về cách xử lý một cuộc đối đầu giữa hai siêu cường vũ trang hạt nhân. Nhưng ngôn ngữ về hạt nhân ngày nay, vốn đang đến dày đặc và nhanh chóng từ [Tổng thống Nga Vladimir] Putin, từ những người thân cận, ông đặt nó ở đâu trong các điều kiện về mối đe dọa mà chúng ta đang đối mặt ngày nay?

 

HK: Chúng ta hiện đang phải đối mặt với các công nghệ mà sự trao đổi nhanh chóng, sự tinh tế của các phát minh, có thể tạo ra mức độ thảm họa thậm chí không thể nào tưởng tượng được. Và khía cạnh kỳ lạ của tình hình hiện tại là các vũ khí đang gia tăng lên ở cả hai bên và sự tinh vi của chúng đang tăng lên hằng năm. Nhưng hầu như không có cuộc thảo luận mang tầm vóc quốc tế nào về những gì sẽ xảy ra nếu các vũ khí thực sự được sử dụng. Dù anh theo phe nào đi nữa, lời kêu gọi của tôi nói chung là chúng ta hiểu rằng, chúng ta hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới, và chúng ta đã thoát khỏi với việc lơ là khía cạnh đó. Nhưng khi công nghệ lan rộng khắp thế giới, như vốn đã có trong bản chất của vấn đề, ngoại giao và chiến tranh sẽ cần một nội dung khác và đó sẽ là một thách thức.

 

FT: Ông đã gặp Putin từ 20 cho đến 25 lần. Học thuyết hạt nhân quân sự của Nga là họ sẽ đáp trả bằng các vũ khí hạt nhân nếu họ cảm thấy chế độ đang bị đe dọa sinh tồn. Ông nghĩ là lằn ranh đỏ của Putin đang ở đâu trong tình huống này?

 

HK: Tôi đã gặp Putin khi còn là sinh viên về các vấn đề quốc tế khoảng một lần một năm trong khoảng thời gian có thể là 15 năm cho các cuộc thảo luận chiến lược thuần túy học thuật. Tôi nghĩ rằng niềm tin cơ bản của Putin là một loại niềm tin thần bí trong lịch sử Nga và Putin cảm thấy bị xúc phạm, theo nghĩa đó, không phải bởi bất cứ điều gì chúng ta đã làm một cách đặc biệt lúc đầu, mà bởi khoảng cách lớn lao này mở ra với châu Âu và phương Đông.

 

Putin cảm thấy bị xúc phạm và đe dọa vì Nga bị đe dọa bởi việc khối NATO thu tóm toàn bộ khu vực này. Điều này không bào chữa và tôi sẽ không dự đoán về một cuộc tấn công có tầm quan trọng của việc chiếm lấy một quốc gia được công nhận.

 

Tôi nghĩ rằng, Putin đã tính sai về tình hình mà ông ấy phải đối mặt trên trường quốc tế và rõ ràng ông ấy đã tính toán sai khả năng của Nga để duy trì một công nghiệp chủ yếu như vậy – và khi thời điểm để giải quyết đến, tất cả cần phải xem xét rằng chúng ta sẽ không quay trở lại mối quan hệ trước đó, mà là một vị thế cho Nga sẽ khác vì tình hình này – và không phải vì chúng ta đòi hỏi nó mà vì họ đã tạo ra nó.

 

FT: Ông có nghĩ rằng, Putin đang nhận được thông tin chính xác và nếu như Putin  không có được như vy, thì chúng ta nên chuẩn bị gì cho những tính toán sai lầm tiếp theo không?

 

HK: Trong tất cả những cuộc khủng hoảng này, người ta phải cố hiểu ranh giới đỏ bên trong là gì đối với số người chống đối. Câu hỏi rõ ràng là sự leo thang này sẽ tiếp tục trong bao lâu và có phạm vi leo thang hơn nữa là bao nhiêu?

 

Hoặc Putin đã đạt đến giới hạn khả năng của mình, và ông phải quyết định tại thời điểm nào leo thang chiến tranh sẽ làm căng thẳng xã hội của mình đến một điểm mà sẽ hạn chế khả năng thích ứng để thực hiện chính sách quốc tế như một cường quốc trong tương lai.

 

Tôi không có phán xét khi Putin đến thời điểm đó. Khi đạt đến điểm đó, Putin sẽ leo thang bằng cách chuyển sang một loại vũ khí mà trong 70 năm tồn tại của chúng chưa bao giờ được sử dụng?

 

Nếu ranh giới đó bị vượt qua, đó sẽ là một biến cố cực kỳ quan trọng. Bởi vì chúng ta đã không vượt qua trong toàn cầu những gì các đường phân chia tiếp theo sẽ là. Theo ý kiến của tôi, một điều mà chúng ta không thể làm là chỉ chấp nhận nó.

 

FT: Ông đã gặp [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình nhiều lần và những người tiền nhiệm của ông Bình, ông biết rõ Trung Quốc. Trung Quốc rút ra bài học gì từ việc này?

 

HK: Tôi nghi ngờ rằng, bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào bây giờ sẽ suy nghĩ về cách tránh rơi vào trong một tình huống mà Putin đã tự mình dính líu, và làm thế nào để họ ở một vị thế mà trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có thể phát sinh, họ sẽ không có việc đa số các nước trên thế giới quay lưng lại với họ.

 

Edward Luce

James Politi biên tập

Đỗ Kim Thêm biên dịch

 

Nguồn: Financial Times

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gạo là lương thực chính yếu cho phân nửa nhân loại, nhưng các nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết tại chỗ nên chỉ còn một tỷ lệ nhỏ được buôn bán ra thị trường quốc tế
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ thấy rằng nhìn nhận sự tác hại của chất Dioxin quân đội Hoa Kỳ đã dùng trong chiến tranh là một thái độ hòa giải với nhân dân
Ai cũng biết Việt Nam không có dân chủ. Khác với chế độ độc tài của Saddam Hussein, chế độ độc tài của Việt Nam là chế độ Cộng sản mà chính quyền Mỹ đã từng nhắc nhở chúng ta
Tuần qua, dư luận chống Bush được tăng viện với lời phát biểu của Tướng Colin Powell. Viên Ngoại trưởng cũ của ông Bush nói rằng Iraq bị nội chiến về thực tế, và lời phát biểu của ông
Vừa nghe tiếng điện thoại reo lên trong đêm, phá tan bầu không khí yên lặng của bầu trời đêm Hà Nội một ngày đầu đông... tôi vội vàng nhấc máy. Đầu dây tiếng lập cập quen thuộc - vì ngôn ngữ
Trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam phấn khởi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) và hoan hỷ hoàn tất tốt Hội nghị APEC thì cán bộ, đảng viên lại
Sự đắc cử của Giám Sát Viên Quận Cam Lou Correa vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang đã tạo cơ hội hiếm có cho một ứng cử viên gốc Việt có thể đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam
Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt
Thể theo lời yêu cầu của một số đông học viên, tác giả xin mượn trang báo này để trình bày một cách chi tiết về hệ thống máy chụp hình, được dựng lên tại nhiều ngã tư với mục đích chụp
Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.