Hôm nay,  

Thư Gửi Mẹ

06/05/202117:09:00(Xem: 4885)


Kính thưa mẹ,


Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người. 


Mẹ ơi, công sanh thành dưỡng dục của mẹ mỗi khi nhắc đến là con không thể nào quên được kỷ niệm mẹ kể về những ngày con còn là đứa trẻ khó nuôi, khó dạy.  Câu ca dao "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", lời mẹ ru con thuở nào, vẫn cứ vang vọng trong con mãi hoài dù tóc con hôm nay đã điểm màu sương gió.


Hình hài khỏe mạnh và trí óc trưởng thành của con hôm nay có dòng sữa thơm mát của mẹ ngày nào.  Giá mà ngày con còn đỏ hỏn, con biết mẹ đã khổ cực thức trắng đêm trường vì chứng khóc hoài không nín của con thì con sẽ ngủ yên trong lời ru “ầu ơ dí dầu” của mẹ.  Giá mà ngày con còn được mẹ dỗ dành bú mớm, con biết mẹ đã mím chặt môi chịu hết những vết cắn làm đầu vú của mẹ rướm máu thì con thà chịu cơn khát sữa. 


Mẹ ơi, nhờ tình thương bao la như trời bể của mẹ mà con lớn lên thành người, biết nghĩ suy và biết cảm thông.  Con biết ngày nào còn được nhìn thấy mẹ khỏe mạnh, bình an là ngày đó con còn được diễm phúc trong đời.  Con muốn kể cho mẹ một việc nhỏ mà con của mẹ đã làm cùng với những người bạn của con và con biết là mẹ sẽ mỉm cười khi biết con của mẹ nhớ và làm theo lời mẹ dạy: “sống biết yêu thương và san sẻ”.


Tháng trước con cùng hai người bạn của con có đến thăm Hội Ung Thư Việt Mỹ để bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với những hoạt động giúp ngăn ngừa ung thư, nâng cao phẩm chất cuộc sống và cứu mạng sống thông qua việc phổ biến tin tức, tài liệu, nghiên cứu và tranh đấu quyền lợi cho bệnh nhân ung thư và phục vụ cộng đồng của tổ chức này.  


Hiện nay Hội Ung Thư Việt Mỹ đang kết hợp với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine để thực hiện chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ (CANVAS - Cancer Navigation For Vietnamese Americans), được tài trợ bởi Chương trình nghiên cứu về ung thư vú của tiểu bang California (California Breast Cancer Research Program).  Ban nghiên cứu của CANVAS gồm có Thạc sĩ Becky Nguyễn, giám đốc điều hành Hội Ung Thư Việt Mỹ, Giáo sư Tiến sĩ Sora Tanjasiri (trường đại học UC Irvine), Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tú Uyên (trường đại học Cal State Fullerton) và Bác sĩ tâm lý Suzie Xuyến Đông Matsuda. Người cố vấn của chương trình nghiên cứu này là bác sĩ chuyên khoa ung thư vú Nguyễn Bích Liên, cũng là người đồng sáng lập và chủ tịch Hội Ung Thư Việt Mỹ.


Mẹ có biết ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ người Việt nhưng thông tin về những trải nghiệm của những người mắc bệnh này lại rất ít.  Vì vậy, Hội Ung Thư Việt Mỹ khuyến khích những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng 12 tháng vừa qua tham gia vào chương trình CANVAS để giúp Hội hiểu thêm về những khó khăn về mặt tâm lý, ngôn ngữ cũng như nhu cầu được giúp đỡ trong quá trình điều trị.


Con chú ý đến chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ bởi dòng sữa mà cơ thể của mẹ đã chắt chiu dồn hết dưỡng chất để nuôi con từ ngày còn tấm bé vẫn dạt dào luân chuyển trong cơ thể của con. Kỷ niệm về những vết cắn của hài nhi chưa nhận thức được mình đã làm mẹ đau thốn tận tim gan đã thôi thúc con ráng sống nên người để mẹ được vui lòng.  Con mong ước những đứa trẻ lớn lên từ bầu sữa mẹ, đừng vô tình làm đầu vú của mẹ mình rướm máu như con đã làm.  Con mong ước những người mẹ sớm hôm tần tảo nuôi những đứa con nên người không một ai trải qua ốm đau bệnh tật.


Con chưa một lần tỏ bày với mẹ điều con muốn được nói với mẹ từ lâu: "Con thương mẹ nhiều lắm và con xin lỗi mẹ vì những vết cắn làm cơ thể mẹ đau buốt. Dù con biết mẹ chẳng bao giờ giận con vì bất cứ điều gì, con vẫn muốn nói lời tạ lỗi với mẹ vì những cơn đau xé ruột xé gan mà mẹ đã chịu từ lúc con lọt lòng mẹ, rồi những vết cắn của con làm cơ thể mẹ chịu đau, rồi biết bao âu lo nhọc nhằn suốt mấy chục năm qua và cho đến tận hôm nay khi mẹ đã đến tuổi xế chiều. Con làm sao có thể đáp đền tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ.”


Món quà con muốn dành tặng cho mẹ nhân Ngày của Mẹ năm nay là lá thư gửi mẹ cùng ước nguyện cho chương trình giúp đỡ và hướng dẫn bệnh ung thư vú dành cho người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ của Hội Ung Thư Việt Mỹ được thành công.  Chương trình này cần sự tham gia của những phụ nữ người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong vòng một năm qua bằng cách trả lời những câu hỏi với thông tin cá nhân hoàn toàn được giữ kín. 


Kết quả của chương trình CANVAS sau khi có đủ số người tham gia sẽ có thể giúp đưa đến những nghiên cứu quy mô hơn với mục đích hiểu rõ các vấn đề mà các bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ đang trải qua, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về những chính sách y tế hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú người Việt tại Hoa Kỳ.  Nếu được như vậy thì những những người mẹ không may bị mắc căn bệnh ung thư vú sẽ có được nhiều sự giúp đỡ hơn trong quá trình điều trị. 


Con xin mẹ cho con được chia sẻ lá thư này cùng với kỷ niệm về tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ đến với nhiều người chung quanh để những đứa con như con sẽ tiếp tục kể thêm về những kỷ niệm về mẹ của mình, và để thông tin về chương trình nghiên cứu CANVAS của Hội Ung Thư Việt Mỹ cùng với hai trường đại học Cal State Fullerton và University of California Irvine được phổ biến khắp nơi tại Hoa Kỳ.


Con thương mẹ,


Tâm Nguyên

(California, tháng 5 năm 2021)


Chuong trinh CANVAS - Hoi Ung Thu Viet My
Vào năm 1998, một nhóm những người sống sót sau ung thư và các bác sĩ tại địa phương đã thành lập Hội Ung Thư Việt Mỹ (VACF - Vietnamese American Cancer Foundation) với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong cao do ung thư trong cộng đồng người Việt. Đến năm 2002, Hội Ung Thư Việt Mỹ được chính thức công nhận là một tổ chức phi lợi nhuận theo thể chế 501(c)(3).  


*** Liên Lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ ***

714.751.5805 - www.vacf.org - [email protected]

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.