Hôm nay,  

Chúc Mừng Thư Quán Bản Thảo Hai Mươi Tuổi

21/10/202113:51:00(Xem: 2084)

Nguyet Mai

 

       Thời gian như ngựa chạy tên bay. Thoáng chốc, TQBT đã hai mươi tuổi. Chẳng thể ngờ! Những người chủ trương dù lúc ban đầu đang ngấp nghé ở tuổi hưu xứ Mỹ nhưng vẫn còn mạnh tay khỏe chân, đầu óc, trái tim còn nồng nàn chữ nghĩa. Nay cộng thêm hai mươi năm, nghĩa là hai mươi lần sức lực đã giảm, đi đứng đã phải cần đến cái chân thứ ba, cộng thêm bệnh tật thời “máy móc rệu rạo” hoành hành. Họ chỉ còn lại trái tim mạnh mẽ với tình yêu văn chương và một tình bạn keo sơn, gắn bó. Văn chương thật diệu kỳ và thật đẹp biết bao!

 

       Điển hình trong suốt ba ngày của tháng 7 năm nay, từ ngày 14 đến ngày 16, “nhóm Doãn Dân” gồm mười người từ những tiểu bang xa xôi đã cùng tụ họp đến nhà anh Trần Hoài Thư mang thêm sinh khí, tiếng nói cười nồng ấm cho ngôi nhà đã từ lâu hiu quạnh vì vắng bóng hiền nội của anh hiện trú ngụ trong nursing home. Họ đã giúp vệ sinh nhà cửa, vừa nói chuyện văn thơ: về nhà văn Doãn Dân, về những lần làm báo, đi sưu tập ở thư viện các Đại học Cornell và Yale của Hoa Kỳ, ... Ba ngày ấy đã được chị Doãn Cẩm Liên – con gái nhà văn Doãn Quốc Sỹ – ghi lại trong bài Thư Quán Bản Thảo và Trần Hoài Thư “Lì” đi trên số TQBT 94, tháng 8/2021:

... ba ngày dường như dài vô tận, với tràn trề âm thanh vui, với dư thừa màu xanh tưng bừng. Chúng tôi nói cười ròn tan, đọc thơ nói thơ, kẻ tung người hứng. Ai nấy đều vui vì có nhau. 

 

Ba ngày khó quên


Cháu hỏi số 46

Chủ đề về Doãn Dân

Chú nói chú không còn

Nhưng sẽ in cho cháu

Thế rồi hai chú cháu

Cùng nhau xuống căn hầm

Cháu xếp giấy xếp trang

Chú dán bìa dán gáy…

     

       Cũng từ chuyến viếng thăm này, anh Nguyễn Đình Hiếu, một kiến trúc sư – con rể của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đã giúp anh thực hiện cuốn “Trần Hoài Thư - Thơ Tuyển Toàn Tập” [1] lộng lẫy và sang trọng từ nội dung đến hình thức đi kèm một bookmark do chính anh Hiếu sáng tác cũng thật tuyệt vời.

 

       Nhà văn Phạm Văn Nhàn, người bạn đồng hành với anh trong bao nhiêu năm nay, là người giới thiệu với thân hữu về cuốn thơ này. Chi phiếu giúp trang trải in ấn và bưu phí sẽ gửi thẳng đến anh Trần Hoài Thư. Email gửi đi, ai cũng muốn sở hữu một cuốn. Anh Hai Trầu Lương Thư Trung lên tiếng trước: “Và để cho tiện và đỡ tốn công, anh Thư có thể gởi sách chung với địa chỉ anh Nhàn, tôi sẽ ghé anh Nhàn nhận sách luôn cũng được”. Tiếp đến, anh Trần Bang Thạch nảy ra ý kiến ăn mừng rất hay: “Tui cũng vậy nhen. Gởi chung về nhà PVN. Tụi tui ghé lấy. Sẵn nói với anh Hai Trầu, PVN & các bạn Houston: Sao mình không nhân ngày nhận sách tại nhà PVN rồi mình đi cà phê cụng ly xây chừng mừng thơ THT luôn. Đáng ăn mừng lắm chớ?”

 

       Sách về. Thế là hôm qua, thứ bảy 18/9/2021, hai anh Phạm Văn Nhàn và Tô Thẩm Huy cùng các anh chị Phan Xuân Sinh, Phạm Quang Tân, Túy Hà, các anh Lương Thư Trung, Trần Bang Thạch, Cái Trọng Ty, Bùi Hữu Vừa, Phạm Tương Như, anh Lãm – phu quân của chị Lê Thị Hoài Niệm, Đặng Toản... đã hẹn nhau ra quán cà phê La Madeleine (Houston, Texas) để nhận và chúc mừng tác phẩm mới này của anh Trần Hoài Thư. Những hình ảnh do anh Hai Trầu chụp gửi cho xem thật cảm động. Có cà phê và cả face-time với anh Trần Hoài Thư từ New Jersey và anh Nguyễn Lệ Uyên từ Tuy Hòa. (Cũng nói thêm, những ngày gần đây, anh THT đã không được khỏe lắm, có lúc mệt thở không ra hơi, giọng nói rất nhỏ thì thào... nhưng vì đang rất vui, nên anh đã face-time được với các anh chị ở Houston). Và có cả rượu champagne chúc mừng cuốn “Trần Hoài Thư - Thơ Tuyển Toàn Tập” nữa. Thật vui hết biết! 


      Anh Trần Hoài Thư như “người đi trên mây”: Tôi cảm thấy tôi là người hạnh phúc hơn ai hết. Lan can gỗ giúp tôi vịn lên xuống thang hầm, nhưng lan can tình bằng hữu văn chương giúp đôi chân tôi mạnh hơn, vững chắc hơn...  



blank

Cùng nâng ly chúc mừng Thơ Tuyển Toàn Tập Trần Hoài Thư

(Ảnh: Hai Trầu, 18.9.2021)

 

       Điều làm tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh hơn hết là ý chí và niềm đam mê văn chương của anh rất mạnh mẽ. Stroke thì mặc stroke, anh ráng tự tập luyện bàn tay và trí óc bằng cách gõ những bài văn thơ trên phím chữ của máy vi tính thay vì những cách tập therapy thông thường mà các bác sĩ và y tá ở bệnh viện yêu cầu. Tôi đã rất mừng vui khi cuốn sách “Hôm nay đi chùa Hương” của Mai Thảo do anh tự sưu tập và đánh máy đã có rất ít lỗi so với trước đây. Cũng nên ghi điểm ở chỗ này cho Bác sĩ Trần Quí Thoại, con trai anh, người đã luôn khuyến khích, nâng đỡ tinh thần cho anh đặc biệt trong thời gian này. Tôi chưa từng được gặp hay liên lạc, nhưng luôn nghĩ đây là một bác sĩ rất giỏi. Vì sau cơn stroke quật anh từ tháng 6/2020, những tưởng TQBT phải chấm dứt cuộc hành trình sau 18 năm liên tục bên bạn đọc, anh đã định rao bán tất cả máy móc dành cho việc in ấn. Nhưng Thoại không cho. “Ba cứ để đó, chừng nào khỏe, Ba lại tiếp tục làm...” Và còn đi mua thêm mấy thùng giấy “để Ba in sách”. Bác sĩ bệnh viện khuyên không nên lái xe, nhưng anh vẫn tự tập để khi cần có thể lái gần trong thành phố như đi chợ, ra tiệm lấy thuốc, hoặc đi bưu điện gởi báo hay đến nursing home thăm chị Yến... khỏi phải lệ thuộc vào con quá nhiều:

 

Nửa năm, xe ụ driveway

Không đột quỵ mà nằm ngày nằm đêm

Nửa năm không tiếng máy êm

Buồn người trong vách buồn lên cõi ngoài

 

Nửa năm thời gian quá dài

Tôi xa xe, xe xa người, cả hai

Giờ đây, tôi liều mạng cùi

Không cho, tôi tự cho tôi một lần

 

(Lái xe trong thời hậu stroke – Trần Hoài Thư - Thơ Tuyển Toàn Tập)

 

       Sức làm việc của anh thật đáng nể. Sau số TQBT 86 phát hành vào tháng 10/2019, trong bài viết “Chúc Mừng Thư Quán Bản Thảo 18 năm cùng bạn đọc” [2], tôi đã ghi lại tất cả các số TQBT từ đầu. Nay lấy dấu mốc đó, tôi xin kê tiếp ra đây, đặc biệt để thấy thời kỳ hậu stroke, TQBT phát hành liên tục, hầu như hai hoặc ba tháng một lần, và lại còn thêm những ấn bản đặc biệt:

 

- số 87 – tháng 12/2019

Chủ đề: ĐINH CƯỜNG và BÍCH KHÊ

Giới thiệu tạp chí VĂN HÓA Á CHÂU

 

- số 88 – tháng 2/2020

Chủ đề: TƯỞNG NHỚ NGUYỄN NAM CHÂU (1929 – 2005)

 

- số 89 – tháng 6/2020

Chủ đề: THƠ VĂN MÙA ĐẠI DỊCH

 

- số 90 – tháng 10/2020

CẢM TẠ VĂN CHƯƠNG

Hồi ức của TRẦN HOÀI THƯ

 

- số 91 – tháng 1/2021

Chủ đề: ĐẦU XUÂN LỘC MỚI

giới thiệu Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan

 

- số 92 – tháng 3/2021

Chủ đề: TUYỂN TẬP THƠ VĂN

 

- số 93 – tháng 6/2021

Chủ đề: HẠNH PHÚC và KHỔ NẠN

 

- số 94 – tháng 8/2021

Chủ đề: VIẾT VỀ VĂN CHƯƠNG THỜI CHIẾN

Văn liệu sưu tập đặc biệt: Phan Trước Viên và những viên đạn oan nghiệt

 

- số 95 – tháng 10/2021

Chủ đề: TẠP CHÍ CHÍNH VĂN

 

Và những ấn bản đặc biệt:

 

1. BÃO – tháng 6/2020

Hợp tuyển thơ văn của Trần Hoài Thư

Tuyển chọn những bài đã đăng trên blog Trần Hoài Thư

 

2. MAI THẢO – BÀI VIẾT Ở TRANG CUỐI - tháng 5/2021

Sưu tập 32 bài tùy bút của Mai Thảo 

trên tuần báo Khởi Hành từ năm 1969 đến 1971

 

3. MƯỜI TÁC GIẢ: RONG CHƠI CHỮ NGHĨA CÙNG PHẠM VĂN NHÀN – tháng 6/2021

 

4. HÔM NAY ĐI CHÙA HƯƠNG – tháng 9/2021

Góp nhặt những Hạt Vàng của Mai Thảo 

trên tạp chí Nghệ Thuật & Vấn Đề

 

       Chưa kể anh đã sưu tầm và thực hiện flipbook đưa lên blog phần lớn các tạp chí phát hành tại miền Nam trước năm 1975. Gần đây là nguyệt san Tiền Phong (do Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH ấn hành được phổ biến sâu rộng trong hàng ngũ sĩ quan QLVNCH) và các tạp chí Chính Văn, Văn Hữu...

 

Như một kẻ tật nguyền còn yêu cuộc đời

Vào những ngày của tuổi già còn lại

Tôi trì cán dao

Tôi dán keo vào gáy sách

Tôi layout từng bài

Tôi xếp trang

Làm bìa

insert bốn phụ bản màu

Bởi tôi yêu chữ nghĩa

Bởi đó là linh dược giúp tôi quên đi

Nếu không tôi sẽ điên

Vâng, đời tôi bây giờ đã khánh tận

Tôi không còn cách để đút từng muỗng cơm vào miệng em

Tôi cũng không còn cách để làm em vui mỗi ngày

Tôi nói bao lần vĩnh biệt

Nhưng ước ao lái xe về nhà dưỡng lão

để thấy một người thân yêu khổ nạn

Thêm một số báo nữa ra đời

chứng tỏ rằng tôi không bỏ cuộc

Tuần đến là Spring Break rồi

Tôi đón chào mùa xuân

bằng một đứa con lộng lẫy

 

(Đã phát hành TQBT số 92, tháng 3/2021 - Trần Hoài Thư)

 

       Nhân dịp Thư Quán Bản Thảo tròn 20 tuổi và đang bước vào năm thứ 21, em cầu chúc hai anh Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn được luôn mọi điều lành, sức khỏe khá hơn. Để tiếp tục là người nối nhịp cầu cho thế hệ chúng em và những thế hệ sau biết được văn chương miền Nam đã có một thời kỳ vàng son rất đẹp, rất nhân bản. Nhờ vậy, lớp trẻ hiểu được thêm về cuộc chiến đã qua để từ đó họ sẽ có cái nhìn đúng đắn, chân xác hơn, nhất là trong tình trạng thông tin một chiều dễ bị bóp méo và bôi nhọ. Để TQBT vẫn còn là mái nhà ấm cúng sẻ chia cùng anh em những văn chương và những tình bằng hữu rất hiếm quý mà không tiền bạc nào có thể mua được.

 

Trần Thị Nguyệt Mai

11.9.2021 – 20.9.2021 

 

 

Tham khảo:

[1] https://tranhoaithu42.com/2021/09/10/tran-hoai-thu-tho-tuyen-toan-tap/

 

[2] https://www.dutule.com/a9402/tran-thi-nguyet-mai-chuc-mung-thu-quan-ban-thao-18-nam-cung-ban-doc

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.